Đổi lại là những trải nghiệm tuyệt vời, những ấn tượng mạnh mẽ, những phát hiện lý thú về văn hóa Hồi giáo. Iran là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có 13 di sản văn hóa thế giới, là nước xếp thứ 2 về sản xuất dầu trong OPEC (sau Ả Rập Xê Út), về trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (sau Nga). Bên cạnh các lâu đài tráng lệ cổ kính là những thánh đường nguy nga, lộng lẫy; là thiên nhiên tươi đẹp với nhiều dấu tích của con đường tơ lụa. Có đồng bằng, đồi núi, hang động, sông hồ, cao nguyên, sa mạc cát và cả sa mạc muối… Là nơi giao thoa và tổng hòa khí hậu cũng như nền văn minh Âu - Á. Người Iran da trắng, mũi cao. Đàn ông thường có râu quai nón, phụ nữ thì hay trùm khăn “Tchadour” che hết tóc và cổ; chiều cao thuộc loại nhất nhì châu Á.
Thủ đô Tehran, nổi bật với tháp truyền hình Milad cao 435m, kết cấu bởi hơn 25.000 tấn thép, được xây dựng từ 1977 - 2008, bất chấp sự cấm vận của phương Tây. Tháp Milad nằm trong tổ hợp gồm khách sạn 5 sao rộng hơn 5 ha, trung tâm thương mại thế giới 4 ha, trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế, trung tâm công nghệ thông tin... Trong tháp có nhà hàng xoay - nơi du khách vừa thưởng thức ẩm thực, vừa tha hồ ngắm nhìn thủ đô xinh đẹp. Các bảo tàng ở Tehran, ngoài kiến trúc độc đáo, còn có những viên ngọc trai, những viên kim cương lớn nhất thế giới, cùng nhiều đồ trang sức quốc gia và nhiều báu vật Hồi giáo. Tehran là thành phố mới hơn 200 tuổi (1795), mang dáng dấp châu Âu. Mỗi khu vực có phong cách riêng. Đại lộ Fali Qars (trước 1979 gọi là đại lộ Bahlawi - quốc vương thời đó), chạy xuyên thủ đô, từ nam lên bắc. Khu nam là các trung tâm thương mại, bảo tàng, dinh thự... Khu bắc tập trung các sứ quán, các cửa hàng kinh doanh cao cấp, các cao ốc… nơi sinh sống của tầng lớp trí thức và văn nghệ sĩ. Tehran có hơn 2 triệu xe hơi. Ô tô, xe máy chạy loạn xạ. Xe nào cũng có thể chở khách để kiếm tiền. Chợ Lớn ở Teheran, như một thành phố nhỏ, được xem là trái tim thủ đô, chiếm tới gần 1/3 lưu lượng thương mại cả nước. Chợ chia thành nhiều khu vực với những ngành hàng riêng biệt. Có ngành, các chuỗi cửa hàng dài hơn 10 km! Trung tâm là giáo đường lớn để tín đồ cầu nguyện hằng ngày. Thứ sáu là ngày cầu nguyện chính và là ngày nghỉ cuối tuần. Hiện nay, hàng Trung Quốc giá rẻ - chất lượng kém tràn ngập các chợ Iran gây không ít tác hại đến môi trường và cả phong tục truyền thống, nên nhiều người Iran gọi đó là “Tai nạn toàn cầu”.
Làng đá Kandovan nằm gần thành phố Osku và Tabri (tây bắc Iran). Ngôi làng kỳ bí, nhìn xa cứ ngỡ đó là nơi ở của yêu tinh hay phù thủy. Tương truyền, đây là nơi ẩn náu của người dân Ba Tư trốn chạy quân Mông Cổ cách đây hơn 700 năm. Họ đục khoét các khối sa thạch hình chóp lởm chởm thành nhà ở. Có cửa, bếp, phòng khách, phòng ngủ, chuồng gia súc, cầu thang... Nhìn qua tưởng giống nhau nhưng đều khác biệt, ngộ nghĩnh, giản dị mà đủ tiện nghi. Có cả khách sạn Kandovan Tourism Cliff 5 sao và nhiều
homestay, tùy theo túi tiền... Bên dòng sông thơ mộng, giữa những cánh đồng xanh mướt và vườn cây trĩu quả, đột ngột hiện ra ngôi làng độc đáo. So với Kandovan, lâu đài Nhền nhện ở Đà Lạt chỉ như cái móng tay trên thân thể một con người. Đến Kandovan như lạc vào cổ tích, nhà cửa thì kỳ dị nhưng con người rất đỗi dễ thương. Nhà nào cũng hình tháp nhọn, từ hai đến bốn tầng, cửa chính hướng nam, hệ thống thông gió rất tuyệt… Làng nép mình bên núi Sahand và dòng suối khoáng nóng tự nhiên, chữa bệnh sỏi thận và phục hồi sức khỏe rất tốt.
Thành phố Bam thuộc tỉnh Kerman - một di sản văn hóa thế giới, được khởi dựng từ thời Sassanid cách đây 2.500 năm. Ngoài thành cổ còn có đền Zoroastrian (xây dựng từ thế kỷ VI trước Công nguyên); thánh đường Thứ Sáu (thế kỷ VII); khu lăng mộ Mirza Naeem (thế kỷ XVI)... Vật liệu xây dựng ở Bam là gạch, đất sét trộn rơm cùng các thứ tận dụng từ cây chà là và cọ. Bam có diện tích 6 km2, có thành lũy bao bọc và 38 tháp canh khổng lồ. Đây là quần thể xây dựng từ những vật liệu giản đơn lớn nhất thế giới. Có người gọi đó là thành phố đất nền, thành phố màu nâu, thanh bình và dân dã. Trận động đất năm 2003 đã tàn phá nặng nề phố cổ, làm hơn 30.000 người thiệt mạng. Chính phủ Iran và UNESCO đã hết sức nỗ lực khắc phục nhưng không thể phục dựng như trước đây. Còn di tích Sheikh Safi - DSVHTG là quần thể kiệt tác về điêu khắc và nghệ thuật Hồi giáo, nơi hiếm hoi còn lưu giữ được những nét tổng hòa của văn hóa Hồi giáo, với nhiều đặc trưng thời Trung cổ.
Cố đô Persepolis cũng là di sản văn hóa thế giới - là thủ đô, thuộc triều đại thứ 2 đế chế Ba Tư, xây dựng cách đây hơn 2.600 năm. Cố đô có nhiều công trình nguy nga, bề thế và tinh xảo bằng đá. Nổi bật hơn cả là cung điện Apadana dài 460m, rộng 300m, xây dựng năm 515 trước Công nguyên. Cố đô một thời oanh liệt giờ chỉ còn sót lại những cột đá ngạo nghễ, thách thức thời gian, những trụ đá cổng chào chạm khắc sắc sảo, những bức tường điêu khắc sống động… Iran còn có nhiều di sản văn hóa thế giới đáng kinh ngạc như: quảng trường Naglish I Jahan - một trong những quảng trường lớn nhất thế giới, xây dựng từ thế kỷ XVI. Hệ thống tưới tiêu ở Shushtar - công trình thoát nước độc đáo, xây dựng cách đây hơn 2.500 năm. Khu chợ cổ Tabriz trên con đường tơ lụa - một thời là kinh đô của đế chế Safavid và Ottoman hùng mạnh… Tất cả đều thể hiện sự sáng tạo phi thường của con người.
Người Iran thích ăn uống tại gia đình, kể cả dịp tết lễ. Các món ăn thường trộn nhiều nguyên liệu và đủ thứ gia vị. Cơm là món ăn chính gồm nhiều loại như cơm Nàng Hương, nấu từ gạo thơm Barenj; cơm Polo hấp cách thủy, trộn thêm rau, củ, thịt, cá…; cơm Damy, cơm Katech. Cơm trắng thì gọi là Chelo ăn với thịt nướng Kabab và gà quay Morgh. Canh Khoresh nấu với thịt, đặc như cháo. Canh chua ngọt có hơn chục loại khác nhau. Bánh mì có hơn 40 thứ, màu từ trắng đến sẫm, từ mềm dai đến giòn cứng. Cả mùi vị và hình dáng cũng khác nhau... Trà là thức uống phổ thông ở đây, thường là trà đen và cách uống không giống ai: Ngậm cục đường vào miệng rồi nhấp từng ngụm trà. Luật pháp Iran cấm uống rượu bia và ăn thịt heo. Họ thích ăn hoa quả, rau củ, uống nước trái cây, ít ăn đồ dầu mỡ và không uống rượu vì có hại cho sức khỏe và kích thích dục vọng, lòng tham. Không như ở VN, nam - phụ - lão - ấu, sáng - trưa - chiều - tối đều... nhậu được.
Điện ảnh Iran từ những năm 1990 đã gây chấn động các liên hoan phim quốc tế. Sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979, nhiều rạp hát bị đốt cháy vì “đó là công cụ tuyên truyền của phương Tây”. Chỉ hơn 10 năm sau, dù bị phương Tây cấm vận, kinh phí eo hẹp, máy móc lạc hậu, khó khăn trăm bề nhưng điện ảnh Iran đã làm nên phép lạ. Từ những việc giản đơn, đời thường nhưng lên phim trở thành vấn đề sâu sắc, triết lý, hấp dẫn người xem. Thiết nghĩ chúng ta chẳng cần đi xa tới Hollywood, qua Tehran xem Iran làm phim mà học tập hoặc mời họ qua dạy cho mình cũng là một cách hay.
Iran chưa giàu nhưng thân thiện và rất sùng đạo. Không trộm cắp, không rượu chè cờ bạc, thay vào đó là các hoạt động dã ngoại, thể thao, mạo hiểm, thiện nguyện… Được sự giúp đỡ của Sứ quán VN tại Iran và nhà văn Hồ Anh Thái, cuối tháng 10 này, Công ty Lửa Việt sẽ tổ chức đoàn du khách Việt đầu tiên lên đường đi Iran, khám phá nền văn minh Ba Tư vĩ đại.
Ảnh: shutterstock |
Làng đá Kandovan nằm gần thành phố Osku và Tabri (tây bắc Iran). Ngôi làng kỳ bí, nhìn xa cứ ngỡ đó là nơi ở của yêu tinh hay phù thủy. Tương truyền, đây là nơi ẩn náu của người dân Ba Tư trốn chạy quân Mông Cổ cách đây hơn 700 năm. Họ đục khoét các khối sa thạch hình chóp lởm chởm thành nhà ở. Có cửa, bếp, phòng khách, phòng ngủ, chuồng gia súc, cầu thang... Nhìn qua tưởng giống nhau nhưng đều khác biệt, ngộ nghĩnh, giản dị mà đủ tiện nghi. Có cả khách sạn Kandovan Tourism Cliff 5 sao và nhiều
homestay, tùy theo túi tiền... Bên dòng sông thơ mộng, giữa những cánh đồng xanh mướt và vườn cây trĩu quả, đột ngột hiện ra ngôi làng độc đáo. So với Kandovan, lâu đài Nhền nhện ở Đà Lạt chỉ như cái móng tay trên thân thể một con người. Đến Kandovan như lạc vào cổ tích, nhà cửa thì kỳ dị nhưng con người rất đỗi dễ thương. Nhà nào cũng hình tháp nhọn, từ hai đến bốn tầng, cửa chính hướng nam, hệ thống thông gió rất tuyệt… Làng nép mình bên núi Sahand và dòng suối khoáng nóng tự nhiên, chữa bệnh sỏi thận và phục hồi sức khỏe rất tốt.
Thành phố Bam thuộc tỉnh Kerman - một di sản văn hóa thế giới, được khởi dựng từ thời Sassanid cách đây 2.500 năm. Ngoài thành cổ còn có đền Zoroastrian (xây dựng từ thế kỷ VI trước Công nguyên); thánh đường Thứ Sáu (thế kỷ VII); khu lăng mộ Mirza Naeem (thế kỷ XVI)... Vật liệu xây dựng ở Bam là gạch, đất sét trộn rơm cùng các thứ tận dụng từ cây chà là và cọ. Bam có diện tích 6 km2, có thành lũy bao bọc và 38 tháp canh khổng lồ. Đây là quần thể xây dựng từ những vật liệu giản đơn lớn nhất thế giới. Có người gọi đó là thành phố đất nền, thành phố màu nâu, thanh bình và dân dã. Trận động đất năm 2003 đã tàn phá nặng nề phố cổ, làm hơn 30.000 người thiệt mạng. Chính phủ Iran và UNESCO đã hết sức nỗ lực khắc phục nhưng không thể phục dựng như trước đây. Còn di tích Sheikh Safi - DSVHTG là quần thể kiệt tác về điêu khắc và nghệ thuật Hồi giáo, nơi hiếm hoi còn lưu giữ được những nét tổng hòa của văn hóa Hồi giáo, với nhiều đặc trưng thời Trung cổ.
Cố đô Persepolis cũng là di sản văn hóa thế giới - là thủ đô, thuộc triều đại thứ 2 đế chế Ba Tư, xây dựng cách đây hơn 2.600 năm. Cố đô có nhiều công trình nguy nga, bề thế và tinh xảo bằng đá. Nổi bật hơn cả là cung điện Apadana dài 460m, rộng 300m, xây dựng năm 515 trước Công nguyên. Cố đô một thời oanh liệt giờ chỉ còn sót lại những cột đá ngạo nghễ, thách thức thời gian, những trụ đá cổng chào chạm khắc sắc sảo, những bức tường điêu khắc sống động… Iran còn có nhiều di sản văn hóa thế giới đáng kinh ngạc như: quảng trường Naglish I Jahan - một trong những quảng trường lớn nhất thế giới, xây dựng từ thế kỷ XVI. Hệ thống tưới tiêu ở Shushtar - công trình thoát nước độc đáo, xây dựng cách đây hơn 2.500 năm. Khu chợ cổ Tabriz trên con đường tơ lụa - một thời là kinh đô của đế chế Safavid và Ottoman hùng mạnh… Tất cả đều thể hiện sự sáng tạo phi thường của con người.
Người Iran thích ăn uống tại gia đình, kể cả dịp tết lễ. Các món ăn thường trộn nhiều nguyên liệu và đủ thứ gia vị. Cơm là món ăn chính gồm nhiều loại như cơm Nàng Hương, nấu từ gạo thơm Barenj; cơm Polo hấp cách thủy, trộn thêm rau, củ, thịt, cá…; cơm Damy, cơm Katech. Cơm trắng thì gọi là Chelo ăn với thịt nướng Kabab và gà quay Morgh. Canh Khoresh nấu với thịt, đặc như cháo. Canh chua ngọt có hơn chục loại khác nhau. Bánh mì có hơn 40 thứ, màu từ trắng đến sẫm, từ mềm dai đến giòn cứng. Cả mùi vị và hình dáng cũng khác nhau... Trà là thức uống phổ thông ở đây, thường là trà đen và cách uống không giống ai: Ngậm cục đường vào miệng rồi nhấp từng ngụm trà. Luật pháp Iran cấm uống rượu bia và ăn thịt heo. Họ thích ăn hoa quả, rau củ, uống nước trái cây, ít ăn đồ dầu mỡ và không uống rượu vì có hại cho sức khỏe và kích thích dục vọng, lòng tham. Không như ở VN, nam - phụ - lão - ấu, sáng - trưa - chiều - tối đều... nhậu được.
Điện ảnh Iran từ những năm 1990 đã gây chấn động các liên hoan phim quốc tế. Sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979, nhiều rạp hát bị đốt cháy vì “đó là công cụ tuyên truyền của phương Tây”. Chỉ hơn 10 năm sau, dù bị phương Tây cấm vận, kinh phí eo hẹp, máy móc lạc hậu, khó khăn trăm bề nhưng điện ảnh Iran đã làm nên phép lạ. Từ những việc giản đơn, đời thường nhưng lên phim trở thành vấn đề sâu sắc, triết lý, hấp dẫn người xem. Thiết nghĩ chúng ta chẳng cần đi xa tới Hollywood, qua Tehran xem Iran làm phim mà học tập hoặc mời họ qua dạy cho mình cũng là một cách hay.
Iran chưa giàu nhưng thân thiện và rất sùng đạo. Không trộm cắp, không rượu chè cờ bạc, thay vào đó là các hoạt động dã ngoại, thể thao, mạo hiểm, thiện nguyện… Được sự giúp đỡ của Sứ quán VN tại Iran và nhà văn Hồ Anh Thái, cuối tháng 10 này, Công ty Lửa Việt sẽ tổ chức đoàn du khách Việt đầu tiên lên đường đi Iran, khám phá nền văn minh Ba Tư vĩ đại.
Nguyễn Văn Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét