Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Khám phá Na Uy, đất nước lạ lùng nhất thế giới

Ở cực Bắc Châu Âu, Na Uy được tạo thành từ một dãy núi tuyết nơi những thác nước kỳ vĩ đỗ xuống những thung lũng sâu những biển hồ rộng lớn và những khu rừng hoang dã.

Nguồn: YouTube

Những báu vật du lịch ít người biết của Dubai

Ngoài những công trình khổng lồ thách thức trí tưởng tượng của con người, thành phố trong mơ Dubai còn có nhiều nét duyên dáng bí mật thu hút khách du lịch.
Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 1
Công viên Burj: Nằm ở chân công trình cao nhất thế giới - tháp Burj Khalifa, công viên Buji là nơi lý tưởng để bạn đi dạo vào buổi chiều, ăn trưa hay đơn giản là thư giãn với một cuốn sách. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn đài phun nước Dubai được thắp sáng vào ban đêm. Công viên thường xuyên có các buổi hòa nhạc, biểu diễn thời trang hay dạ tiệc ngoài trời. Nơi này mở cửa miễn phí 24/7. 

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 2
Chợ phiên Dubai: Bạn có thể tìm thấy nhiều món đồ thú vị ở khu chợ ngoài trời này, từ quần áo, đồ gỗ tới vải, đồ gốm sứ và đồ cổ. Chợ có nhiều gian bán đồ cũ và đồ thủ công mỹ nghệ, mở cửa từ 13-17h chiều thứ sáu và thứ bảy. Đây là cơ hội để bạn tiếp xúc với người dân, tìm hiểu về lịch sử của Dubai cũng như nền văn hóa địa phương, đồng thời tìm được những món đồ thú vị.  

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 3
Chợ đêm Ripe: Vào mỗi tối thứ 7, từ 15-21h, công viên Al Barsha Pond lại biến thành một khu chợ đêm sôi động. Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn ngon, xem phim, nghe nhạc, và ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp. 

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 4
Hộp đêm Czar: Hộp đêm này là điểm đến hoàn hảo cho các chàng trai, phù hợp với tiệc sinh nhật hay tiệc độc thân. Czar có đồ uống ngon, những vũ công quyến rũ, cùng chương trình âm nhạc thay đổi mỗi đêm. Hộp đêm mở cửa tới 3h, với các ban nhạc sống từ khắp nơi trên thế giới biểu diễn. 

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 5
Bảo tàng cà phê: Nằm ở quận Al Fahidi, bảo tàng cà phê là nơi bạn có thể thưởng thức một cốc espresso hay mua quà tặng sếp. Bảo tàng được chia làm hai tầng: tầng một trưng bày cách thức rang cà phê của các quốc gia, tầng 2 có sách và một quán cà phê ấm cúng. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu cà phê để bắt đầu một ngày tham quan Dubai. 

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 6
Bãi biển Al Ghantoot: Nằm giữa Dubai và Abu Dhabi, vùng biển thiên đường này có không gian yên tĩnh, cho du khách nghỉ ngơi, tắm nắng hay thử các trò chơi trên biển. 

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 7
Jam Jar: Đây là không gian nghệ thuật cộng đồng dành cho các dự án DIY (tự làm) và các sáng kiến cộng đồng. Jam Jar đã hoạt động được 10 năm, thường xuyên có các triển lãm nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc, chiếu phim… Nơi này còn có các khung vẽ, màu, dụng cụ hội họa và một quầy bán cà phê, rất hợp với buổi hẹn đầu hay vui chơi gia đình. 

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 8
Rạp phim ngoài trời VOX: Bạn có thể thưởng thức những bộ phim trên sân thượng của trung tâm thương mại Galleria với giá vé khoảng 40 USD. Mỗi khách được phát một chiếc chăn và giỏ đồ ăn vặt. Rạp phim này đóng cửa trong những tháng mùa hè nóng bức và mở cửa từ mùa thu. 

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 9
Quận Bastakiya (Khu Dubai cổ): Góc phố cổ Dubai do những nhà buôn ngọc trai và vải thành lập, đem lại cho du khách cảm giác như lạc vào thế kỷ 19. Các con phố đầy phòng tranh, quán cà phê và đồ lưu niệm. Đừng quên ghé thăm trung tâm văn hóa Sheikh Mohammed, khám phá kiến trúc và mua sắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Khi thấm mệt, bạn có thể dừng chân thưởng thức một cốc trà và ăn bánh mì kebab ngon tuyệt. 

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 10
Quán bar BiCE Sky (BiCE): Quán bar nằm ở tầng 10 khách sạn Hilton cho du khách ngắm nhìn khung cảnh ấn tượng của thành phố Dubai. BiCE có nhiều loại rượu và cocktail tuyệt hảo, các món ăn Italy và những góc tĩnh lặng lãng mạn. Đây là nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn hay ăn sáng cho các cặp đôi, dù giá hơi cao. 

Nhung bau vat du lich it nguoi biet cua Dubai hinh anh 11
Bãi biển Black Palace: Nằm ở đường Al Sufouh, bãi biển nhỏ này cho du khách chiêm ngưỡng Palm Jumeirah và Burj Al Arab. Đây là bãi biển công cộng, với làn nước xanh biếc và cát trắng. Tuy nhiên, quanh đây không có hàng quán gì nên bạn cần chuẩn bị trước đồ ăn thức uống. 

Hoàng Linh
Theo The Richest

Giải mã ngôi chùa cực thiêng “cầu được ước thấy” ở Bangkok

(Kiến Thức) - Có tuổi đời nhiều thế kỷ, chùa Núi Vàng (Wat Saket) là địa điểm nổi tiếng linh thiêng, “cầu được ước thấy” của người dân Thái
Giai ma ngoi chua cuc thieng
Nằm trên một ngọn đồi ngay gần trung tâm thủ đô Bangkok, chùa Núi Vàng (Wat Saket) là địa điểm nổi tiếng linh thiêng, “cầu được ước thấy” của người dân Thái.Giai ma ngoi chua cuc thieng
Theo các văn thư còn lưu lại, chùa có nguồn gốc từ thời Ayuthaya (1350 - 1767) và từng được trùng tu nhiều lần dưới thời vua Rama I (1782 - 1809).Giai ma ngoi chua cuc thieng
Vào cuối thế kỷ thứ 18, chùa Núi Vàng được dùng làm nơi để hoả táng của Thủ đô. Trong 100 năm sau đó, ngôi chùa trở thành nơi dung chứa 60.000 nạn nhân bị bệnh dịch hạch. Điều này khiến chùa được coi là một vùng đất thiêng của các âm hồn.Giai ma ngoi chua cuc thieng
Để lên chùa, du khách phải qua hơn 300 bậc thang uốn lượn vòng quanh sườn đồi.Giai ma ngoi chua cuc thieng
Càng lên cao, khung cảnh của Bangkok càng trải rộng ra trong tầm mắt.Giai ma ngoi chua cuc thieng
Chính điện của chùa là một tòa nhà hình vuông bao trọn đỉnh đồi, mỗi mặt là một bàn thờ Phật được bài trí trang nghiêm.Giai ma ngoi chua cuc thieng
Trung tâm chính điện là một stupa (phù đồ) dát vàng chứa xá lợi PhậtGiai ma ngoi chua cuc thieng
Quanh stupa có bốn tượng Phật vàng. Khi thăm chùa, các Phật tử Thái thường mang theo các lá vàng để dát vào stupa và những tượng Phật này
Giai ma ngoi chua cuc thieng
Trên chính điện là sân thượng, nơi có một bảo tháp vàng cao 58m.Giai ma ngoi chua cuc thieng
Đứng từ sân thượng chùa Núi Vàng, có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Bangkok với những tòa nhà chọc trời ấn tượng..
Quốc Lê

Trung Quốc - Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly ( 2004)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp Quốc Unesco đã công nhận Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là Di sản văn hóa thế giới năm 2004.
Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly, Trung Quốc
Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly gồm hai phần, phần tàn tích thành quách cổ, và một quần thể các ngôi mộ cổ được xây từ thế kỷ 1, thế kỷ 2 trước Công Nguyên thuộc kinh đô của vương quốc Koguryo- một vương quốc cổ hùng mạnh ở Đông Bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
Mặc dù đây là các di tích của người Triều Tiên song lại là một di sản tại Trung Quốc vì vùng đất kinh thành Cao Cú Ly xưa đã bị Trung Quốc chiếm. Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã có nhiều cố gắng làm cho thế giới hiểu đó là di tích về lịch sử, văn hóa và nhân chủng học liên quan đến Triều Tiên.
Cả quần thể Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là một tổng thể kiến trúc hoành tráng trong đó có 40 ngôi mộ, 14 ngôi thờ các vị vua chúa, 26 ngôi còn lại là của quan lại quý tộc.
Quần thể Kinh thành và lăng mộ Cao Cấu Ly tại Trung Quốc

Tên Cao Cú Ly còn được gọi là Cao Cầu Ly, Cao Câu Ly, Cổ Cao Ly hay Koguryeo đều đúng. Đây vốn là một vương triều ở phia bắc bán đảo Triều Tiên và Mãn Châu.
Theo ghi chép của thời đại Cap Ly thì Goguryeo được thành lập năm 37 trước Công nguyên bởi Jumong. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vương triều này được thành lập vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Các tiểu vương quốc khác trong lãnh thổ của Cao Cấu Ly bao gồm Phù Dư, Ốc Trở và Đông Uế, tất cả sau đó đều bị Cao Cấu Ly thôn tính.
Cao Câu Ly đã nhiều lần chống lại quân xâm lược từ Trung Quốc. Năm 589, Tùy Văn Đế của nhà Tuỳ đem 30 vạn quân xâm lược Cao Câu Ly nhưng bị đánh bại, phải rút về Trung Quốc, tiếp đó, trong các năm 612, 613, 614, nhà Tùy tiếp tục đem quân xâm lược Cao Câu Ly nhưng không thành. Khi nhà Đường thay thế nhà Tuỳ, lợi dụng lúc tình hình Trung Quốc còn đang bất ổn, Cao Câu Ly cho đắp trường thành từ đông bắc Phù Dư đến Bột Hải chống quân xâm lược nhà Đường. Sau đó, Cao Câu Ly liên minh với Bách Tế tấn công Tân La, nước này đã xin nhà Đường cứu viện. Quân nhà Đường đã từng bước phối hợp với Tân La để tiêu diệt Bách Tế, cô lập Cao Câu Ly. Đến năm 666, nội bộ Cao Câu Ly xung đột, thế nước ngày càng yếu, bị Đường và Tân La tiêu diệt năm 668. 
Cận cảnh một số ngôi mộ còn lại trong quần thể lăng mộ Cao Cú Ly

Cao Chu Mông Ko Jumong là vị vua đầu tiên của triều đại Cao Cấu Ly và là vị anh hùng khai quốc của đất nước Triều Tiên xưa. Ông lên ngôi vào khoảng giữa thế kỷ thứ 3 với niên hiệu là Đỗng Minh Thành. Ông còn được gọi là Chu Mo Vương (Vua Chu Mo). Trong Tam quốc sử ký ( Samguk Sagi) và Tam quốc di sự (Samguk Yusa), ông được gọi là Chu Mông, với họ là Cao (Go).
Ngay từ khi mới thành lập, hoàng đế đã cho xây dựng kinh thành đầu tiên của vương quốc tại Guonei. 30 năm sau đó, kinh thành chính của vương quốc được chuyền đến Wandu Mountain. Đên năm 427 một lần nữa chuyển đến Pyonyan, nay là thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Những bức tranh được vẽ trên tường bên trong các ngôi mộ

Guonei và Wandu Mountain đã từng là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Cao Cú Ly trong suốt hàng trăm năm. Cho đến khi Guonei bị phá hủy vào năm 197. Năm 209, kinh thành Wandu Mountain được hoàn thành việc xây dựng. Cả  hai kinh thành xưa này đã bị hư hại nhiều qua các cuộc chiến tranh.
Sau khi chuyển tới Bình Nhưỡng, hai thành phố này gần như bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Cho đến những năm 1902 mới bắt đầu nhận được sự quan tâm và trùng tu. Tuy nhiên phải đến năm 1999-2002, việc trùng tu mơi hoàn thành. Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly được Unesco công nhận theo các tiêu chí (i), (ii), (iii), (iv), (v).
Tiêu chí (i): Những ngôi mộ với kiến trúc đẹp là minh chứng cho óc sáng tạo của con người thời đại xưa.
Tiêu chí (ii): Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là ví dụ về thành phố núi đầu tiên của Trung Quốc, nơi tập hợp nhiều nên văn hóa các khu vực lân cận. Bên cạnh đó những bức tranh còn lại trên các mảng tường hoặc khắc trong ngôi mộ thể hiện khả năng khéo léo của các thợ thủ công xưa.
Tiêu chí (iii): Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là minh chứng còn lại của một nền văn minh đã biến mất.
Tiêu chí (iv): Các kinh thành cổ xưa Guonei và Wandu Mountain ảnh hưởng khá nhiều đến việc xây dựng thủ đô sau này trong triều đại Cao Cú Ly.
Tiêu chí (v): Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là sự kết hợp hoàn hảo giữa sức sáng tạo của con người với thiên nhiên.
NLH

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Hội trường độc lập (Independence Hall) (1979)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Hội trường độc lập (Independence Hall) của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là Di sản văn hóa thế giới năm 1979.
Hội trường độc lập (Independence Hall), Hoa Kỳ
Hội trường độc lập là phần chính của Công viên Lịch sử Quốc gia Độc Lập tại Philadelphia. Địa điểm này được biết đến là nơi ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, đồng thời cũng là nơi thảo luận và phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ.
Trong lịch sử Hòa Kỳ, Philadelphia đóng vai trò then chốt bởi đây là nơi khởi nguồn của cuộc cách mạng đưa đến nền độc lập. Trong đó Hội trường Độc lập là một trong những nhân chứng quan trọng của quá trình này. Tại Hội trường Độc lập đã từng diễn ra cuộc họp chính thức của Hội nghị Lục địa II từ 1775 đến 1783, không những vậy đây còn là địa điểm diễn ra Hội nghị Hiến pháp Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1787.
Từ 1775 tới 1783, tòa nhà Bang Pennsylvania này là nơi diễn ra Hội nghị Lục địa II, một cuộc họp của các đại diện từ 13 thuộc địa Anh khác nhau tại Bắc Mỹ. Ngày 14/6/1775, tại Phòng Hội đồng của Tòa nhà Bang Pennsylvania, các đại biểu của Hội nghị đã đề cử George Washington là chỉ huy của Lục quân Lục địa. Quốc hội cũng chỉ định Benjamin Franklin làm Bộ trưởng đầu tiên. Tuyên ngôn Độc Lập được phê chuẩn ngày 4/7/1776 và đã được đọc tại nơi mà sau này trở thành Quảng trường Độc Lập. Tài liệu này đã tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Kể từ đó, ngày 4/7 trở thành Ngày Độc lập của Hoa Kỳ.
Bên ngoài Hội trường độc lập tại bang Philadelphia, Hoa Kỳ

Sau đó, tháng 9/1786, ủy viên từ 5 tiểu bang khác nhau đã gặp nhau tại Hội nghị Annapolis để thảo luận về việc điều chỉnh Các điều khoản Hợp bang giúp cải thiện thương mại. Họ mời đại diện các tiểu bang về Pennsylvania để thảo luận về cách cải tiến cho chính phủ liên bang. Sau khi tranh luận, Quốc hội Hợp bang đã phê chuẩn kế hoạch sửa đổi Các điều khoản Hợp bang vào ngày 21/2/1787. 12 tiểu bang, trừ Rhode Island là ngoại lệ, đã chấp nhận lời mời này và cử các đại biểu tới đó vào tháng 6/1787 tại Hội trường Độc Lập. Nghị quyết kêu gọi Hội nghị đề xuất việc sửa đổi Các điều khoản nhưng Hội nghị lại đề nghị viết lại Hiến pháp. Hội nghị Hiến pháp đã kéo dài trong suốt một mùa hè và trong khoảng thời gian đó các cửa sổ của Hội trường luôn được đóng kín. Kết quả sau đó là việc thiết lập nền tảng mới của một chính phủ cơ bản. Ngày 17/9/1787, bản Hiến pháp đã được hoàn thành, và có hiệu lực từ ngày 4/3/1789. 
Những hình ảnh bên trong Hội trường và bức tranh ( ảnh cuối cùng) mô tả cuộc họp diễn ra trong hội trường Độc lập năm 1776

Hội trường Độc Lập được xây dựng trong hơn 20 năm từ năm 1732 đến năm 1753. Công trình này đươc thiết kế bởi Edmund Woolley và Andrew Hamilton, và người phụ trách việc xây dựng là Woolley. Ban đầu nó là trụ sở của chính quyền thực dân Pennsylvania, được biết đến như tòa nhà của bang từ năm 1732 tới năm 1799.
Hội trường được xây bằng gạch đỏ với thiết kế theo phong cách Georgia. Công trình bao gồm một tòa nhà trung tâm có tháp chuông, gắn với hai cánh nhỏ hơn hai bên. Điểm cao nhất tính tới đỉnh của gác chuông là gần 52m. Hai cánh nhỏ của nó đã bị phá hủy trong các năm 1811 và 1812, mặc dù đã được xây dựng lại nhiều lần.
Tháp chuông của hội trường chính là địa điểm ban đầu đặt chuông Tự do - hiện vật lịch sử vô giá của Hoa Kỳ. Chiếc chuông này được đúc tại London năm 1752, với nguyên liệu là 900kg đồng và thiếc. Sau khi đúc xong đem về sử dụng tại dinh thự của bang bang Pennsylvania. Tuy nhiên, chiếc chuông đã bị nứt ngay trong lần đánh thử đầu tiên vào tháng 3/1753. Cùng năm này, người ta đã phải hai lần cho thêm đồng để đúc lại chuông. Vào ngày 8/7/1776, chuông Tự do đã được ngân lên để tập hợp dân chúng Philadelphia đến nghe bản Tuyên ngôn Độc lập. Năm 1852, chuông Tự do được trưng bày như một hiện vật lịch sử. Kể từ khi được đem ra trưng bày cho đến nay, đã có rất nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới đến Philadelphia để chiêm ngưỡng chuông Tự do - biểu tượng cho khát vọng giải phóng của loài người - như: Thomas Edison (năm 1915), Martin Luther King (năm 1959), Nelson Mandela (năm 1995).... Ngày nay, tháp chuông này đặt một quả chuông khác gọi là chuông Trăm tuổi, được đúc vào triển lãm nhân lễ kỷ niệm ngày nước Mỹ tròn 100 tuổi. 
Chuông Tự Do - hiện vật vô giá của Hoa Kỳ và vết nứt nổi tiếng của nó

Quả chuông ban đầu của Hội trường Độc Lập - chuông Tự do - hiện đang được đặt tại Trung tâm chuông Tự do, nổi tiếng với vết rạn nứt của nó. Năm 1976, Nữ hoàng Elizabeth II đến thăm Philadelphia và trao cho người Mỹ một bản sao của chuông Trăm tuổi là chuông Hai trăm tuổi. Chuông hai trăm tuổi hiện treo trong một tháp chuông hiện đại trên phố số 3, gần Hội trường Độc Lập.
Hai tòa nhà nhỏ hơn tại Công viên Lịch sử Quốc gia Độc Lập là Toà thị chính cũ ở phía Đông, và Hội trường Quốc hội ở phía Tây. Ba tòa nhà nối lại vđi nhau tạo thành một khối được gọi là Quảng trường Độc Lập, cùng với Hội trường Triết học - trụ sở ban đầu của Hội Triết học Mỹ. Kể từ giữa thế kỷ 20, tại đây đã xuất hiện một con phố buôn bán gọi là Phố buôn bán Độc Lập.
Hội trường độc lập (Independence Hall) được Unesco công nhận theo tiêu chí (vi): Đây là địa điểm có giá trị lịch sử quan trong bởi nó là nơi ra đời của Bản tuyên ngôn độc lập và Hiến Pháp của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó địa điểm này cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà lập pháp và các chính trị gia trên thế giới.
Thái Anh

Đức – Nhà thờ Wies (1983)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Nhà thờ Wies của Đức là Di sản văn hóa thế giới năm 1983.
Nhà thờ Wies, Đức
Nhà thờ Wies với tên gọi đầy đủ là Nhà thờ hành hương Wies nằm trên một ngọn đồi thấp dưới chân dãy núi Alpes, thuộc Steingaden, vùng Weiheim-Schongau, bang Bayern của Đức.
Sở dĩ nhà thờ Wies được gọi là nhà thờ hành hương là bởi đây là điểm đến của những tín đồ thiên chúa giáo đến từ nhiều vùng khác nhau. Truyền thuyết địa phương kể rằng: Năm 1738, một người phụ nữ bản địa đã nhìn thấy nước mắt chảy xuống từ một pho tượng bằng gỗ có hình chúa Giêsu. Pho tượng được làm từ gỗ đã rất cũ và ọp ẹp tuy nhiên sau khi câu chuyện này được kể ra đã nhanh chóng lan truyền khắp vùng và sang những vùng lân cận. Từ đó, số lượng người đến vùng này và cầu nguyện trước bức tượng chúa Giêsu tăng lên ngày một nhiều. Trong số đó, có nhiều người khẳng định những điều nguyện cầu của mình đã thành hiện thực. Nhiều người quả quyết rằng họ đã thoát được khỏi những căn bệnh hiểm nghèo nhờ vào việc cầu nguyện trước bức tượng. Vì thế mà một thời gian không lâu sau, truyền thuyết này trở thành câu chuyện thần thánh và hàng nghìn người đã đổ về đây mong chờ phép lạ của Chúa.
Nhà thờ hành hương Wies thuộc bang Bayern của nước Đức là nơi nổi tiếng với câu chuyện thần thánh về bức tượng chúa Giêsu rơi nước mắt

Số lượng người hành hương tăng nhanh chóng vì thế vào năm 1740, người dân địa phương đã cùng đóng góp để xây dựng một nguyện đường nhỏ chứa bức tượng thánh. Tuy nhiên nguyện đường này sớm chứng mình một thực tế là nó quá nhỏ so với lượng tín đồ hành hương tìm đến. Vì lý do đó, tu viện Steingaden – một tu viện lớn trong vùng thời kỳ đó đã quyết định mời kiến trúc sư Dominikus Zimmermann thiết kế một nhà thờ riêng từ vị trí nguyện đường.
Kiến trúc sư Dominikus Zimmermann đã dành tâm huyết 11 năm của ông đã thiết kế và hoàn thành công trình kiến trúc nhà thờ hành hương Wies. Việc xây dựng được tiến hành bắt đầu từ năm 1745 đến năm 1479 thì cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên những công trình phụ và việc trang trí nhà thờ vẫn được tiếp tục thực hiện nhiều năm sau đó và chỉ thực sự hoàn thiện vào năm 1754. Sau khi công trình hoàn thành, kiến trúc Dominikus Zimmermann đã quyết định rời bỏ thành phố Landsberg nơi ông đang định cư để đến sống gần nhà thờ Wies – kiệt tác trọng sự nghiệp của ông. Ông đã xây một ngôi nhà mới và sinh sống ở đây cho đến khi qua đời vào năm 1766.
Nhà thờ Wies được kiến trúc Dominikus Zimmermann thiết kế và xây dựng theo hình bán nguyệt, cửa chính quay về hướng tây. Bên trong nhà thờ được chống đỡ bằng những cột trụ to, mái vòm bao trùm các cột trụ. Ánh sáng được lấy từ những cửa sổ lớn, kiến trúc sư đã khéo léo tính toán để ánh sáng ánh sáng khi lọt qua khe cửa sổ được khuếch tán rộng đủ ánh sáng cho toàn bộ bên trong nhà thờ.
Kiến trúc Dominikus Zimmermann khi nói về nhà thờ đã cho biết: ông đã dồn toàn bộ trí lực của mình để thiết kế và xây dựng nhà thờ này làm sao để hiện tượng siêu nhiên và câu chuyện thần thánh về bức tượng chúa Gieessu chảy nước mắt được hiện thực hóa tại đây.
Phần nột thất với kiến trúc lộng lẫy được chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất bên trong nhà thờ làm cho sự huyền bí và thần thánh có thể hiện thực hóa rõ nét nhất. Công trình kiến trúc này không chỉ là niềm tự hào của bang Bayern mà còn của cả nước Đức

Một điều đặc biệt nữa không thể không nói đến đó là tòa nhà được xây dựng theo cách xây dựng ở địa phương và sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong vùng. Nếu như bên ngoài nhà thờ là một công trình kiến trúc không quá cầu kỳ, hoa lệ thì khi bước vào trong nhà thờ, ai cũng phải ngạc nhiên bởi sự huy hoàng, lộng lẫy. Từ các cột trụ, bức tường, mái vòm đều được trang trí một cách sinh động với vô số các bức vẽ, phù điêu và chạm khắc tinh xảo. Bức bích họa lớn hiện vẫn còn trong nhà thờ là do người họa sĩ nổi tiếng vùng Bayern – họa sĩ Max Emmanuel thực hiện. Hiện diện bên trong nhà thờ là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo gồm cả tranh vẽ, tượng và phù điêu. Tất cả đều được thực hiện bởi những người nghệ sĩ hàng đầu trong vùng vì vậy mà không ai có thể phủ nhận được vẻ đẹp tại nhà thờ này,
Đầu thế kỷ thứ 19, bang Bayern có ý định bán nhà thờ nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía người dân. Do đó nhà thờ độc đáo này đã được giữ gìn nguyên vẹn đến ngày nay.
Sau khi được Unesco công nhận là Di sản thế giới vào năm 1983, Nhà thờ hành hương Wies đã được đầu tư để trùng tu, bảo tồn và công việc này được thực hiện suốt từ năm 1985 đến năm 1991.
Thái Anh