Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Sri Lanka –Thành cổ Sigiriya (1982)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thành cổ Sigiriya của Sri Lanka là Di sản văn hóa thế giới năm 1982.
Thành cổ Sigiriya trên núi Sư Tử tại Sri Lanka
Thành cổ Sigiriya được xây dựng và hình thành vào thế kỷ thứ 5 trên một ngọn núi đá khổng lồ có độ cao hơn 200 mét so với mặt nước biển. Ngọn núi đá có hình dáng giống một con sử tử do đó nơi này còn có một tên gọi dân gian khác là núi Sư Tử.
Sigiriya được vua Kassapa I ra lệnh xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 495 đến năm 477. Thành cổ Sigiriya là nhân chứng duy nhất cho nền văn minh Tích Lan (Ceylon) trong những năm trị vì của vua KassapaI. Tại thành cổ này hiện vẫn còn lưu giữ được dấu tích của những bức bích họa lớn hay những bài thơ khắc trên đá của những bậc văn nhân đã từng ghé thăm nơi này từ hàng trăm năm trước.
Một lý do khiến thành cổ này trở nên đặc biệt không chỉ bởi nó được xây ở độ cao hơn 200 trên một núi đá khổng lồ mà còn bởi kiến trúc tuyệt đẹp, kiên cố và vô cùng vững chắc. Bên cạnh đó, thành cổ Sigiriya còn là nơi vua Kassapa I chọn để đóng đô một thời gian ngắn vào thế kỷ thứ 5. 
Nằm trên một ngọn núi đá lớn có hình dáng giống như một con sư tử do đó thành cổ Sigiriya còn có tên gọi khác là núi Sư Tử. Núi cao hơn 200 mét, xung quảnh cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Không chỉ có vậy, công trình trên ngọn núi cao này còn là một công trình bất khả xâm phạm...

Để có thể bước lên ngai vàng, vua Kassapa I đã lên kế hoạch ám sát người cha của mình và trong một thời gian ngắn đuổi luôn người em trai để chiếm ngôi. Sau đó lo sợ sự trả thù, vua Kassapa I đã cho xây dựng một cung điện kiên cố và ở nơi cao, địa hình hiểm trở đế tránh bị đánh úp, phục kích. Và ông đã thành công với công trình Thành cổ Sigiriya   trên ngọn núi Sư Tử. Trong suốt nhiều thế kỷ ngôi thành cổ này được coi là một nơi bất khả xâm phạm. Mặc dù vậy, vua Kassapa I vẫn bị đánh bại trong một cuộc chiến tàn bạo và ông đã phải tự vẫn bằng cách cắt cổ họng của mình. Sau cái chết của vua Kassapa I, Moggallana biến cung điện của vua Kassapa I thành tu viện cho các tu sĩ. 
Đường lên núi vô cùng cheo leo, mặc dù vậy địa danh này vẫn là một trong những nơi thu hút khách du lịch đông nhất tại Sri Lanka

Trong 11 năm ngắn ngủi được sử dụng là kinh đô, vua Kassapa I đã cho trang hoàng Sigiriya trở thành một cung điện thực sự lộng lẫy và ấn tượng. Bên cạnh công trình chính là một cung điện nguy nga, tại thành cổ Sigiriya còn có các công trình phụ khác như đài phun nước, bể chứa nước, tượng đá điêu khắc lớn….Mặc dù hiện nay các công trình hầu hết chỉ còn lại phần nền móng song vẫn còn một số trang vẽ trên đá vẫn còn lưu giữ được khá nguyên vẹn, sắc nét sau hàng nghìn năm.
Trong số những di tích còn lại, nguyên vẹn nhất và ấn tượng nhất là hồ chưa nước được xây dựng từ đá liền nguyên khối có diện tích 27 x11 mét. Bể chứa nước này giống như một bể bơi được xây trên đỉnh núi vô cùng ấn tượng. Bên trong khuôn viên của cung điện xưa còn có một phiến đá lớn hướng về phía mặt trời mọc, phiến đá này được cho là biểu tượng ngai vàng của vua.
Hầu hết các công trình kiến trúc xưa nay chỉ còn lại dấu tích nền móng song cũng đủ để mường tượng về một quá khứ huy hoang nơi này

Để tỏ lòng ngưỡng sự hùng vĩ của công trình kiến trúc này, vào thế kỷ thứ VI, các văn nhân đã khắc một bài thơ trên đá tại đây. Bài thờ này cũng là một trong những văn bản cổ xưa nhất bằng ngôn nữ Sinhala cho thấy tầm ảnh hưởng đáng kể của nền văn minh Kassapa I trong sự phát triển văn học sau này tại Sri Lanka.
Cho đến nay, thành cổ Sigiriya  là một trong số những địa điểm được khách thăm quan tìm đến nhiều nhất. Mặc dù các công trình huy hoàng xưa đã không còn nhưng người ta vẫn tìm thấy ở đây dấu tích của một công trình lớn, lộng lẫy. Không chỉ có vậy, nằm trên ngọn núi đá cao nên cảnh sắc tại đây thật sự khiến khách du lịch ngưỡng mộ. Còn đối với các nhà khoa học, lịch sử thì đây là một minh chứng quan trọng về một nền văn hóa từng phát triển. Bên cạnh đó, sự tài tình của người xưa trong việc sây dựng hệ thống thủy lực đưa nước từ dưới chân núi lên núi để sử dụng và các bể chứa nước mưa được tính toán kỹ lượng để thành cổ luôn có đủ nước dùng cũng khiến các nhà khoa học hiện đại phải ngỡ ngàng. 
Những bức bích họa vẽ trên đá trải qua hàng nghìn năm vẫn giữ được độ sắc nét. Những bức bích họa này có thể coi là những kiệt tác của nền văn hóa vương triều Kassapa I.

(Ảnh internet)
NLH


Không có nhận xét nào: