Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Sri Lanka –Thị trấn cổ Galle và các công sự của nó (1988)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thị trấn cổ Galle và các công sự của nó tại Sri Lanka là Di sản văn hóa thế giới năm 1988.
Thị trấn cổ Galle và các công sự của nó tại Sri Lanka
Thị trấn cổ Galle là thành phố nằm tại khu vực phía tây nam của Sri Lanka cách thủ đô Colombo khoảng 119 km. Galle là thành phố thủ phủ của tỉnh Nam Sri Lanka. Theo lịch sử thì thành phố này được hình thành trong thế kỷ 14 trước sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha. Cho đến thế kỷ thứ 16 khi người Bồ Đào Nha xuất hiện thì nó trở thành cảng chính nơi giao thương buôn bán sầm uất trong toàn khu vực Nam Á. Mặc dù vậy phải đến thế kỷ thứ 18 dưới thời kỳ là thuộc địa của Hà Lan, thị trấn này mới bước vào thời kỳ phát triển đỉnh cao.
Tại thị trấn cũng có nhiều sông, các con sông lớn có thể kể đến như sông Gin ( Gin Ganda). Con sông này bắt đầu từ Gongala Kanda và các làng đi qua như Neluwa, Nagoda, Baddegama, Thelikada và Wakwella…rồi đổ ra biển Ginthota. Trong làng Wakwella nơi con sông Gin chảy qua có một cây cầu lớn gọi là cầu Wakwella – đây là cây cầu cổ dài nhất tại Sri Lanka.
Một số công trình kiến trúc tại Galle hiện vẫn còn nguyên vẹn và được bảo quản tốt..

Thị trấn cổ Galle không chỉ là một thành phố cảng sầm uất đã từng phát triển trong lịch sử mà thị trấn này còn là minh chứng tiêu biểu về một thành phố cảng có các công sự kiểu Châu Âu nhưng lại nằm ở vị trí của quốc gia Đông Nam Á. Điều này cho thấy sự tương tác giữa phong cách kiến trúc chây Âu và truyền thống Nam Á khi mà một quốc gia có người nước ngoài tới sinh sống tạo thành một cộng đồng mới. Văn hóa truyền thống bản địa khi kết hợp với phong cách Châu Âu được những người Hà Lan và Bồ Đào Nha mang đến đã đã kết hợp một cách hoàn hảo với nhau tạo thành một nét văn hóa pha trộn rất đặc biệt.
Tại thị trấn cổ Galle có vô số các công trình kiến trúc ấn tượng, trong số đó có thể kể đến như: Pháo đài lớn; Bảo tàng Hàng hải Quốc gia; Nhà thờ St.Mary….
Thị trấn cổ này đã từng là một hải cảng sầm uất, nơi các tầu buôn trong khu vực tìm đến giao thương buôn bán tấp nập quanh năm

Pháo đài lớn Galle là một công trình quan trọng thuộc di sản thế giới. Đây là pháp đài lớn nhất tại Châu Á còn lại được xây dựng theo phong cách Châu Âu. Bên cạnh đó Bảo tàng Hàng hải Quốc gia và bến cảng tự nhiên được xây dựng theo phong cách kiến trúc Châu Âu kết hợp với nguyên vật liệu và cách xây dựng bản địa cũng tạo nên diện mạo mới mẻ cho thị trấn. Nhà thờ St.Mary được hình thành bởi một linh mục dòng Tên khi thiên chúa giáo du nhập vào vùng đất này theo những người Bồ Đào Nha. Ngoài ra những ngôi đền thờ thần Shiva trên đảo cũng là những công trình kiến trúc ấn tượng và mang nhiều ý nghĩa về tôn giáo, đồng thời cho thấy sự đa dạng về tôn giáo tại thị trấn cổ nhỏ này. Khách sạn Armangalla là một trong những khách sạng sang trọng và gây ấn tượng cho du khách bởi nằm trong một thị trấn nhỏ lại có một khách sạn lớn và sang trọng như vậy. Nhưng điều này cũng không khó hiểu bởi trị trấn Galle từng là một hải cảng rất phát triển – nơi các tàu buôn và các thương nhân thường xuyên ghé đến thực hiện các cuộc giao thương, buôn bán. 
Sau trận động đất năm 2004 tại ngoài khơi Ân Độ Dương,  một số công trình tại thị trấn Galle đã bị ảnh hưởng tuy nhiên sau đó, chính quyền thành phố đã cho phục hồi, trùng tu lại những công trình này.

Hiện nay, thị trấn cổ Galle vẫn có dân số khoảng hơn 100.000 người. Thành phố được kết nối với thủ đô Comlombo và thành phố Matara bằng một đường sắt. Vào tháng 12 năm 2004, một trận động đất và sóng thần lớn tại Ấn Độ Dương xảy ra cách bến cảng Galle khoảng 1000 dặm đã gây tổn thất cho thị trấn. Theo con số thống kê thì trận động đất và sóng thần đó đã khiến hàng nghìn người tại thị trấn Galle thiệt mạng, nhiều công trình cổ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau đó, thành phố đã được tái thiết, các công trình thuộc di sản đã được trùng tu. Hiện nay, thị trấn cổ Galle và công sự của nó vẫn đang ở trong tình trạng nguyên vẹn và được bảo quản tốt. Bến cảnh Galle tuy không còn được sầm uất như trước kia những cũng vần là nơi mà tàu bè qua lại hàng ngày.
Thị trấn cổ Galle và các công sự của nó  được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iv): Thị trấn là minh chứng tiêu biểu về kiến trúc có sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và phong cách châu Âu tọa nên một nét văn hóa riêng đặc trưng.
(Ảnh nguồn internet)
NLH

Không có nhận xét nào: