(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Quần thể lăng mộ Koguryo của Triều Tiên là Di sản văn hóa thế giới năm 2004
Quần thể lăng mộ Koguryo thuộc tỉnh Pyongyang, Bắc Triều Tiên là di tích đầu tiên của đất nước này được công nhận là Di sản thế giới.
Koguryo gọi theo tiếng việt là Cao Câu Ly là vương triều đầu tiên và là vương triều hùng mạnh nhất tại miền Đông Bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên trong khoảng thời gian tử thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 7.
Vương triều này được hình thành từ năm 32 trước công nguyên tại Trung Quốc rồi chuyển kinh đô về Pyongyang năm 427.
Quần thể lăng mộ này gồm hơn 10.000 lăng mộ - là nơi trôn cất, mai táng các vị vua và thành viên của hoàng tộc cùng với giới quý tộc thời kỳ Cao Câu Ly. Trong hơn 10.000 lăng mộ chỉ có khoảng 100 lăng mộ có trang trí tranh tường. Những ngôi mộ đặc biệt này được cho là nơi mai táng vua, hoàng hậu và gia và các công chúa, hoàng tử.
Những ngôi mộ này được tim thấy tại Triều Tiên và Trung Quốc. Trong đó những ngôi mộ được tìm thấy tại Triều Tiên đã cho thấy sự phát triển xây dựng của vương triều Cao Câu Ly.. |
Trong nhiều ngôi mộ có tài sản được chôn cất theo. Những ngôi mộ lớn còn được xây dựng thành nhiều phòng bên trong. Các công trình này đều được xây dựng bằng đá rất vững chắc. Người xưa đã kéo léo đẽo đá rồi gò mài để có thể xếp chồng lên nhau rồi sử dụng đất đắp lên tạo độ vững chắc. Phần thiết kế trần cũng vô cùng ấn tượng với cách hỗ trợ khéo léo để trọng lượng được san đều.
Với kỹ thuật cao và sự sáng tạo những ngôi mộ trong quần thể lăng mộ Cao Câu Ly được coi là những công trình kiến trúc hoàn hảo, là hình mẫu cho việc xây dựng mộ sau đó. Công nghệ xây dựng lăng mộ dưới lòng đất còn tiếp tục được các nhà khoa học, khảo cổ nghiên cứu bởi sự chuẩn xác và ưu việt mà con người từ hàng trăm năm trước đã tạo nên.
Tại những ngôi mộ có trang trí tranh tường, các nhà lịch sử học đã giải mã được nhiều câu chuyện lịch sử. Đề tài và nội dung của các bức tranh tường trong mộ cổ tại Kogyryo vô cùng đa dạng và phong phú như: đời sống, nghi lễ tôn giáo, phong tục, thực phẩm và cả trang phục….
Trong số hơn 10.000 ngôi mộ chỉ có khoảng 100 ngôi mộ có tranh tường. Các nhà lịch sử cho rằng đây là mộ của vua, hoàng hậu và hoàng thất...Nội dung và đề tài được vẽ rất đa dạng và sinh động |
Từ những bức tranh này, hình ảnh về một vương triều được diễn tả lại vô cùng sống động và xác thực. Một điều vô cùng ngạc nhiên nữa đó là dù trải qua thời gian không ngắn nhưng những tác phẩm này vẫn còn khá nguyên vẹn và sắc nét. Điều này cho thấy nguyên liệu được sử dụng để vẽ đã được lựa chọn rất kỹ. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt lịch sử và là bằng chứng rõ nét về cuộc sống của vương triều Cao Câu Ly, các tác phẩm tranh tường này còn được đánh giá là những kiệt tác hội hoại. Điều này cũng cho thấy sự phát triển về văn hóa, nghệ thuật của vương triều hùng mạnh này. Nghệ thuật của Cao Câu Ly có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nghệ thuật các nước Đông Á trong đó có Nhật Bản.
Đã từng có thời gian các ngôi mộ trong Quần thể di sản này bị bọn săn lùng cổ vật đào trộm bởi đây là các ngôi mộ của hoàng tộc, hầu hết có chôn theo của cải. Vì nạn trộm cướp này mà một số ngôi mộ đã bị hư hại, các bức tranh tường cũng bị hỏng. May mắn là vấn đề này đã được khắc phục kịp thời cho đến nay những ngôi mộ tại di sản văn hóa này được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Quần thể lăng mộ Koguryo được Unesco công nhận theo tiêu chí (i),(ii),(iii),( iv)
Tiêu chí (i): Các bức tranh tường của các ngôi mộ Koguryo là những kiệt tác đại diện cho nền văn hóa của triều đại Cao Câu Ly. Bên cạnh đó, kỹ thuật xây dựng mộ cũng được đánh giá cao và là minh chứng cho sự phát triển về xây dựng thời kỳ này.
Tiêu chí (ii): Phong tục chôn cất người chết của vương triều Cao Câu Ly cũng tạo nên một ảnh hưởng lớn tới các nền văn hóa khác trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản.
Tiêu chí (iii): Quần thể lăng mộ Koguryo là minh chứng đặc biệt của văn hóa vương triều Cao Câu Ly không chỉ ở tục lệ chôn cất mà còn ở niềm tin vào tôn giáo.
Tiêu chí (iv): Quần thể lăng mộ Koguryo là một ví dụ điển hình về tục lệ mai táng cổ xưa nói chung và của vương triều Baekje nói riêng.
Dù đã trải qua hàng trăm năm, nhưng các tác phẩm tranh tường vẫn còn rất rõ nét và ở trong tình trạng bảo quản tốt. Những tác phẩm này ngoài giá trị lịch sử còn được coi là những kiệt tác nghệ thuật thời kỳ Cao Câu Ly. |
NLH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét