(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thành phố cổ Bosra của Syria là Di sản văn hóa thế giới năm 1980.
Thành phố cổ Bosra là một thành phố nằm ở phía nam Damascus, đây là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Thành phố này đã xuất hiện trong các tài liệu Ai Cập từ thế kỷ 14 trước Công nguyên. Đây vốn là thủ đô của đế quốc Ả- Rập. Đến năm 106 thành phố bị người La Mã chinh phục và trở thành thủ đô của đế chế La Mã từ thời kỳ đó. Di sản văn hóa thế giới này cũng đã có một thời gian dài trong lịch sử là địa điểm dừng chân của những người hành hương trên đường đến thánh địa Mecca.
Theo các nhà lịch sử thì thành phố có cư dân cư trú liên tục trong 2.500 năm. Thành phố này không chỉ được tôn vin bởi kiến trúc đẹp được tạo dựng từ cách đây hàng nghìn năm mà thành phố còn là nơi lưu giữ những tàn tích của nền văn minh La Mã và Đạo Hồi. Dù đã trải qua hàng thiên niên kỷ, nhiều công trình kiến trúc có giá trị vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn cho thấy sự vĩ đại của những con người đã tạo nên nó. Tuy nhiên đáng tiếc là thời gian không làm tổn hại đến các công trình kiến trúc này thì chính con người lại tàn phá nó. Trong cuộc nội diễn ra tại Syria, cùng với nhiều thành phố cổ khác, Bosra đã trở thành chiến trường giao tranh giữa Chính phủ và quân nổi dậy. Tiếp theo đó, di sản văn hóa thế giới này lại bị IS chiếm giữ, đánh phá gây tổn hại nghiêm trọng. Trong đó nhiều công trình đã bị phá hủy, những công trình khác hư hại nặng.
Những công trình kiến trúc còn lại tại thành phố cổ Bosra... |
Trong số những công trình kiến trúc tiêu biểu tai Bosra, tiêu biểu nhất phải kể đến là Nhà hát lớn. Với sức chưa lên tới 15.000 người cùng hệ thống âm thanh vẫn rất tốt sau hàng nghìn năm, nhà hát Bosra cho đến nay vẫn là gây ngạc nhiên cho nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ trên thế giới.
Tính tới thời điểm này, Bosra là một trong những nhà hát La Mã được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Nhà hát xây dựng theo hình vòng cung, bục sân khấu cao ba tầng, khu vực ghế ngồi cho khán giả có ba mươi lăm bậc, được xây dựng thoai thoải nối tiếp nhau. Hàng nghìn năm trước khi mà âm thanh chưa có những phương tiện công cụ hỗ trợ thì việc tính toán để diễn viên, nghệ sĩ biểu diễn bằng giọng thật có thể truyền được đến tất cả khán giả là việc vô cùng khó khăn. Nhưng càng khó khăn mới lại càng thấy tài năng siêu việt của các kiến trúc sư La Mã. Họ đã tình toán chuẩn xác tới từng chi tiết nhỏ để làm sao chỉ cần dùng giọng thật, không có mất kỳ sự hỗ trợ âm thanh nào mà tiếng hát, giọng nói của diễn viên vẫn vang được tới khán giả ngồi tận hàng cuối cùng. Sự tính toán thông minh và sáng tạo này cùng với kiến trúc độc đáo đã đưa nhà hát Bosra trở thành một trong những nhà hát La Mã tiêu biểu của thế giới.
Nhà hát Bosra được thiết kế vô cùng đặc biệt để có thể phát tán âm thanh từ sân khấu đến tận những khán giả ngồi hàng ghế cuối cùng. Đến nay, công trình này vẫn khiến nhiều kiến trúc sư phải nể phục và nhiều ca sĩ, nhạc sĩ kinh ngạc.. |
Nhờ có một pháo đài được xây dựng dưới thời kỳ triều đại Ayyubid bao quanh nhà hát Bosra mà đến nay nhà hát vẫn còn được nguyên vẹn gần như chưa hề bi hư hại. Tuy nhiên, cũng có những luồng thông tin cho rằng nhà hát này hiện được phiến quân IS sử dụng làm địa điểm giết người hàng loạt.
Ngoài nhà hát Bosra, thành phố cổ còn có những công trình kiến trúc mang giá trị mỹ thuật cao đồng thời giá trị lịch sử cũng vô cùng quan trọng như thánh đường Al-Omari .Thánh đường Al-Omari là một trong những nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại.
Syria hiện có 6 di sản thế giới được công nhận nhưng cả 06 di sản đều được Unesco đưa vào danh sách những di sản thế giới bị đe dọa.
Có nhiều nguồn tin cho rằng nhà hát Bosra đang được sử dụng làm nơi giết người hàng loạt do bị phiến quân IS chiếm giữ. Nhiều công trình cổ hàng nghìn năm tuổi tại Di sản văn hóa thế giới này cũng đã bị phá hủy bởi chiến tranh.. |
(Ảnh nguồn internet)
NLH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét