Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Đặc sản của 'vùng đất tuyết' ở Nhật Bản

Người dân Niigata, Nhật Bản thường tận dụng những đợt tuyết rơi như "tủ lạnh" để bảo quản đồ ăn. Kỹ thuật độc đáo này khiến hoa quả, rau củ ngọt và giòn hơn thông thường.
Được mệnh danh là "vùng đất tuyết", Niigata có một thung lũng nằm cạnh bờ biển của Biển Nhật Bản, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km. Vùng này du khách thường không thể tới được vào mùa đông do các trận bão tuyết lớn. Tuy nhiên dân địa phương đã thích nghi với điều kiện khắc nghiệt này, thậm chí họ xây lối đi vào tầng hai của nhà mình để di chuyển khi tuyết quá dày.
 
Các loại rau củ và hoa quả ở đây như táo Fuji, cà rốt, củ cải trắng đều được cho vào túi và bỏ sọt, vùi dưới các gò tuyết, hoặc đặt trong một nhà kho chất đầy tuyết. Phương pháp bảo quản bằng tuyết độc đáo này giúp thực phẩm được lưu giữ qua nhiều tháng. Một số nông dân còn để tuyết rơi phủ lên rau củ của họ ngay trên đồng mà không thu hoạch trước.
 
Các loại thực phẩm đặt trong tuyết sẽ giòn hơn và có vị ngọt hơn đồ lưu trữ trong tủ lạnh "xịn". Rau củ bảo quản bằng tuyết thường được người dân luộc, nấu súp, hầm hoặc ăn kèm với thịt lợn rừng. 
 
Kuniaki Tojo là thế hệ thứ 3 của Kanzuri, công ty gia đình có truyền thống sản xuất ra một loại ớt đỏ làm tương. Tương ớt Kanzuri là một trong những sản phẩm bảo quản bằng tuyết nổi tiếng nhất Nhật Bản. 
 
Nguyên liệu chính để làm tương ớt Kazuri là loại ớt đỏ Togarashi. Quá trình bảo quản ớt có phần khác biệt hơn so với các loại thực phẩm thông thường. Ban đầu người dân ướp muối cho ớt trước khi đem ra phơi trên tuyết 3-4 ngày. Thời gian này đủ để giảm độ cay nóng trong những quả ớt. 
 
Những người nông dân đánh dấu khu vực bảo quản ớt bằng các ngọn tre nhỏ. Kể cả khi tuyết rơi dày phủ lên toàn bộ khu vực thì người dân vẫn nhận ra dễ dàng chỗ họ để ớt. 
 
Sau công đoạn yukisarashi, ớt được trộn với hỗn hợp koji (men gạo thường dùng để làm rượu sake) và vỏ quả yuzu, một loại trái cây họ cam. Hỗn hợp được bảo quản và cho lên men trong 3 năm.
Tương ớt dùng để tăng hương vị cho các loại súp như ramen, shabu shabu, làm món xiên nướng như yakitori từ thịt gà hoặc các loại thịt khác. Món này còn có thể ăn kèm với sashimi.  
 
(Theo BBC)
Hương Chi

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

"Con quái vật khổng lồ" nhất ngành đường sắt thế giới, dài 7.300m và nặng 100.000 tấn



Lương Trung | 
"Con quái vật khổng lồ" nhất ngành đường sắt thế giới, dài 7.300m và nặng 100.000 tấn
Đoàn tàu BHP Billitron Iron Ore, Úc.

Với những thông số khổng lồ như trên, đoàn tàu này hoàn toàn bỏ xa mọi đối thủ, thậm chí nó có chiều dài gấp đôi con số 3,7km của "kẻ đứng thứ 2"

Tập đoàn khai khoáng đa quốc gia BHP Billitron hiện đang vận hành tuyến đường sắt tư nhân Mount Newman nằm ở phía Tây nước Úc. Tuyến đường sắt này dài 426km nối liền Newman với cảng Hedland và là một trong những tuyến đường sắt tư nhân dài nhất nước Úc.
Con quái vật khổng lồ nhất ngành đường sắt thế giới, dài 7.300m và nặng 100.000 tấn - Ảnh 1.
Được đưa vào hoạt động từ năm 1969, tuyến đường này được sử dụng nhằm vận chuyển quặng sắt trên những con tàu siêu trường siêu trọng Một đoàn tàu thường kết thúc chuyến hành trình sau 8 giờ với trung bình 250 toa và tổng chiều dài đoàn tàu đạt 2,6km.
Khối lượng quặng trung bình nó mang theo là khoảng 24.000 tấn và tổng khối lượng đoàn tàu lên đến hơn 40.000 tấn.
Để kéo một khối lượng khủng khiếp như vậy, người ta bố trí tới 4 đầu máy SD70ACe với hai chiếc ở đầu và hai chiếc ở giữa đoàn tàu. Tuy nhiên, vào năm 2001, đoàn tàu BHP Billitron Iron Ore đã phá kỉ lục thế giới về độ dài với 682 toa hàng, trải dài 7,3km.
Tổng khối lượng của đoàn tàu khi đó đạt xấp xỉ 100.000 tấn, trong đó có 82.000 tấn quặng sắt. Để vận chuyển một khối lượng lớn như vậy, đoàn tàu đã được bố trí tới 8 đầu máy GE AC6000CW phân bố dọc theo chiều dài của nó. Mỗi đầu máy này có công suất tới 6.000 mã lực.
Con quái vật khổng lồ nhất ngành đường sắt thế giới, dài 7.300m và nặng 100.000 tấn - Ảnh 2.
Đoàn tàu Double Stack Container, Canada.
Tính đến thời điểm hiện tại, nó vẫn là đoàn tàu giữ kỷ lục thế giới về chiều dài. Trong khi đó, đoàn tàu đang xếp thứ 2 thế giới về độ dài là Double Stack Container ở Canada có chiều dài 3,7km, chỉ bằng một nửa so với con quái vật sắt BHP Billitron Iron Ore của Úc.
BHP Billitron Iron Ore - Đoàn tàu dài nhất thế giới
theo Trí Thức Trẻ

Khám phá văn hóa Ấn Độ qua ẩm thực

Khám phá văn hóa Ấn Độ qua ẩm thực

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới, với dân số trên 1 tỉ người, đồng thời là nước lớn thứ 7 về diện tích. Chính vì vậy, Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú. Trong đó, văn hóa ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng.

Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay.  Có lẽ xuất phát từ cách ăn này mà đưa đến sự khác biệt rõ nét trong cách chế biến các món ăn. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của quốc gia này nên trong bữa ăn cơm vẫn là món ăn chính. Tuy nhiên, cách nấu cơm thì lại hoàn toàn khác. Gạo được xào với dầu hoặc bơ trước khi cho nước vào để nấu và khi cơm sắp chín còn cho thêm: tiêu, hạt cumin hay quế…
Bên cạnh đó, cách chế biến món ăn của người Ấn cũng chịu ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận và tôn giáo. Người Hồi giáo kiêng thịt heo trong khi người Ấn giáo lại không dùng thịt bò. Do đó thông dụng nhất vẫn là thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản. Các món thịt cũng được chế biến hết sức độc đáo.
Theo phong tục của người Ấn Độ, trong các bữa tiệc cưới hỏi hay các ngày lễ lớn thì món ăn không thể thiếu là cừu nấu với hạnh nhân, món thịt cừu nướng cũng được xem là món ngon nhưng có cách chế biến khá lạ. Thịt cừu được đặt trong nồi đất nấu trên bếp than hay bếp củi, trên nắp đặt than hồng. Như vậy, thịt cừu vừa thơm vừa giữ được vị ngọt nguyên thủy.
 
Khi nói đến ẩm thực Ấn Độ không thể không nhắc đến gà Tandoori, người Ấn Độ ăn gà Tandoori ở “mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm”. Có thể nói nó là món ăn vừa bình dân nhưng cũng vừa sang trọng bởi nó xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày đến những bữa tiệc quan trọng, thịnh soạn.
Gà Tandoori không chỉ được ưa thích bởi vị ngon mà còn bởi màu sắc rất bắt mắt của nó, một đĩa gà Tandoori có thể biến một bữa ăn bình thường thành bữa ăn khá hấp dẫn và được ăn kèm với hành tây sống. Gà Tandoori chỉ dùng ngon khi mới vừa nướng xong, trước khi ăn nên vắt chanh lên miếng gà đó. Chính vị chua của chanh sẽ làm bớt đi phần nào độ cay. Để làm được món gà Tandoori, người ta phải lột toàn bộ da gà, để nguyên con. Để có mùi vị ngon thì phải kết hợp nhiều loại gia vị, trộn sữa chua, nước chanh nguyên chất, tỏi, gừng, rau mùi, hạt tiêu…
Sau đó, cho gà vào hỗn hợp gia vị trên rồi để trong tủ lạnh khoảng 8 giờ cho gia vị ngấm vào thân gà. Lấy gà ra khỏi tủ lạnh 30 phút trước khi nướng. Lúc này, gà được nướng lên có sắc màu vàng trông rất hấp dẫn.
 
Nhắc đến Ấn Độ không thể không nhắc đến cà ri – một món mà người nước ngoài coi là quốc hồn của ẩm thực Ấn Độ. Cũng giống như cơm của Việt Nam hay sushi của Nhật, cà ri là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Ấn Độ.
Có rất nhiều loại cà ri khác nhau, mỗi món mang một hương vị đặc trưng riêng bởi những nguyên liệu làm nên nó như: các loại rau tạo nên món Mixed Vegetable Curry và các gia vị làm nên món cà tím Masala (Baingan Masala) hấp dẫn, các món gà như Chicken Curry, Korma cay vừa, có thể không cay hoăc rất cay như Vindaloo, Kadhai thật ngon miệng… Và cà ri được nấu với rất nhiều khẩu vị khác nhau như: Cà ri trứng, cà ri hải sản, cà ri gà, cà ri bắp cải khô, cà ri rau củ… và thường nấu ở dạng khô.
Ngoài ra người Ấn Độ cũng dùng rất nhiều gia vị được làm từ trái cây như: dừa, me, xoài… để tạo độ chua, cay, béo cho món ăn và các gia vị này thường được rang khô trước khi nêm vào thức ăn để tạo nên hương vị đậm đà, lâu tan. Cùng ăn với cà ri là những loại cơm Như Biryani, Pulau.
 
Ẩm thực Ấn Độ có nét đặc biệt riêng bởi sự phối hợp hài hòa giữa các gia vị. Mỗi vùng miền của đất nước này lại có cách sử dụng gia vị cũng như chế biến các món ăn khác nhau. Sự đặc sắc trong các món ăn của miền Bắc Ấn Độ được thể hiện qua việc sử dụng một cách cân bằng các nguyên liệu thực phẩm như: sữa, bỡ sữa, sữa chua. Các món ăn thường không thể thiếu nước xốt.
Bên cạnh đó còn có một số các thành phần nguyên liệu khác được sử dụng thường xuyên như: ớt, nghệ và quả hạch… thì miền Đông lại có điểm đặc biệt của những món ăn vùng Orissa, Bengal và Assam thể hiện qua cách pha chế gia vị vào món ăn một cách tinh tế. Các món ăn tại các vùng này thường sử dụng mù tạc, cây thìa là Ai Cập, ớt xanh, sốt thì là.
Trong khi đó Các món ăn của miền Nam Ấn Độ có thành phần chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa và đặc biệt là nước cốt dừa, cà ri. Các món ăn của miền Nam Ấn Độ thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị như me, quả dừa, đậu lăng, cơm và một số loại rau. Các món ăn của miền Tây chịu ảnh hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha và các món ăn của Đông Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng của các nước lân cận như: Burma, Trung Quốc.
theo Tapchidulich





Khám phá văn hóa ẩm thực của Ấn Độ qua phim "Cô dâu 8 tuổi"





(PL+) - Bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” không chỉ xoay quanh tục tảo hôn mà còn vẽ nên bức tranh đa sắc về văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực.

Bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” không chỉ đề cập đến khán giả về vấn nạn tảo hôn trong xã hội, đất nước Ấn Độ mà còn đề cập về nhiều khía cạnh khác trong đời sống xã hội, đặc biệt là về văn hóa. Trong đó, qua bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” khán giả có thể biết về những trang phục của người Ấn Độ, ẩm thực, nghi thức trong ngày lễ và những nghi lễ trong đám cưới,….
Có thể nói, đạo diễn đã rất khôn khéo khi đưa tất cả những gì đặc trưng nhất của Ấn Độ vào trong phim để giới thiệu với khán giả trong và ngoài nước. Chắc hẳn khi bộ phim được phát sóng từ tập 1 đến giờ mọi người đã rất tò mò về ẩm thực của Ấn Độ, những món ăn bốc thường thấy trong phim.
Dưới đây báo Pháp luật Plus sẽ giới thiệu với các bạn những nét độc đáo về văn hóa ẩm thực Ấn Độ, giải đáp những thắc mắc bấy lâu của khán giả với bộ phim gần 2.000 tập đang gây sốt ở Việt Nam hiện nay.
Trong bữa ăn, phụ nữ trong gia đình sẽ phải đứng bên cạnh để phục vụ chồng và bố mẹ. Và bao giờ mọi người ăn xong xuôi họ mới được ăn.
Trong bữa ăn, phụ nữ trong gia đình sẽ phải đứng bên cạnh để phục vụ chồng và bố mẹ. Và bao giờ mọi người ăn xong xuôi họ mới được ăn.
Nói đến ẩm thực Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến vị cay, nồng, thơm, béo ngậy… của cà ri, nước sốt và các món bánh, món nướng đặc trưng. Ẩm thực Ấn Độ độc đáo, nó là sự kết hợp giữa đa dạng các loại gia vị, sự cầu kỳ và cả yếu tố huyền bí trong đó nữa.
Thường xuất hiện trong bối cảnh chính, bộ phim thường có cảnh cả gia đình ăn sáng với món ăn truyền thống.
Trong tiếng Ấn Độ người ta gọi bữa ăn sáng là "Jalpan" được hiểu là bữa lót dạ và được dọn ra trước lúc mặt trời mọc. Có một đặc điểm cực khác biệt đó là trong tất cả các bữa lót dạ của người Ấn đều không có thịt. Những món ăn thường thấy là bánh mì, rau, củ, quả, đậu luộc và uống kèm lassi hoặc trà. Đây là những món ăn mà Anandi thường xuyên tự tay làm cho cả nhà và mang vào tận phòng cho Jasdish.
Jalpan - bữa sáng của người Ấn Độ.
Jalpan - bữa sáng của người Ấn Độ.
Trong các cảnh quay trưa hoặc chiều, trên bàn ăn thường xuất hiện món cơm và cà ri. Cơm Biriyani là món cơm trộn, một trong những món ăn đặc trưng và khi ăn, người dùng thường dùng tay để bốc. Món cơm này thường ăn kèm với thịt gà hoặc cừu. Cơm Biriyani được nấu từ gạo Basmati, một loại gạo xuất xứ từ Ấn Độ.
Cơm ấn.
Cơm ấn.
Bánh nan.
Bánh nan.
Cà ri cá.
Cà ri cá.
Để tạo nên độ hấp dẫn về hương vị, bắt mắt thực khách, người ta đem cơm nấu chung với các loại gia vị khác nhau như thì là, hạt đậu, hồi, quế, gừng, hành, tỏi, ớt… Trong đó, nguyên liệu chính không thể thiếu, tạo nên màu sắc bắt mắt cho món ăn đó chính là nghệ tây.
Với người dân Ấn Độ, gia vị được xem là yếu tố không thể thiếu để tạo ra một món ăn ngon. Chẳng hạn như các loại bột làm từ ngô, lúa mạch, đậu có tác dụng làm sánh đặc thức ăn, lá cà ri (thường ở dạng lá tươi, sấy khô hoặc xay nhuyễn thành bột) tạo hương thơm đặc trưng cho món ăn của người Ấn.
Ngoài ra còn có nhiều loại gia vị ở dạng nước cũng có tác dụng tạo mùi thơm, được chiết xuất từ các loại thảo mộc như nguyệt quế, tiểu hồi, đại hồi, thảo quả, hồ trăn, đinh hương. Các loại gia vị ở dạng bột làm từ trái cây như dừa, me, xoài… thường được dùng để tạo ra các vị chua, cay, béo.
Josh rogan cari thịt cừu.
Josh rogan cari thịt cừu.
Một điểm lưu ý trong khâu chế biến món ăn của người Ấn là trước khi dùng để nêm vào thức ăn, gia vị luôn được rang cho khô, như thế thì hương thơm mới đậm đà, lâu tan…
Phụ nữ là người đảm nhận chuyện bếp núc. 
Phụ nữ là người đảm nhận chuyện bếp núc. 
Đối với người Ấn Độ, phụ nữ không những phải đảm đang bếp núc mà còn phải biết nấu ăn rất ngon để chăm lo cho chồng. Đó cũng là lý do mà các cảnh quay trong “Cô dâu 8 tuổi” thường được thực hiện trong khu vực bếp.
Hồng Nhung

Những vùng đất cô độc, khó tiếp cận nhất trái đất

Bất chấp những tiến bộ trong công nghệ, con người vẫn chưa thể khám phá hết được hành tinh của mình.


1. Quần đảo Pitcairn
 

Quần đảo Pitcairn lộng lẫy
Với những thông tin gần đây về việc con người sẽ đổ bộ lên Sao Hỏa, có cảm giác như chúng ta đã giải đáp được hết những bí ẩn của Trái Đất. Tuy vậy, hành tinh của chúng ta vẫn còn đó những vùng đất mà con người vẫn chưa thể đặt chân đến.
Địa hình hiểm trở là lý do lớn nhất khiến con người vẫn chưa thể khám phá hết quần đảo Pitcairn ở Thái Bình Dương với chỉ 49 cư dân. Điều bất ngờ là không chỉ có dân số vô cùng thấp, Pitcairn còn cách xa hòn đảo có sự sống gần nhất đến hàng trăm cây số.
 

Dân số ở Pitcairn chỉ là 49 người
Quần đảo Pitcairn không có bất cứ một sân bay nào, nên cách duy nhất bạn có thể đặt chân đến đây là qua đường thủy. Thậm chí, ngay cả những chiếc thuyền cũng hiếm khi xuất hiện tại quần đảo này.
Điều khủng khiếp hơn là trước khi lên tàu, bạn phải trả qua 24 giờ bay đến một hòn đảo ở Pháp mang tên Manereva, nơi chỉ có một chuyến bay trong tuần. Sau đó, bạn phải vượt qua hơn 330 dặm (khoảng 531km) trên thuyền để đến với Pitcairn. Những chiếc thuyền cũng chỉ đến đảo vẻn vẹn một lần trong 3 tháng mà thôi.
2. Đảo Kerguelen
 

Kerguelen còn được biết đến với cái tên đảo cô độc
Quần đảo Pitcairn vẫn chưa là gì khi so sánh với Kerguelen ở Ấn Độ Dương. Nằm cách xa trung tâm dân cư ở Madagascar tới 3.300km, nơi đây còn được biết đến với cái tên “đảo cô độc”. Những người duy nhất sống trên đảo Kerguelen là các nhà khoa học và cũng giống như Pitcairn, nơi đây không có sân bay nào. Cách duy nhất để di chuyển là bằng thuyền, vốn chỉ đến đây 4 lần trong năm. Bạn cũng sẽ phải trải qua 6 giờ lênh đênh trên biển để đặt chân đến vùng đất bí ẩn này.
3. Núi Sidley
 

Núi Sidley kì vĩ
Một địa danh khác mà không nhiều người có thể chinh phục được đó là núi Sidley, nơi có địa hình hiểm trở nhất ở Nam Cực. Trong lịch sử, mới chỉ có 3 người thành công trong việc chinh phục núi Sidley. Vùng đất này nguy hiểm đến mức không quốc gia nào muốn công nhận đây là lãnh thổ mình. Đây quả thực là một thử thách lớn với tất cả những người đam mê mạo hiểm.
 

Mới chỉ có 3 người chinh phục được núi Sidley
Theo Khôi Nguyên (Theo Science Alert) (Dân Việt)

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Hồ Quang Hiếu bật mí về điểm du lịch '3 trong 1' đầy lý thú

(Emdep.vn) - Đến với quần đảo Virgin thuộc Mỹ bạn có thể xem Moko jumbies múa trong cuộc diễu hành Carnival, nghe tiếng thổ ngữ du dương của một ngôn ngữ Creole. Hoặc có thể dành một ít thời gian trên tất cả ba hòn đảo St Thomas, St. John hoặc St. Croix.
Có thể khi ghé thăm Virgin, một tiểu bang của Mỹ, mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau. Đối với nam ca sĩ Hồ Quang Hiếu thì anh rất thích thú khi vừa được thăm quan khám phá Vùng biển Caribbean vừa được tặng 300 USD. Theo như chia sẻ, thời gian anh đến đây nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm “Ngày dịch chuyển” của quần đảo khi Đan Mạch nhượng lại cụm đảo này cho Mỹ với giá 25 triệu USD, do đó mỗi một du khách đến thăm Virgin sẽ được tặng 300 USD. "Đó là điều vô cùng ấn tượng với Hiếu, khi mình vừa đi chơi lại vừa được tặng tiền”.
Tuy nhiên nam ca sĩ “Con bướm xuân” cũng thông tin thêm rằng dù đây là một khuyến mãi không tồi để bạn có thể có một kỳ nghỉ, nhưng theo phản hồi của một số dân Mỹ, nơi này có tỉ lệ tội phạm cao. Vì vậy du khách nên cân nhắc về chuyến đi này. Được tặng 300 USD thật không đáng cho những phiền toái vì tệ nạn xã hội ở đây có thể mang lại cho bạn.
Hồ Quang Hiếu bất mí về điểm du lịch 3 trong một đầy lý thú
Còn đối với một người ưa thích sự dịch chuyển như Hồ Quang Hiếu thì đây quả là một hành trình đầy lý thú. Anh chàng đã dành thời gian để len lỏi, khám phá cuộc sống thường nhật của của người dân bản địa. Theo Hồ Quang Hiếu: “Đa số người dân trên đảo là nô lệ da đen trước đây được người da trắng đưa tới. Người dân nơi sống bằng dịch vụ du lịch, làm nông trại mía đường, sản xuất rượu rhum… Nhìn chung đời sống ở đây không được bằng 50 tiểu bang của Mỹ.”
Hồ Quang Hiếu bất mí về điểm du lịch 3 trong một đầy lý thú
Nơi này từng thuộc Đan Mạch cho đến khi quốc gia này nhường lại cho Mỹ trong Hiệp ước Tây Ấn thuộc Đan Mạch năm 1916. Do đó cũng chẳng khó hiểu khi Thủ đô của vùng đất bảo hộ này là Charlotte Amalie, theo tên của hoàng hậu Đan Mạch ngày xưa. “Đặc biệt đây cũng là quần đảo duy nhất ở Mỹ người ta chạy xe bên trái”, Hồ Quang Hiếu cho biết.
Hồ Quang Hiếu bất mí về điểm du lịch 3 trong một đầy lý thú
Quần đảo Virgin thuộc Mỹ bao gồm bốn đảo chính St. Croix, Saint John, St. Thomas và đảo Water, cùng nhiều đảo nhỏ hơn. Theo chia sẻ của Hồ Quang Hiếu thì mỗi một hòn đảo ở Virgin lại có những điều lý thú riêng biệt. Thời tiết ở đây thì vô cùng dễ chịu, có hai mùa mưa nắng rõ rệt.
Charlotte Amalie là đảo có nhiều di tích lịch sử, và được du khách thích thăm viếng nhất. Mỗi ngày ở đây rất nhiều tàu cập bến đổ du khách lên. Dân số thành phố vào khoảng 18.000 người. Bãi biển Magens ở đây được hội National Geographic Society bầu chọn là một trong 10 bãi biển đẹp nhất thế giới, với bãi cát trắng mịn tuyệt đẹp. Trong ấn tượng của Hồ Quang Hiếu thì phố xá ở Charlotte Amalie rất dễ thương. Có nhiều đường nhỏ đẹp, dù nhỏ hơn đường hẻm khu ở Sài Gòn nhiều nhưng rất dễ thương và thơ mộng”. 
Hồ Quang Hiếu bất mí về điểm du lịch 3 trong một đầy lý thú
Đặc biệt Virgin là hòn đảo không có thuế mua bán, nên khi đến đây bạn có thể mua sắm thoải mái mà không cần lo đến giá cả. Hồ Quang Hiếu hài hước chia sẻ cùng một chai rượu mà giá ở New York là 100 USD, ở đây thì chưa đến 40 USD khiến anh còn tưởng mình bị... hoa mắt.
Hồ Quang Hiếu bất mí về điểm du lịch 3 trong một đầy lý thú
Virgin điểm đến đầy lý thú 
Đến Virgin khá dễ dàng nếu bạn xuất phát từ bờ biển phía đông của Mỹ, có rất nhiều chuyến bay thẳng qua Virgin. Hồ Quang Hiếu cũng không quên chia sẻ rằng:  "Nếu bạn có dịp sang Mỹ hãy ghé thăm Virgin, đảm bảo Virgin sẽ mang lại đến cho bạn một chuyến đi đầy lý thú”.
Ảnh NVCC
Bobe Thùy Trịnh

Guoliang – ngôi làng trên 9 tầng trời ở Trung Quốc

Ẩn hiện trên đỉnh núi cao 1.752 mét là làng đá Guoliang. Từ một ngôi làng có nguy cơ bị lãng quên, nó trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhờ một con đường làm nên từ mồ hôi và máu. 

guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc
Nằm sâu trong dãy núi Taihang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, Guoliang là ngôi làng làm hoàn toàn từ đá với dân số chỉ vào khoảng hơn 300 người. Ảnh: Cultural China.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-1
Muốn tới Guoliang, du khách phải vượt qua một con đường chật hẹp và trơn trượt bên vách đá dựng đứng, cheo leo ở độ cao 1.752 mét. Vì lẽ đó, Guoliang còn được mệnh danh là “ngôi làng trên mây”, hay “ngôi làng trên 9 tầng trời”. Ảnh: Cultural China.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-2
Trong nhiều năm, đường hầm xuyên núi Guoliang luôn nằm trong danh sách điểm đến nguy hiểm nhất thế giới, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và khám phá. Thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau công trình vĩ đại đó là máu và nước mắt của nhiều thế hệ dân làng Guoliang. Ảnh: Imagine China.
 Du khách lái xe qua đường hầm trong núi dẫn đến Guoliang. Video: Bavareze.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-3
Do địa hình hiểm trở, làng Guoliang gần như bị cô lập hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. “Mỗi lần đi qua đoạn đường là một lần đối diện với tử thần”, Shen Mingxi, trưởng làng Guoliang nhớ lại.  Ảnh: Imagine China.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-4
Thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ không đầu tư một con đường tiêu tốn hàng triệu USD chỉ để cho 300 người sử dụng. Làng Guoliang gần như đứng trước nguy cơ bị lãng quên, trở thành một ngôi làng ma không người sinh sống. Ảnh: Cultural China.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-5
Trước tình hình đó, 13 người thợ trong làng quyết định đào đường hầm qua núi Taihang. Họ phải mất tới 5 năm để hoàn thành đường hầm dài 1.250 m, cao 5m và rộng 4m, đủ để hai xe tránh nhau. Do không có kinh nghiệm trong việc đào hầm và sử dụng thuốc nổ, 5 người đã chết trong quá trình xây dựng. Tuy vậy, đến ngày 1/5/1977, đường hầm chính thức được khai thông. Ảnh: Imagine China.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-6
Làng Guoliang thực sự nhỏ bé, nhưng lại mang đặc trưng rất riêng khi được làm hoàn toàn từ đá, kể cả những đồ vật thường dùng như bàn, ghế. Ảnh: Chinatour Advisor.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-7
Bên trong một ngôi nhà tại Guoliang. Ảnh: Cultural China.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-8
Người dân Guoliang rất thân thiện và luôn chào đón du khách. Kể từ năm 2000, khi Trung Quốc đẩy mạnh du lịch trong nước, làng Guoliang đón hàng nghìn du khách mỗi năm. Ảnh: Chinatour Advisor.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-9
Du khách tới Guoliang đều phải trầm trồ trước vẻ đẹp có một không hai của ngôi làng. Ảnh: Chinatour Advisor.
guoliang-ngoi-lang-tren-9-tang-troi-o-trung-quoc-10
Du khách muốn đến Guoliang nên bắt đầu từ thành phố Tân Hương (Hà Nam), lái xe về phía bắc đại lộ Huanyu (cột S229) và đi tiếp 20 km đến thị trấn Huixian. Tại đây, đi thẳng cho tới giao lộ giữa S229 và S228, rẽ trái, đi tiếp khoảng 13 km tới làng Nanzhaizen. Rẽ trái một lần nữa và đi theo bảng chỉ dẫn khoảng 13 km để tới làng Guoliang. Ảnh: Shanghai Outing Club.
Hải Thu