Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Thiền định ở Myanmar – Ngỡ đi xa lại hóa về gần

Những năm gần đây, khái niệm Thiền và Chánh niệm được thảo luận nhiều và truyền cảm hứng hơn bao giờ hết.

GẶP NHAU LÀ DUYÊN

Nửa năm trước, sau hơn ba năm gắn bó với công việc nhiều áp lực, cảm giác mệt mỏi và bế tắc, tôi quyết định dừng lại, nghỉ ngơi và tìm cảm giác “sống chứ không chỉ tồn tại”. Tôi quyết định thực hiện kế hoạch mình đã ấp ủ từ nhiều tháng trước đó: tham gia khóa thiền định Vipassana 10 ngày và du lịch trải nghiệm một tháng ở Myanmar, đất nước Phật giáo xinh đẹp với người dân hiền hòa, thân thiện. Nơi tôi đăng ký học thiền là trung tâm Thiền Vipassana Dhamma Joti tại Yangon. Đây là một trung tâm thiền định lâu đời tại Myanmar với nhiều khóa thiền 10 ngày diễn ra thường xuyên dành cho thiền sinh Myanmar và quốc tế.
thiền định 1
Những tòa tháp chạm trổ tinh xảo trong khuôn viên chùa Shwedagon ở Yangon.
thiền định 2
Ngôi đền nhỏ trên đồi trong khuôn viên trường thiền.
Trung tâm thiền định được đặt tại thành phố Yangon nên trước khóa thiền tôi đã dành một ngày để nghỉ ngơi và khám phá thành phố, trong đó có chùa Shwedagon nổi tiếng. Trải rộng trên diện tích 50.000m2, chùa Shwedagon (hay còn gọi là chùa Vàng) được xây dựng trên ngọn đồi thiêng Singuttara, với tháp cao nhất lên tới 99m được dát bằng vàng thật, khảm kim cương và đá quý lấp lánh trong nắng khiến ai cũng choáng ngợp. Đứng từ bất cứ đâu trong thành phố, bạn cũng có thể nhìn thấy công trình ấn tượng này. Theo truyền thuyết, chùa Shwedagon có hơn 2.500 năm lịch sử, là công trình Phật giáo linh thiêng nhất Myanmar. Mặc dù mỗi ngày đều có rất đông sư tăng và khách du lịch đến tham quan và hành hương, nhưng ngôi chùa vẫn giữ được sự tĩnh lặng tôn nghiêm. Tôi chọn một chỗ ngồi và ngắm nhìn một nhà sư già ngồi thiền bất động trước một pho tượng Phật, gương mặt bình thản. Ngắm những đàn chim bồ câu bay lượn trên những tầng tháp, mặt trời đỏ hồng như lòng trứng gà dần buông, tôi thấy lòng bình yên và thầm cảm ơn duyên lành đã đưa tôi đến đây.
thiền định 3
Hoàng hôn trên “rừng tháp” ở Yangon.
thiền định 4
Hình ảnh các sư cùng cây dù giấy truyền thống sẽ dễ dàng được thấy bất cứ đâu ở Myanmar.
Vào buổi sáng trước khi rời khách sạn, tôi tình cờ biết được cô bạn người Áo cùng phòng cũng đến thiền hôm đó, thậm chí cùng một trung tâm. Nếu đây là sự trùng hợp, thì là một sự trùng hợp thật kỳ diệu vì nhờ vậy tôi đã quen một người bạn mới thật dễ thương, với những trăn trở quá đỗi giống nhau và cùng động viên nhau không những trong khóa thiền mà cho đến thời điểm hiện tại.

10 NGÀY TRẢI NGHIỆM VIPASSANA

Trung tâm thiền định Dhamma Joti với khuôn viên rộng rãi có nhiều cây xanh, một hồ nước lớn, một ngọn đồi nhỏ và luôn ngập tràn tiếng chim hót – một không gian yên bình lý tưởng để các thiền sinh thư giãn và tu tập. Trên đỉnh đồi là một tòa nhà trắng với nhiều ô cửa sổ nhỏ mà sau này, tôi biết được trong tòa nhà có nhiều gian phòng nhỏ khác dành cho các bạn thiền tập tốt. Họ sẽ có thời khóa thiền cách biệt một mình trong những gian phòng này. Sau khi đăng ký, tôi được phân ở cùng phòng với một cô bạn người Mỹ gốc Hoa. Mỗi phòng với hai giường được trang bị chăn màn, gian vệ sinh và gian tắm riêng biệt để tiện sinh hoạt, tuy đơn giản nhưng đầy đủ phục vụ các nhu cầu cơ bản. Buổi tối hôm đó, mọi người được tập hợp để nghe về các quy định cũng như giới thiệu về khóa thiền và thầy S. N. Goenka – người thành lập trung tâm thiền và đã tận tụy cả đời truyền dạy phương pháp thiền Vipassana. Tuy thầy đã mất nhưng khóa thiền vẫn được hướng dẫn bởi thầy qua các đoạn ghi âm và video cùng sự hỗ trợ của các thiền sư là học trò của thầy.
thiền định 5
Tượng Phật nằm trong một ngôi chùa ở Yangon.
thiền định 6
Stupa dát vàng của chùa cao tới 98 mét trên đỉnh nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc.
Thiền định Vipassana 10 ngày luôn được biết đến bởi tính nghiêm khắc trong quá trình thiền, như quy định không được nói chuyện, không giải trí bằng bất cứ hình thức nào (dùng điện thoại, đọc sách, kể cả viết nhật ký), và không tương tác với các thiền sinh khác. Về sau tôi đã hiểu ý nghĩa sâu xa của những quy định này và khâm phục tâm tư của những người sáng lập khóa thiền nhằm mục đích duy nhất là giúp thiền sinh có một khóa thiền hiệu quả nhất. Nếu hiểu rằng các nghiệp đều do thân, khẩu, ý mà phát sanh ra, thì những quy định này giúp thiền sinh hạn chế phát sinh các nghiệp ngoài ý muốn; không nói chuyện giúp tịnh khẩu, giúp không gây các nghiệp khẩu ngoài ý muốn; không giao tiếp giúp tâm tập trung, không bị xao nhãng và phát sinh các ý niệm không cần thiết. Khi tâm đã không còn bị xao nhãng, ta sẽ ngừng hướng tâm ra ngoài và bắt đầu hướng về chính mình.
thiền định 7
Chùa Shwedagon hay được gọi là chùa Vàng, ngôi chùa linh thiêng nhất ở Myanmar.
thiền định 8
Thiền đường là một gian phòng rộng rãi được trang bị máy điều hòa (cơ sở vật chất ở đây tuy cơ bản nhưng vẫn đầy đủ hơn nhiều so với một số trung tâm khác). Nhắm mắt ngồi yên lặng trong suốt hàng giờ quả thật là một thử thách, không chỉ về thể chất với những cảm giác như tê chân, mỏi lưng mà còn về tâm trí khi chỉ sau chưa đầy một phút quan sát hơi thở, tâm đã bị kéo đi xa lúc nào không hay. Nhưng ngay khi nhận biết được và quay lại với hơi thở, đó đã là một thành công. Với sự kiên nhẫn, quyết tâm của chính mình và sự hướng dẫn tận tâm của thiền sư, những người vượt qua được khóa thiền này chắc chắn sẽ có được nhiều lợi lạc cho bản thân. Ngày thứ 3 hoặc thứ 4 thường là ngày mang tính quyết định, vì nếu không vượt qua được sự mệt mỏi, chán chường, cơn thèm mạng xã hội, cơn thèm thịt hay những cơn đau, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc.

KHÔNG PHẢI NHẮM MẮT MỚI LÀ THIỀN

Mỗi tối thiền sinh sẽ được nghe giảng pháp sau một ngày thiền định (có hỗ trợ headphone phiên dịch nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt giúp các thiền sinh hiểu đúng lời pháp). Đây là lúc các vấn đề thiền sinh gặp phải sẽ được giải thích qua lời hướng dẫn cùng với bài pháp thực tế mà sâu sắc vô vàn. Nếu tìm hiểu về Phật pháp hẳn bạn đã nghe về Giới – Định – Tuệ. Khóa thiền này được thực hiện xoay quanh ba điểm chính yếu này. Đầu tiên là giữ Giới, vào khóa tu mọi người sẽ ăn chay, đó là giữ giới không sát sanh, tách biệt nam nữ là giữ giới sắc; khi được hướng dẫn quan sát (quán) hơi thở vào ra của mình là Định, giúp thanh lọc tâm và tập trung tư tưởng. Sau khi nhận biết được hơi thở và cơ thể của chính mình, thiền sinh sẽ được hướng dẫn sâu hơn về Vipassana – vốn nghĩa là nhận biết các sự việc như là chính nó (không thêm vào định kiến hay cảm xúc), và đây chính là những ngày giúp thiền sinh hiểu về Tuệ (mọi người sẽ có một cảm nhận rất riêng cho mình).
thiền định 9
Một góc trường thiền nhìn từ trên đồi.
Sau khi kết thúc khóa thiền định, tôi đã có rất nhiều cảm xúc và chiêm nghiệm cho bản thân. Thế nhưng, nếu có ai hỏi tôi nhớ nhất điều gì sau 10 ngày tu tập này, trong đầu tôi sẽ xuất hiện ngay hai điều: Đầu tiên là cảm giác gian khổ khi phải vất vả chống lại cơn buồn ngủ trong những giờ thiền sáng sớm. Đã nhiều lần, tôi ngủ gục và giật mình tỉnh giấc rồi lại tiếp tục thiền. Lúc đó tôi nghĩ điều này quá khó và chưa thể làm được. Nhưng những ngày sau đó, tôi đã vượt qua, có thể ngồi thiền xuyên suốt thời khóa sáng. Khi ấy, tôi chợt nhận ra “được” hay “không được” chỉ mang tính tương đối. Không được lúc này nhưng sẽ được lúc khác, quan trọng là không bỏ cuộc và tiếp tục cố gắng. Điều thứ hai, đó là cảm giác yên bình tràn ngập trong tim tôi khi thiền định trong không gian tĩnh mịch chỉ nghe tiếng những cây tre cọ xát với nhau và mưa rơi tí tách bên ngoài thiền phòng. Tôi chỉ muốn giữ mãi cảm giác này và nguyện sẽ cố gắng tu tập để ôm trọn sự yên bình trong tâm.
Đây là chuyến đi thiền đầu tiên của tôi và sẽ không là duy nhất. Tôi có kế hoạch sẽ quay lại hoặc tham gia khóa thiền ở Ấn Độ. Nhưng thật sự, thiền ở đâu không quan trọng, bởi tôi biết mỗi nơi đều sẽ có những cơ duyên, bài học và trải nghiệm tuyệt vời đang chờ đón mình. Và quan trọng hơn cả là việc tập áp dụng thiền vào từng giờ từng phút trong cuộc sống ở bất cứ đâu, vì không phải chỉ ngồi xuống nhắm mắt mới là Thiền.
Thông tin:
Thông tin và đăng ký tại: www.dhamma.org/ en/schedules/schjoti. Bạn tự mua vé máy bay qua Yangon, đến trung tâm hoàn tất đăng ký và bắt đầu khóa thiền.
Khóa thiền định liên tục 10 ngày bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối, bao gồm các thời khóa thiền (có thời gian nghỉ giữa các buổi thiền) và thời khóa nghe giảng pháp vào buổi tối.
Khóa thiền hoàn toàn miễn phí, nhưng sau khóa có thể đóng góp theo ý muốn của mình. Vì tôn chỉ của khóa thiền là người tham gia sau nhờ sự gieo duyên đóng góp của người đi trước, cứ thế mà nối tiếp.
Lưu ý đem theo thuốc chống côn trùng và dù (vào mùa mưa) để tiện di duyển trong trung tâm. Nước uống luôn có sẵn tại trung tâm và ban tổ chức luôn có mặt khi bạn cần trong trường hợp ốm đau.

4 điểm nhất định phải ghé khi du lịch Đài Loan


Kim Phụng
Đài Loan luôn là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch khi đến với Châu Á. Được mệnh danh là 'Formosa' tức là 'hòn đảo xinh đẹp', Đài Loan luôn mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời mỗi khi đến đây.
Trải nghiệm sự sang trọng và tiện nghi trong những khách sạn hàng đầu tại Đài Loan
Trải nghiệm sự sang trọng và tiện nghi trong những khách sạn hàng đầu tại Đài Loan

Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch

Lịch trình du lịch Đài Loan và một số điều bạn cần biết1
Du khách Việt tại khu tưởng niệm ở Đài Bắc
TUGO
Một trong những điểm đến hàng đầu của du khách là Đài Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch được bao quanh bởi khu vườn được cắt tỉa xinh đẹp. Tòa nhà màu trắng mang tính biểu tượng là ngôi nhà hình bát giác với hai cầu thang dẫn đến cổng chính, nơi bức tượng khổng lồ của Tưởng Giới Thạch được đặt ở đó.

Đài Bắc 101

Lịch trình du lịch Đài Loan và một số điều bạn cần biết2
Đoàn khách của Tugo tham quan “Tòa nhà chọc trời” - biểu tượng Đài Bắc
Đây là địa điểm nổi tiếng và được chụp hình nhiều nhất ở Đài Loan. Tòa nhà này được mệnh danh là tòa nhà cao nhất thế giới và được Kỷ lục Guinness công nhận là tòa nhà có thang máy chạy nhanh nhất thế giới (chỉ 37 giây để lên đến đỉnh). Phí vào cửa là 20 USD cho người lớn, 18 USD cho học sinh và miễn phí đối với trẻ em.

Bảo tàng Cố cung Quốc gia

Đây là một trong những bảo tàng đẹp ở Đài Bắc, Đài Loan. Đây là nơi lưu giữ một lượng lớn các cổ vật và tác phẩm nghệ thuật cổ. Phí vào cổng là 8 USD cho người lớn và 5 USD cho học sinh.

Những khu chợ đêm

Lịch trình du lịch Đài Loan và một số điều bạn cần biết3
Đã đến Đài Loan là phải khám phá hết khu chợ đêm
Một chuyến du lịch đến Đài Loan sẽ không thể hoàn hảo nếu bạn không đến những khu chợ đêm để thưởng thức ẩm thực ở đây. Ngoài món trà sữa nổi tiếng khắp thế giới thì ở đây còn có những món ăn hấp dẫn khác như: bánh bao hàu sữa, bánh mì quan tài, trứng trà thảo mộc, đậu hũ thối…

Bài viết hợp tác bởi Báo Thanh Niên và Du lịch Tugo
Một số lưu ý
- Nên tránh đi du lịch đến Đài Loan vào tháng 10 vì đây là mùa thường xuyên có bão.
- Đổi tiền tại sân bay Đài Loan hoặc rút tiền ở các máy ATM ở Đài Bắc. Bạn cũng có thể đổi tiền ở khách sạn nhưng tỷ giá thấp hơn nhiều.
- Chuẩn bị pocket wifi hoặc sim-card để sử dụng.
- Cần tìm hiểu kỹ thông tin phương tiện lưu thông để dễ dàng đến các địa điểm du lịch. Một số phương tiện phổ biến như: xe buýt, taxi, xe lửa.
- Thời điểm thích hợp để đi du lịch Đài Loan là khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, thời tiết thích hợp cũng như giá cả của các dịch vụ sẽ “mát” hơn rất nhiều.
- Khi du lịch đến Đài Loan thì việc lựa chọn một nơi ở tốt cũng sẽ khiến cho chuyến đi của bạn thêm thuận lợi. Một vài khách sạn ở Ga Đinh Tây, Đài Bắc 101, Ga chính Đài Bắc... là những lựa chọn nên ưu tiên.

Đá bào hàu sống Đài Loan - món ăn không dành cho người bụng yếu

Đá bào vốn mát, hàu và măng tây cùng có tính hàn nên món ăn này dễ gây lạnh bụng, dù vậy rất đáng thử một lần. an
Thị trấn ven biển Phương Uyển thuộc Chương Hóa, cách trung tâm Đài Trung khoảng 50 km về phía nam được biết đến là nơi cung cấp hàu tươi ngon nhất Đài Loan. Đến đây, du khách dễ dàng bắt gặp những vựa hàu nằm san sát nhau với hàng chục món ăn làm từ hàu như bánh hàu chiên, cháo hàu, canh hàu... Trong đó, kỳ lạ nhất phải kể đến món đá bào hàu sống mà không phải ai cũng dám nếm thử.
Đá bào hàu ở Đài Loan
So với những tiệm bán đồ ăn truyền thống đã tồn tại hàng chục năm nay thì quán đá bào hàu sống này "sinh sau đẻ muộn" hơn, ra đời từ năm 2015, khi món bingsu (đá bào) Hàn Quốc bắt đầu phổ biến ở nhiều nước châu Á. Chủ quán đã tận dụng cơn sốt đá bào xứ kim chi, kết hợp với đặc sản hàu địa phương nhằm hút khách. Không ít người tò mò với món ăn "có một không hai" này, nhưng không phải ai cũng thích nó.
Phần đá bào làm đúng chuẩn món bingsu Hàn Quốc, mềm mịn và mang vị ngọt nhẹ. Có hai loại đá bào phổ biến nhất là mùi xoài và mùi trà xanh mà thông thường được kết hợp với đậu đỏ hoặc xoài tươi. Còn ở Phương Uyển, người ta vẫn dùng đá bào xoài và trà xanh nhưng phá cách bằng những con hàu tươi xếp xung quanh, điểm vài cọng măng tây luộc rồi rắc thêm cốm ngũ sắc lên trên. Tất cả tạo thành một "núi" bingsu, khiến bạn phải cân nhắc trước khi ăn nếu không "tốt bụng".
Đá bào hàu ở Đài Loan - 1
Xúc một miếng bingsu, thực khách có thể thấy đá tan ngay trong miệng, mát lạnh xuống tận cổ họng nên nó là món giải khát khó có thể chê được. Cắn một con hàu tươi, bạn cảm nhận rõ vị béo ngậy đặc trưng, rồi măng tây giòn cùng cốm ngọt. Tất cả các nguyên liệu đều ổn và trông có vẻ ngon lành, tuy nhiên khi chúng quyện với nhau lại tạo nên một hỗn hợp hương vị không giống bất kỳ thứ gì.
Đá bào vốn mát, hàu và măng tây cùng có tính hàn nên món ăn này rất dễ gây lạnh bụng. Vì thế người bụng yếu thì nên suy nghĩ trước khi muốn trải nghiệm. Cả thị trấn chỉ có một quán duy nhất "dám" bán món này, giá một phần có hàu khoảng 140 - 150 TWD (khoảng 100.000 - 110.000 đồng).
Đá bào hàu sống ở Đài Loan không dành cho người bụng yếu - 2
Địa chỉ: 633, Wanggong, Fanghan, Fangyuan, Changhua.
Vi Yến
Ảnh: Sant


6 phong tục ở Đài Loan khiến du khách nước ngoài bối rối

Người Đài Loan không uống nước cam khi bị cảm, cũng không ăn hết đồ ăn trên bàn nếu được mời đến nhà người bản địa.
Thứ bảy, 27/4/2019, 13:27 (GMT+7)
Nỗi sợ con số 4
Phong tục Đài Loan
Người Đài Loan coi số 4 là con số rất xui xẻo vì trong tiếng Trung, từ "tứ" (bốn) phát âm gần giống với "tử" (chết). Vì thế, các bệnh viện không có tầng 4 và thường thì các căn hộ ở tầng 4 có giá rẻ hơn so với các tầng khác. Thậm chí, nhiều người còn không nghe điện thoại nếu số hiện lên có nhiều số 4. Quan niệm này cũng tương tự với biển đăng ký xe ôtô.
Vũ công múa cột tại lễ tang
Có nhiều truyền thống trong tang lễ ở Đài Loan, nhưng một trong những điều bất thường nhất khiến người nước ngoài cảm thấy kỳ lạ là sự xuất hiện của các vũ công múa cột hay vũ nữ thoát y tại vài thời điểm trong buổi lễ. Điều này được cho là để xoa dịu những linh hồn lang thang của người vừa chết, đồng thời tạo không khí lễ hội giống như khi họ còn sống.
Không ăn hết đồ ăn trên bàn
Phong tục Đài Loan - 1
Đối với nhiều nền văn hóa, ăn hết đồ ăn là cách để cảm ơn lòng hiếu khách của chủ nhà, hay đơn giản chỉ vì không muốn lãng phí thức ăn. Thế nhưng nếu được mời đến một gia đình Đài Loan, việc ăn hết thức ăn trong bát hay xử lý sạch đồ ăn trên bàn có nghĩa là chủ nhà đã không chuẩn bị đủ thức ăn khiến khách ăn hết vẫn đói.
Những việc không làm trong tháng cô hồn
Phong tục tháng cô hồn đã quá quen thuộc với nhiều nước châu Á. Ở Đài Loan cũng vậy, tháng cô hồn diễn ra một lần mỗi năm, người ta tin rằng vào tháng này, các linh hồn thế giới bên kia được tự do lang thang trên trần thế. Họ kiêng kỵ không chuyển nhà, không đi ra ngoài một mình vào ban đêm, không huýt sáo vào ban đêm và đặc biệt tránh bơi lội.
Không uống nước cam khi bị cảm lạnh 
Phong tục Đài Loan - 2
Trái với lời khuyên nên bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng khi bị cảm của bác sĩ ở nhiều nơi, người Đài Loan không bao giờ uống nước cam khi bị ốm. Họ nghĩ đây là loại trái cây có tính lạnh, không tốt cho bệnh cảm, có thể khiến bệnh nặng hơn.
Đứng giữa dòng lửa
Trong lễ hội đèn lồng, người dân ở Yanshui (Diêm Thủy, Đài Nam) đội mũ bảo hiểm và mặc quần áo dày tham dự màn bắn pháo hoa tổ ong. Sở dĩ được gọi là pháo hoa tổ ong bởi hàng trăm nghìn tia pháo hoa cùng lúc phát nổ, bắn tung tóe tạo ra tiếng xèo xèo, ù ù như đàn ong bay ra khỏi tổ. Lễ hội khá nguy hiểm, nhằm tưởng nhớ một vị thần ở địa phương.
  Thùy Dương (Theo theculturetrip)


Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình

Công viên Moomin Valley được khai trương vào ngày 16/3 tại thành phố Hanno, cách Tokyo khoảng 40 km.
Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình
Nằm trong khu phức hợp có chủ đề Bắc Âu, công viên Moomin Valley được xây dựng dựa trên chủ đề về Moomin, nhân vật hoạt hình của Phần Lan. Tại Nhật Bản, Moomin trở nên nổi tiếng từ khi bộ phim truyền hình hoạt hình với sự tham gia của những sinh vật giống hà mã trắng ra mắt tại đất nước này vào năm 1969. Công viên không cung cấp nhiều trò chơi giải trí mà tập trung tái hiện lại thế giới của Moomin. Ảnh: Pinterest.
Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình
Moomin là tên gọi chung của các nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Tove Jansson. Nội dung truyện xoay quanh những sinh vật cư trú tại Moomin Valley và những cuộc phiêu lưu kỳ thú của chúng. Ảnh: Moominmovie.
Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình
Điểm đặc biệt nhất ở công viên chính là khung cảnh yên bình. Đi bộ tham quan, hòa mình vào thiên nhiên là trải nghiệm giúp bạn quên đi những bộn bề của cuộc sống. Trải khắp công viên gần Tokyo (Nhật Bản) còn có các dãy ghế để du khách có thể nghỉ ngơi sau khi tham quan. Ảnh: Japan-guide.
Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình
Có bốn khu vực trong công viên chủ đề. Khu vực một là cổng chào với các chương trình ca nhạc được biểu diễn tại nhà hát ngoài trời. Chương trình được thực hiện bằng tiếng Nhật nhưng du khách nước ngoài vẫn có thể hiểu và tận hưởng theo cách riêng của mình. Ảnh: Japan-guide.
Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình
Khu vực trung tâm Moomin Valley là nơi có các điểm tham quan chính với Moomin house hút khách. Đó là một ngôi nhà cao, tròn, màu xanh, nơi gia đình Moomin sinh sống. Ảnh: Japan-guide.
Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình
Khu vực ba là Kokemus, cơ sở triển lãm ba tầng, nơi du khách sẽ khám phá thế giới mà Tove Jansson sáng tạo ra. Ảnh: Japan-guide.
Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình
Cuối cùng là khu vực có rừng Lonely Mountain, nơi Moomintroll và bạn bè thực hiện chuyến phiêu lưu. Nơi đây có sân chơi của Hemulen dạng hình cây lớn trên đỉnh một ngọn đồi dành cho cả người lớn và trẻ em. Ảnh: Japan-guide.
Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình
Du khách được miễn phí tham quan làng Metsa. Tuy nhiên, để vào chơi công viên Moomin Valley, bạn cần mua vé là 1.500 yen. Bạn có thể mua vé trực tuyến trước khi đến. Có một vài điểm tham quan trong công viên đòi hỏi một khoản phụ phí riêng, có thể mua trực tuyến cùng với vé vào cửa. Ảnh: Japan-guide.
Công viên Nhật Bản lấy cảm hứng từ nhân vật hoạt hình
Du khách có thể di chuyển đến làng Metsa bằng tàu hỏa và xe buýt từ Tokyo hết một giờ. Bên cạnh việc tham quan, bạn có thể thưởng thức ẩm thực trong các nhà hàng của công viên. Ảnh: Japan-guide.

Theo Du lịch Tugo

Đảo Nokonoshima - địa điểm du lịch mới ở Nhật Bản

Nằm trong vịnh Hakata, hòn đảo Nokonoshima mang đến cảm giác bình yên với bãi biển đẹp và những cánh đồng hoa đầy màu sắc.
Đảo Nokonoshima - địa điểm du lịch mới ở Nhật Bản
Điểm đầu tiên thu hút khách du lịch ở đảo Nokonoshima chính là khu chợ nhỏ bán các sản phẩm được trồng trên đảo. Tại đây, bạn có thể tìm mua các loại trái cây, rau quả theo mùa với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với trong thành phố. Ảnh: Tokyo-Narita Japan Explorer.
Đảo Nokonoshima - địa điểm du lịch mới ở Nhật Bản
Noko Udon là món ăn đặc trưng và được yêu thích nhất trên đảo, bán ở quán Kochan Udon trên phố Omoide Dori. Các nhà hàng sử dụng cá tươi được đánh bắt hàng ngày để chế biến thực phẩm. Nếu ưa thích món chay, bạn có thể lựa chọn bento, onigiri và các đồ có sẵn khác. Ảnh: Nokonoshima.
Đảo Nokonoshima - địa điểm du lịch mới ở Nhật Bản
Phương tiện được sử dụng nhiều nhất trên đảo chính là xe đạp. Đôi khi việc đi bộ cũng giúp bạn có trải nghiệm thú vị. Bên cạnh đó, ở đây còn có xe bus công cộng tiện dụng với những ai ít thời gian. Ảnh: Studio Kura.
Đảo Nokonoshima - địa điểm du lịch mới ở Nhật Bản
Công viên đảo Nokonoshima là điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ. Tại đây có tới 300.000 bông hoa nở theo mùa. Mỗi mùa, công viên lại mang màu sắc khác nhau. Xuân đến, hoa thủy tiên Nhật Bản nở rộ; đông về rực rỡ sắc màu của hoa hướng dương. Ảnh: Yokanavi.
Đảo Nokonoshima - địa điểm du lịch mới ở Nhật Bản
Công ty du lịch Tugo chọn Nokonoshima là một trong những điểm đến trong chuyến đi dành cho nhân viên năm 2018. Ảnh: Tugo.
Đảo Nokonoshima - địa điểm du lịch mới ở Nhật Bản
Trong công viên, bạn có thể bắt gặp nhiều nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng bán đồ lưu niệm, dạy làm đồ gốm… Bạn cũng có thể thuê kimono để hóa thân thành một người Nhật Bản khi tham quan nơi đây. Ảnh: GaijinPot Travel.
Đảo Nokonoshima - địa điểm du lịch mới ở Nhật Bản
Vào mùa hè, đảo thường có số lượng khách tham quan tăng mạnh. Bạn có thể trải nghiệm hoạt động cắm trại, bơi lội, tham gia các môn thể thao dưới nước và thưởng thức đồ nướng BBQ. Ảnh: Yokanavi.
Đảo Nokonoshima - địa điểm du lịch mới ở Nhật Bản
Từ các ga Hakata, Tenjinm du khách sẽ đi xe bus đến bến phà hành khách Meinohama và bắt đầu di chuyển về phía đảo Nokonoshima. Thời gian di chuyển bằng phà mất khoảng 10 phút. Ảnh: Peeking Duck.
Theo Du lịch Tugo