Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ẩm thực Tây Tạng – vẻ đẹp quyến rũ của “nóc nhà thế giới”

(Emdep.vn) - Tìm hiểu đồ ăn Tây Tạng là một trong những cách nhanh và "hấp dẫn" nhất để tìm hiểu về nền văn hóa thú vị của xứ sở được mệnh danh là nóc nhà thế giới.

Đồ ăn luôn là một phương thức thể hiện rõ nét cho nền văn hóa và lịch sử của một đất nước. Với một vùng đất xa xôi như xứ Tây Tạng, điều này càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Thưởng thức đồ ăn Tây Tạng, bạn sẽ cảm nhận rõ tính linh hoạt và sự đa dạng đã được định hình qua nền khí hậu khắc nghiệt, địa hình cao chót vót và một lịch sử đầy thăng trầm của đất nước.  
Ẩm thực Tây Tạng –cách thể hiện văn hóa quyến rũ của “nóc nhà thế giới”
Phải đến những năm 1980, Tây Tạng mới bắt đầu rộng lòng đón khách du lịch bên ngoài đến với đất nước. Du khách đến đây có phần “hơi thất vọng” bởi nền văn hóa của quốc gia này đã ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi sự kiểm soát quá nặng nề từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, Tây Tạng ngày nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn với lượng khách du lịch tăng vọt trong những năm gần đây. Nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm, nhưng với những ai có con mắt và chiếc mũi tinh tường, đó không phải là những nơi để thưởng thức những món ăn thuần chất Tây Tạng. 
Nếu muốn trải nghiệm hương vị thực sự của Tây Tạng, bạn nên tìm đến những địa điểm như Shigatse Wordo Kitchen, nổi tiếng với món thịt bò Tây Tạng, bánh bao Momo và bia Chang của người Tây Tạng. Một số địa điểm khác có thể cân nhắc đến là nhà hàng House of Shambhala Restaurant ở khu trung tâm Lhasa, hay nhà hàng Mandala với thực đơn bằng Tiếng Anh có thể xoa dịu nỗi nhớ nhà của các du khách thập phương.
Tuy có một lượng lớn dân số theo đạo Phật nhưng hầu hết người dân ở đây đều ăn thịt khá nhiều. Cũng dễ hiểu vì nền địa hình và khí hậu khắc nghiệt ở Tây Tạng đã khiến cho việc trồng rau nơi đây gần như là không thể. Bên cạnh đó, để có đủ sức chống chọi với sự khắc nghiệt nói trên, người dân Tây Tạng luôn cần có chế độ ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Những loại thịt được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn tại đây là thịt bò Tây Tạng, thịt bò thường, thịt dê, và thịt cừu. Ngoài thịt thì người dân nơi đây cũng tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm làm từ lúa mạch, lúa mỳ, đôi khi là gạo. 
Nói chung chung là vậy nhưng ẩm thực Tây Tạng cũng không thiếu những món ăn nổi tiếng làm say lòng bất cứ du khách tham quan nào.

Bánh bao Momo

Một trong những món ăn khá phổ biến ở Tây Tạng là bánh bao Momo. Những chiếc bánh Momo có phần to và nặng hơn so với bánh bao Trung Quốc hay Nhật Bản, thường có nhân làm từ thịt rau, được mang đi hấp hoặc chiên giòn rồi mang ra phục vụ khách trong những tô súp thơm ngon. Súp ăn cùng có thể bao gồm thịt, mì sợi, rau xanh và một ít củ cải. Món bánh Momo cũng thường được ăn kèm trong các bữa ăn Thukpa (Thenthuk) khá phổ biến ở Tây Tạng và cả Nepal. 
Ẩm thực Tây Tạng –cách thể hiện văn hóa quyến rũ của “nóc nhà thế giới”

Tsampa

Mỗi lần nhắc đến Tây Tạng, người ta sẽ nhớ ngay đến món Tsampa vô cùng đặc trưng của xứ sở khắc nghiệt này. Với thành phần chính làm từ lúa mạch xay, món ăn có vị bùi bùi và ngọt nhẹ. Người Tây Tạng thường dùng món bằng cách trộn cùng trà bơ Tây Tạng, cho thêm ít phô mai khô, đôi khi có rắc thêm chút đường để tăng vị ngọt cho món ăn. Hỗn hợp trên được gọi là Pa và thường xuyên được người Tây Tạng dùng trong các bữa hàng ngày.
Ẩm thực Tây Tạng –cách thể hiện văn hóa quyến rũ của “nóc nhà thế giới”

Bơ bò Tây Tạng

Với hàm lượng chất béo cao gấp đôi so với các loại bơ bò thông thường, bơ bò Tây Tạng có vị kem cực ngậy đi kèm với hương thơm vô cùng đậm đà. Loại bơ này trông khá giống với những loại bơ khác và thường được làm chảy trước khi thêm vào các món ăn địa phương của người Tây Tạng. Một trong những món ăn phổ biến làm từ bơ bò Tây Tạng là trà bơ với thành phần chính là bơ bò, lá trà và muối. Trà bơ sẽ được đánh tung lên và đun nóng khi mang ra mời khách. Đây là thức uống vô cùng bổ dưỡng, mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho người dân nơi đây.
Ẩm thực Tây Tạng –cách thể hiện văn hóa quyến rũ của “nóc nhà thế giới”

Balep

Bánh mỳ Balep của Tây Tạng có thành phần chính là bột lúa mỳ, thường có dạng dẹp với cách chế biến vô cùng đơn giản. Sau khi tạo hỗn hợp bột mỳ, nước và bột nở, những chiếc bánh được tạo khuôn dáng tròn rồi đem đi chiên giòn trên chảo. Ngoài ra, người nấu sẽ thêm chút muối hoặc bơ để vị bánh thêm đậm đà. Bánh thường được ăn kèm với thịt hầm, cà ri, hoặc món thịt chiên nổi tiếng Shapta.
Ẩm thực Tây Tạng –cách thể hiện văn hóa quyến rũ của “nóc nhà thế giới”

Sha Balep

Những chiếc bánh mặn nhỏ hình tròn nổi tiếng của xứ Tây Tạng được làm từ bột nhão và nhân gồm nhiều loại thịt khác nhau. Món bánh được chiên trên chảo cho đến khi chín, có hương vị đậm đà và hay được ăn kèm với các món hầm hoặc dùng trong bữa ăn sáng.
Ẩm thực Tây Tạng –cách thể hiện văn hóa quyến rũ của “nóc nhà thế giới”

Bia Chang 

Món bia lúa mạch của Tây Tạng được người nơi đây uống quanh năm bất kể đông hè hay thời tiết ra sao. Có lượng cồn khá thấp nhưng chất bia vẫn đủ khiến người uống tê tê trong hương vị đậm đà và hơi ấm toát ra từ thức uống. Có thể nói bia Chang là đồ uống phổ biến nhất ở Tây Tạng mà bất cứ du khách nào không nên bỏ lỡ nếu có dịp đến với nơi đây.
Ẩm thực Tây Tạng –cách thể hiện văn hóa quyến rũ của “nóc nhà thế giới”

Trang Lưu
Nguồn: Theculturetrip
(Theo Congluan)
 Ẩm thực đa sắc trên cao nguyên Tây Tạng
Những gì thuộc về Tây Tạng – nóc nhà thế giới đều mang vẻ huyền bí. Đó là nơi được xem như thánh địa Phật Giáo, nơi đầu nguồn của những con sông linh thiêng như sông Hằng, sông Ấn,… Tây Tạng cũng là vùng đất sở hữu ngọn núi cao nhất hành tinh – Everest – mà rất nhiều nhà thám hiểm từng ao ước chinh phục…

Ở độ cao trung bình trên 4.000 m so với mực nước biển, Tây Tạng là nơi có cuộc sống và văn hóa không giống với bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Cuộc sống ở Tây Tạng phần lớn dựa vào chăn nuôi gia súc
Vùng đất này có lịch sử lâu đời gắn với Phật giáo và mang trên mình những di tích, công trình được cả thế giới ngưỡng mộ: Cung điện Potala, chùa Đại Chiêu, thành phố Shiga- tse… Môi trường sống đặc trưng ở Tây Tạng: độ cao, mùa vụ ngắn, thời tiết khắc nghiệt, mùa khô kéo dài suốt 9 tháng trong năm, trừ tháng 6 đến tháng 9, lạnh giá khiến cho con người nơi đây phải sống dựa vào chăn nuôi gia súc, từ đó tạo nên một nền ẩm thực khác biệt với xung quanh.
Những món ăn chỉ có ở “Nóc Nhà thế giới”


Mùa vụ ngắn, thời tiết khắc nghiệt tại Tây Tạng….

 …tạo nên một nền ẩm thực khác biệt với xung quanh
Nếu đã một lần tới thăm vùng ngoại biên Vạn Lý Trường Thành - Tây Tạng, bạn sẽ thấy ẩm thực tại nơi đây rất khác lạ vì chỉ có vài loại cây thích hợp với độ cao lớn mới có thể tồn tại được. Hiển nhiên là lúa nước không thể có mặt tại cao nguyên này. Cây lương thực được trồng chủ yếu là đại mạch. Bánh làm từ bột đại mạch gọi là Tsampa - món ăn cơ bản trong mọi bữa ăn của người Tạng. Bột đại mạch nhào được làm thành sợi mì hoặc một loại bánh bao hấp gọi là Mono. Món ăn truyền thống của Tây Tạng dành cho người chăn nuôi và khách du hành là trà pha thêm  muối và bơ, cho thêm bột Tsampa quậy cho đều và ăn ngay.
Ở một đất nước mà hầu hết các ngày trong năm người dân đều mặc đồ lạnh, thì khó có thể tìm được loại gia súc nào ngoài thịt bò hoặc thịt cừu. Món chính về thịt là bò lông dài, Yak (gần giống thịt bò) thường được ninh cay với khoai tây hoặc sấy khô để dự trữ. Thức uống trong bữa ăn cũng như ở các quán ven đường tại đây chính là sữa bò. Sữa bò không có vị ngọt như thông thường mọi người vẫn thưởng thức mà có vị chua đặc trưng. Với nhiều quốc gia, loại sữa bò Tây Tạng chua thượng hạng được coi là món sơn hào hải vị. Ngoài sữa bò, người Tây Tạng còn dùng trà hoa nhài và trà bơ sữa bò.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới loại rượu đặc biệt được chưng cất từ những sản vật quý nhất miền Tây Tạng. Mỗi loại rượu không chỉ làm nên men say mà còn là thứ thuốc quý của thiên nhiên: rượu Đông Trùng Hạ Thảo giúp bổ thận tráng dương, rượu nấm Tùng Nhung chống lão hóa...

Nấm – món quà vô giá
Với nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông, những dãy núi tuyết vĩnh cửu đã sản sinh ra nấm Tây Tạng với nhiều loại khác nhau. Nấm kê tùng được mệnh danh là nữ hoàng của các loại nấm có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa.

Nấm bụng dê là một loại nấm quý nhất thế giới chỉ có ở thượng nguồn sông Lê Giang, núi Tuyết Sơn vào mỗi dịp cuối xuân đầu hạ và khi tiết trời chuyển mùa thu, có tác dụng bổ thận tráng dương. Nấm tùng nhung là một trong những kiệt tác của các loại nấm, được ưa thích tại Nhật Bản và Hàn Quốc...
Tới thủ đô Lhasa của Tây Tạng, thực khách sẽ được thưởng thức món lẩu nấm với hơn 20 hương thơm khác nhau:  nấm gan bò, nấm kê tùng, nấm vuốt hổ đen, nấm thông, nấm gân bò, nấm gân bò vàng, nấm bào ngư, nấm đùi gà, nấm thủy tiên, nấm kim châm, nấm mỡ gà, nấm tre tiên... Mỗi loại nấm đều là những bài thuốc quý. Muốn phát huy hết công dụng của nấm đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình chế biến. Đó cũng là bí quyết và là nghệ thuật ấm thực độc đáo của Tây Tạng.

Theo Yeudulich


Đến Singapore, thưởng thức cà phê bơ ở Kopitiam


Du lịch đến Singapore, bạn có vô số nơi để thăm thú như casino (sòng bạc), những câu lạc bộ đêm đông nghịt người hay vườn bách thảo. Đối với người trẻ tuổi thì Burger Kings và những trung tâm thương mại cũng là lựa chọn có thể cân nhắc. Thế nhưng, tôi đã nhận ra rằng, kopitiam mới chính là điểm đến lí tưởng nếu bạn muốn có một cái nhìn chân thực nhất về thành phố này.
Đến Kopitiam để có cái nhìn chân thật nhất về Singapore

Kopitiam là tên dùng để gọi những quán cà phê trường học cũ mọc ở khắp nơi trên đất nước Singapore. Ở đây, họ phục vụ những bữa sáng bình dân, cà phê Singapore. Vào buổi chiều tối thì còn có cả bia lạnh và bữa ăn nhẹ.

Kopitiam phục vụ bữa sáng bình dân, cà phê, bia lạnh và cả bữa ăn nhẹ

Leslie Tay, chủ trang blog ẩm thực nổi tiếng I Eat I Shoot I Post nói: “Nếu người phương Tây có pub thì ở Singapore, chúng tôi có kopitiam. Kopitiam là điểm đến của hầu hết người Singapore. Bạn có thể đến đây và ngồi hàng giờ đồng hồ. Bạn cũng có thể uống một ít bia, trò chuyện với bạn bè hay cùng nhau chơi cờ.” 

Bản thân từ kopitiam đã cho thấy văn hóa đa ngôn ngữ ở Singapore – “kopi” trong tiếng Mã Lai có nghĩa là “cà phê”, trong khi “tiam” là một từ chỉ “cửa hàng” trong tiếng Phúc Kiến. Kopitiam có không gian mở, thường nằm ở tầng một của các khu phức hợp do chính phủ xây dựng, một vài nơi còn có cả các quầy thức ăn. Do văn hóa cà phê ở Singapore ngày càng phát triển mạnh nên loại hình kopitiam cũng được cải tiến ít nhiều. Để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, một số kopitiam còn trang bị cả điều hòa.

Loại cà phê được phục vụ ở kopitiam hoàn toàn khác với bất kì loại nào được bán ở các tiệm cà phê phương Tây. Bởi vì chỉ sử dụng hạt cà phê giá rẻ nên người chủ thường tìm đủ mọi cách để tăng mùi vị của nó. Một trong những cách phổ biến nhất là rang hạt cà phê cùng với bơ (hay mỡ lợn) và đường.  

Sau khi được lọc qua một chiếc túi vải thì chúng ta sẽ có thành phẩm cơ bản là một tách kopi (cà phê) đậm đà. Để giảm bớt vị đắng, khách có thể cho thêm đường hoặc sữa đặc, nhiều hay ít tùy vào khẩu vị của mỗi người.

Cà phê được rang với bơ, sau đó lọc qua 1 chiếc túi vải

Tại cửa hiệu Heap Seng Leong (Số 01-5109, Lô 10, Đường North Bridge), vì có rất nhiều loại cà phê khác nhau nên bạn sẽ bị phân vân khi gọi. Thế nhưng ngược lại, thực đơn các món ăn ở đây thì đơn giản hơn nhiều. 

Tôi vừa thưởng thức món trứng, vừa liếc sơ qua hàng dài những người đàn ông lớn tuổi đang xếp hàng. Những người chú trong cửa hiệu thì bị lôi kéo tham gia vào một cuộc trò chuyện sôi nổi bên ngoài.  Nhìn sang quầy nhỏ bên cạnh bàn tính tiền, tôi thấy có một người đàn ông mặc quần pajama và áo thun trắng mỏng đang pha chế cà phê. Hễ có ai đó gọi món bánh mì nướng ăn kèm với mứt kaya (một loại mứt của người Malaysia) thì lập tức, không khí của cả cửa hiệu sẽ được bao phủ bởi một tiếng ồn đặc trưng. Được biết, đó chính là tiếng phát ra từ chiếc lò nướng.

Đến với cửa hàng bánh mứt Chin Mee Chin (Số 204 Đường East Coast), bạn sẽ thấy một hình thức kopitiam khác. Nơi đây còn lưu giữ những dấu ấn của các kopitiam ngày xưa: những chiếc ghế gỗ thanh mảnh, những chiếc bảng được lát đá cẩm thạch trắng. Đặc biệt, loại tách dùng ở đây là những chiếc tách kopitiam truyền thống. Chúng khá nhỏ, dày và được thiết kế đặc biệt để có thể chứa thức uống nóng. Nếu những kopitiam khác sử dụng mứt kaya đóng hộp thì ở Chin Mee Chin, người ta tự làm mứt kaya. Chính vì vậy, nó thơm và quánh dẻo hơn các loại thông thường.

Những chiếc tách truyền thống trong các kopitiam

Thành công mà những kopitiam này đạt được đã hình thành nên 2 chuỗi cửa hiệu lâu đời nhất ở Singapore: Ya Kun và Killiney Kopitiam. Cả hai đều xuất hiện từ đầu thế kỉ 20 và có hàng chục chi nhánh trải dài khắp đất nước. Tôi đã từng đến rất nhiều những cửa hàng của Killiney nhưng chưa bao giờ đặt chân đến cửa hàng đầu tiên (có từ năm 1919). Vì vậy, tôi đã cùng cha quyết định ghé thử một lần.

Thực đơn bữa sáng ở đây phong phú hơn so với hầu hết các kopitiam khác. Ngoài bánh mì nướng với mứt kaya, họ còn phục vụ cả bánh mì nướng kiểu Pháp. Bên cạnh đó, tôi đặc biệt ấn tượng với món cà ri gà và các món mì như laska và mee siam.  

Kết thúc bữa trưa tại Killiney, tôi và cha tiếp tục hành trình đến Quán ăn Tong Ah (số 36 Đường Keong Saik), đây là một kopitiam có không gian mở. Vừa vào quán thì ông chủ Tang Chew Fue đã nhiệt tình giới thiệu: “Gia đình chúng tôi đã kinh doanh qua bốn thế hệ.” Ông ấy còn kể sơ qua về lịch sử hình thành của kopitiam này. Tôi và cha đã gọi một số món cho bữa tối. Tất cả đều rất ngon và chi phí của bữa ăn chỉ vào khoảng 29 đô mà thôi.

Quán Tong Ah

Sau khi lượn một vòng quanh các kopitiam, hiểu biết của tôi về loại hình này đã tăng lên đáng kể. Nhiều năm trước, tôi đã được về nghe một loại cà phê đặc biệt mang tên “kopi bơ” (cà phê bơ). Đáng tiếc là đến bây giờ tôi vẫn chưa có dịp thấy tận mắt. Khi tôi hỏi một đầu bếp về nó thì ông ấy đã trả lời rằng: “Thực chất, đó chỉ là cà phê với một lớp bơ ở phía trên. Ngày xưa, bơ rất đắt đỏ nên chỉ có người giàu mới có tiền để uống loại cà phê bơ này.” 

Cà phê với lớp bơ phía trên

Trong suốt chuyến hành trình của mình, tôi đã nhiều lần gọi cà phê bơ, nhưng chỉ được đáp lại bằng một ánh nhìn chế nhạo. Chỉ khi đến Nhà hàng Hua Bee (sân thượng Moh Guan) thì người chủ ở đây đã yêu cầu tôi trả thêm 20 cent. Tôi đồng ý. Thế là, ông mang ra một miếng bơ dày hình vuông và cho vào tách cà phê của tôi.

Lát bơ tan ra khá nhanh, chỉ trong vòng khoảng 1 phút. Hớp thử một ngụm và tôi cảm thấy có mùi dầu mỡ và vị hơi mặn. Khi tôi hỏi thì ông chủ đáp lại rằng: “Thực ra cũng chẳng có gì đặc biệt đâu.” Ban đầu tôi cũng cho rằng ông ấy đã đúng. Nhưng sau đó, khi vừa ăn bánh mì mứt kaya, vừa nhâm nhi tách cà phê và lắng nghe những thanh âm của buổi sớm mai trong không gian của một kopitiam thì tôi đã thực sự nhận ra sự khác biệt. Đây chính là nét đặc sắc mà chỉ khi nào đến với kopitiam thì bạn mới có thể cảm thụ được.  

Cách người địa phương gọi cà phê khi đến kopitiam:
Khác với như những địa điểm tham quan ở Singapore, kopitiam không thường phục vụ khách du lịch. Trước khi đến đây, bạn nên xem qua một số thuật ngữ mà người địa phương hay dùng.
KOPI: cà phê pha với đường và sữa đặc
KOPI C: cà phê pha với đường và sữa ít béo (thay cho sữa đặc)
KOPI KOSONG: Cà phê không đường (Kosong có nghĩ là “không” trong tiếng Mã Lai)
KOPI O: Cà phê đen
KOPI O POH: Cà phê đen pha loãng có đường
KOPI PENG: Cà phê đá pha với đường và sữa đặc
YUAN YANG: Sự kết hợp giữa cà phê và trà, pha với đường và sữa đặc
Theo thebox

20 món tráng miệng ngon 'nức nở' thế giới


Chè đậu xanh của Việt Nam nằm trong số 20 món tráng miệng ngon tuyệt trên thế giới đấy teen nha ^_^
1. Baklava, Thổ Nhĩ Kỳ
 

Baklava là món bánh tráng miệng truyền thống, ngon “nức nở” của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, lấy “cảm hứng” từ loại bánh của người Assyrian cổ sống ở vùng Trung Đông.
 

Nhìn thôi cũng đủ thấy nét hấp dẫn “chết người” của món bánh được làm từ lớp bột mì cán mỏng, bên trong là hỗn hợp nhân gồm các loại trái cây, hạt trộn với đường, mật ong và hương quế đem nướng chín, thơm lừng, giòn tan.
 
2. Chè đậu xanh, Việt Nam
 

Là món ăn vô cùng ngon và bổ dưỡng của người Việt mình, chè đậu xanh vừa có thể là món giải khát trong những ngày hè đầy nắng khi ăn kèm với đá bào, vừa có thể ăn nóng vào mùa đông. Nhìn những hạt đỗ xanh nở bung sóng sánh xen chút hạt sen và sợi dừa tươi ngọt ngào, khó có thực khách nào có thể cưỡng lại được.
 
3. Quindim, Brazil
 

Có nguồn gốc từ đất nước Bồ Đào Nha xa xôi, món bánh dừa Quindim màu sắc tươi tắn “dễ thương” mà người dân đất nước Brazil vô cùng yêu thích có hương vị rất rất tuyệt vời này là sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị ngầy ngậy của dừa, bơ, đường, sữa đặc, lòng đỏ trứng đánh mịn đều rồi hấp hoặc nướng chín cho dậy hương quyến rũ.
 
4. Bánh táo, Mỹ
 

Bánh táo được xem là biểu tượng ẩm thực thể hiện sự thịnh vượng và là niềm tự hào trong suốt những năm của thế kỷ 19 và 20 của nước Mỹ. Điều gì khiến món tráng miệng này có “vị thế” hoành tráng như vậy? Món bánh có nguồn gốc từ Anh này bên ngoài là lớp vỏ bằng bột mì giòn bùi kết hợp với dòng nhân mềm mại của táo cùng vị quế thơm lừng hẳn là câu trả lời thỏa mãn nhất cho các “tín đồ nghiện táo” trên khắp thế giới.

5. Sticky Toffee Pudding, Anh
 

Món bánh kẹo bơ cứng đến từ vùng Lake Ditrict, vùng tây bắc nước Anh này thuộc top những món ngon nổi tiếng nhất của xứ sở sương mù. Lớp bánh xốp mềm, mịn màng làm từ bột mì đánh mịn với bơ, đường, trứng gà, sôcôla, “quyện” sóng sánh trong lớp sốt kẹo bơ cứng ngọt ngào, dậy mùi hương quế lúc nào cũng tạo nên ấn tượng khó phai cho mọi tín đồ hảo ngọt khắp năm châu.

6. Bánh Mochi, Nhật Bản
 

Mochi là món bánh truyền thống của người dân đất nước mặt trời mọc. Được làm từ bột nếp dẻo dai, thơm ngon với nhiều vị trái cây cùng màu sắc tươi tắn khác nhau, bên ngoài có rắc chút bột bắp hoặc bột khoai tây mịn, từng viên bánh nhỏ, ngọt ngào mang lại sự may mắn và thịnh vượng trong ngày đầu năm mới này ngày càng nổi danh trong danh sách ẩm thực của các nước trên toàn thế giới.

7. Mole de Platanos, Guatemala
 

Mole de Platanos là món bánh chuối chế biến khá đơn giản song hương vị của từng miếng chuối chiên tẩm dòng sôcôla ngọt ngào, thấp thoáng đâu đó là những hạt vừng rang thơm lừng này lại dễ dàng chinh phục vị giác khó tính nhất của thực khách. Món ăn nhẹ của người dân Guatemala này mà thưởng thức bên tách trà nóng thì không còn gì hoàn hảo hơn.

8. Faloodeh, Iran
 

Là món ăn có tuổi thọ lớn nhất (có từ cách đây 400 trước Công nguyên) còn phổ biến đến tận ngày nay, món tráng miệng đông lạnh truyền thống của người Ba Tư làm từ những sợi mì trắng tinh trộn với hạt dẻ cười nghiền mịn, nước hoa hồng, nước cốt chanh, bạc hà và xi rô anh đào. Món ăn lạ tai này được người dân vùng Trung Đông hết sức ưa chuộng.

9. Alfajores, Argentina
 

Món tráng miệng được người dân đất nước vùng Mỹ Latinh - Argentina vô cùng yêu thích, bắt nguồn từ Ả Rập này đơn giản là món bánh bột mì kẹp dòng nhân caramel sóng sánh. Thường thì người dân vùng Nam Mỹ sẽ thưởng thức món “Alfajores tuyết” rắc bột đường trộn dừa tươi với một tách cà phê nóng hổi.

10. Kẹo bơ Maple Taffy, Canada
 

Bề ngoài có hình dáng như chiếc kẹo kéo gắn với tuổi thơ của tụi mình ngày xưa, món kẹo bơ Maple này được người dân Canada “kết nổ đĩa” vào những ngày đầu đông và chớm xuân. Họ chế biến món kẹo này bằng cách đổ nước xi-rô đun sôi vào tuyết lạnh để nó đông thành kẹo cứng rồi quấn nó vào chiếc que nhỏ và ăn như một chiếc kẹo mút ngọt ngào.

11. Kueh Bangkit, Malaysia
 

Món bánh dừa nhiều sắc màu tươi tắn, hấp dẫn Kueh Bangkit này chính là “món ruột” trong các ngày lễ, tết của người dân Malaysia. Vị ngọt tan nhanh trong miệng với đủ đầy hương vị của bột sắn, lá dứa, nước cốt dừa, đường và lòng đỏ trứng thơm ngon này đủ khả năng “chinh phục” mọi “tín đồ hảo ngọt” khắp năm châu.

12. Guinness Cake, Ireland
 

Chiếc bánh có dáng hình vô cùng “kiều diễm” và hấp dẫn này là món ăn tráng miệng truyền thống có từ rất lâu đời của người dân quốc đảo Ireland. Vị ngọt dịu mát của bột mì hòa nhuyễn cùng hương quế, gừng, nho khô, chanh, trứng gà và chút vị đăng đắng của bia đen, bên ngoài là lớp kem tươi màu sữa trông vô cùng hấp dẫn này là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Giáng sinh và Ngày Thánh Patrick.

13. Po'e, Tahiti
 

Po'e là một ly cocktail trái cây tươi ngon đến khó tả đến từ hòn ngọc đảo xinh tươi ở Tahiti, vùng nam Thái Bình Dương. Ly sinh tố hoa quả với thành phần chính là hỗn hợp chuối tiêu, đường, vani, nước cốt dừa xay đều cùng đá mát lạnh chính là thức uống ngon, bổ dưỡng của mọi du khách khi nằm dài trên bãi biển miền Thái Bình Dương mà thưởng thức khí trời.

14. Kolak, Indonesia
 

Trong các khu chợ đêm náo nhiệt, tấp nập người qua lại ở hòn đảo Bali của đất nước Indonesia xinh đẹp, du khách dễ dàng tìm thấy món tráng miệng Kolak với hương vị khá độc đáo bằng trái cây tươi vùng nhiệt đới. Bát canh với đủ đầy các hương vị bổ dưỡng của bí đỏ, khoai lang, chuối, mít và sắn này luôn thỏa mãn mọi khách bộ hành đang có cái bụng đói meo đó nhé!

15. Dobos Torte, Hungary
 

Lấy theo tên của chính tác giả món ăn độc đáo người Hungary “phát minh” trong những năm 1800 - Josef Dobos, món bánh xốp tráng miệng Dobos Torte với nhiều lớp sôcôla, bơ và caramen mang hương vị chanh thơm mát này luôn dẫn hàng top đầu những món ăn được yêu thích của người dân đất nước vùng Trung Âu.

16. Sako, Oman
 

Hạt chân trâu Sako là món tráng miệng truyền thống và nhìn khá lạ mắt của người dân đất nước vùng nam bán đảo Ả Rập, Oman. Thành phần làm nên món ăn độc đáo này là nghệ tây, đường, nước hoa hồng, gừng, quế và quả óc chó. Hỗn hợp này được xay nhuyễn thành bột rồi nặn qua lưới lọc có hình viên bi nhỏ rồi đem sấy khô.

17. Bibingka, Phillippines
 

Bibingka ở Phillipines là loại bánh tương tự như bánh kếp ở phương Tây. Loại bánh nướng ngọt ngào bằng bột gạo đánh nhuyễn với đường, bơ và dừa nạo này thường được thưởng thức trong dịp Giáng sinh ấm ấp ở đất nước vùng nhiệt đới Đông Nam Á .

18. Arroz con Leche, Mexico
 

Là món ăn tráng miệng rất được ưa chuộng ở Mexico và các quốc gia Mỹ Latinh, món bánh gạo ngọt Arroz con Leche (bánh sữa) là sự kết hợp hoàn hảo từ vị giác đến thị giác của thực khách của lát bánh gạo mềm xốp lẫn cùng dải kem tươi mát lịm, lác đác vài hạt nho khô và vị quế thơm ngon, đặc trưng.

19. Caakiri, Nig
er


Caakiri, còn có tên Chakery, là một bữa ăn nhẹ hay món tráng miệng quen thuộc đến từ vùng Tây Phi, món ăn này tương tự như món bánh gạo của người Trung Đông và Ấn Độ. Thành phần chính của Caakiri gồm Couscous (bột mì nấu với thịt), kem, sữa chua vani, nho khô, hạt nhục đậu khấu, bơ và chút hương dứa thơm. Món Caakiri này thường được người dân Niger ăn lạnh.

20. Vlaii, Hà Lan
 

Thường được phục vụ trong các dịp lễ Phục sinh, tiệc sinh nhật hay đám cưới tại Hà Lan, món bánh tráng miệng truyền thống Vlaii dễ dàng “đánh gục” mọi thực khách năm châu bằng hương vị không thể quên của lớp bánh xốp mềm làm bằng bột bì nướng ở dưới, dải bên trên là làn kem tươi ngọt mát cùng vài lát hoa quả đủ đầy màu sắc và vô cùng hấp dẫn.
Theo ione

Những món làm từ “chỗ nhạy cảm” của động vật


Những món này đều được làm từ những bộ phận nhạy cảm như tinh hoàn, vú… của động vật.
Nếu chỉ nghe tên những món ăn hay đồ uống này, có lẽ bạn sẽ thấy rờn rợn và rùng mình. Tuy nhiên, với nhiều vùng, chúng lại là đặc sản được ưa chuộng.

1. “Con hàu trên núi”


Món “Con hàu núi đá” rất phổ biến ở Canada và Hoa Kỳ.

Đây là món ăn khá phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada. “Con hàu trên núi” thực ra là cách gọi “văn vẻ” của món tinh hoàn các loài như bò, trâu hay lợn lòi.
Cách chế biến món này khá đơn giản. Tinh hoàn được làm sạch, tẩm bột mì và chiên chín. Người ta dùng thêm cocktail để làm nước sốt ăn kèm.

2. Nầm nướng, chiên


Nầm nướng được ăn kèm với cà chua, cà tím và các loại hành.

Nầm chiên được bọc bên ngoài bởi lớp vừng thơm ngon.

Nầm nướng là món được chế biến từ …vú của dê hay bò, rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội.
 Món nầm nướng giòn giòn, sật sật, được nướng với dầu và bơ, ăn kèm với đậu bắp, hành tây, cà chua và cà tím, chấm chung bột canh trộn chút ớt, tiêu và chanh/quất.

Khác với nầm nướng, món nầm chiên sẽ được chiên trong chảo ngập dầu sôi. Vú của dê hoặc bò được ướt ra vị, tẩm thêm bột và vừng rồi chiên cho tới khi chín vàng. Món ăn khiến người ta thích thú bởi lớp vỏ bên ngoài giòn nhưng lớp nầm bên trong thì chín mềm và rất thơm ngon.

3. Ngẩu pín nướng


Ngẩu pín mới sơ chế…

… Và sau khi được chế biến

Ngẩu pín nướng là món ăn được bắt nguồn từ Trung Hoa và cái tên ngẩu pín cũng là tên gọi bắt nguồn từ cách phát âm tiếng Tàu xưa cho món ăn này. Theo đó, ngẩu pín là dương vật của con bò và thường được chế biến thành món nhậu dành cho cánh đàn ông.

Ngẩu pín được chế biến bằng cách thái nhỏ như những miếng thịt xiên, ướp ngũ vị, kẹp vào vỉ hoặc xiên vào que và nướng trên than hoa đến chín vàng.

Ngẩu pín nướng ăn giò lạ, dai dai, rất thú vị, đặc biệt khi được dùng nhắm với rượu.

4. Bia làm từ tinh hoàn


Tinh hoàn bò được chế biến cùng lúa mạch và mạch nha để làm bia.

Tinh hoàn được chế biến cẩn thận bằng tay

Loại bia này có mùi vị rất thơm ngon.

Công ty bia Wynkoop Brewing ở Mỹ đã nghiên cứu và cho ra đời một loại bia đặc biệt được làm từ tinh hoàn bò. Sự ra đời của loại bia này khá bất ngờ, khi ban đầu nó chỉ là một trò đùa Cá tháng Tư, nhưng sau đó hãng này đã quyết định biến trò đùa thành hiện thực.

Để làm ra loại bia này, tinh hoàn bò được chế biến rất công phu. Trước khi cho vào bia, chúng được cắt bằng tay rồi nướng lên. Ngoài tinh hoàn thì thành phần của loại bia này còn có lúa mạch rang, bảy loại mạch nha đặc biệt và ít muối.

Được biết mùi vị của loại bia này không đáng sợ mà ngược lại rất quyến rũ.

5. Bánh Valentine làm từ tinh hoàn bò


Charlie sáng tạo với món bánh Valentine tinh hoàn.

Món bánh làm từ tinh hoàn ‘Cock and Bull”.

Món ăn này được “phát minh” bởi Charlie Bigham, một thợ làm bánh nổi tiếng đến từ Anh. Loại bánh này mang tên “Cocl and Bull” và được làm từ tinh hoàn bò.

Ngoài những nguyên liệu thông thường để làm nên một chiếc bánh, Charlie sử dụng thêm tinh hoàn bò đực đã được nấu chín để làm bánh. Bánh “Cock and Bull” cũng có hương vị của rượu rum, vang đỏ và thảo dược.

Loại bánh này hiện được bày bán tại nhiều siêu thị và các trang bán hàng trực tuyến ở Anh.
 Giang Giang - Theo Người đưa tin