Khám phá những góc nhìn khác lạ tại một trong những kinh đô thời trang, điện ảnh thế giới.
|
Khu phố người Hoa Chinatown vô cùng đông đúc ở phía đông nam khu Broadway. Đây là khu phố Tàu lớn nhất nước Mỹ với dân số khoảng 150 nghìn người, chủ yếu là con cháu của những người nhập cư đến lập nghiệp từ thế kỉ 18. |
|
Công viên Trung tâm – “lá phổi xanh” nổi tiếng của thành phố New York chụp vào lúc chập choạng tối. Thắng cảnh này là một công trình nhân tạo chiếm đến 6% diện tích thành phố và là một địa điểm công cộng nổi tiếng, gần gũi với thiên nhiên. |
|
Nắng hoàng hôn chiếu rọi một góc cầu Brooklyn và khu Hạ Manhattan (Lower Manhattan hay Downtown Manhattan). Đây là khu tập trung nhiều tòa nhà chọc trời đẹp nhất so với các khu còn lại của New York. Chụp được cảnh đẹp này là điều khó khăn với du khách, bởi chỉ khi trên máy bay, trực thăng hay tàu đi trên sông Hudson mới thấy được góc đẹp nhất. |
|
Khu trung tâm Manhattan (Midtown Manhattan) buổi đêm trông vô cùng lấp lánh, xứng đáng với danh hiệu “thành phố không ngủ”. Đây vốn là khu trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với phố Wall, tòa nhà Chrysler hay trung tâm Rockfeller. |
|
Cầu Brooklyn cổ kính – biểu tượng đỉnh cao về kiến trúc – sáng rực vào ban đêm. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 120 nghìn lượt xe hơi, xe đạp và khách bộ hành qua lại trên cầu. |
|
Góc giao lộ Columbus sáng rực vào buổi tối. |
|
Tháp Hearst trông như một viên pha lê nhiều góc cạnh. Đây là trụ sở của tập đoàn báo chí Hearst nổi tiếng thế giới với những ấn phẩm như “Cosmopolitan”, “Good Housekeeping”,… Thiết kế ban đầu của tòa nhà có hình dáng đặc biệt như một biểu đồ lưới tam giác, sử dụng chất liệu tiết kiệm là thép tái chế. |
|
Toàn cảnh những toà nhà chọc trời của siêu đô thị “quả táo lớn”. |
|
Sương sớm lan tỏa trên cầu Manhattan, một trong ba cây cầu nối liền quận Queens và quận Brooklyn. Cây cầu “đâm thẳng” vào khu Chinatown, vì vậy người dân New York nếu muốn đi chợ dịp cuối tuần thì phải qua cầu này. |
|
Một góc chụp cây cầu Brooklyn đối xứng trông vô cùng ấn tượng. Hình ảnh chiếc cầu treo nổi tiếng này xuất hiện khá nhiều trong một số tác phẩm văn học, ca nhạc và điện ảnh như phim tài liệu “Brooklyn Bridge” của đạo diễn Ken Burns từng được đề cử giải Oscar năm 1982, hay ban nhạc “Johnny Maestro and The Brooklyn Bridge” với ca khúc nổi tiếng “The Worst That Could Happen”,... |
|
Thánh đường St. Patrick – một công trình kiến trúc lịch sử quốc gia Mỹ – nhìn từ trên cao. Đây là nhà thờ Công giáo lớn nhất ở New York. Vào dịp Giáng sinh và năm mới, nơi đây thu hút rất đông du khách đến cầu nguyện và chụp ảnh. Con số 3 triệu lượt viếng thăm mỗi năm quả là đáng mơ ước đối với một thắng cảnh tôn giáo. |
Tường VyẢnh: MM
Công viên Trung tâm New York bốn mùa đẹp lung linh!
|
Có thể các ấy chưa biết, Công viên Trung tâm (Central Park), chính thức mở cửa từ năm 1857, là công viên phong cảnh đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ đấy! Thắng cảnh này còn được trao danh hiệu Công trình Lịch sử Quốc gia vào năm 1963 nữa cơ! |
|
Tất cả phong cảnh trong công viên đều toát lên vẻ gần gũi với thiên nhiên. Từ thác nước, hồ suối đến rừng cây… đều là tinh hoa từ bàn tay và trí óc con người. Nhà thiết kế ngoại thất Frederick Law Olmsted cùng kiến trúc sư Calvert Vaux là tác giả của công trình hoành tráng này. Duy chỉ có một bãi đá cổ mang tên Manhattan Schist là sản phẩm của mẹ thiên nhiên, có tuổi đời khoảng… 450 triệu năm trước! |
|
Tuy “quả táo lớn” New York có rất nhiều thắng cảnh hiện đại, hùng tráng hay những trung tâm mua sắm sầm uất bậc nhất thế giới. Nhưng đến New York mà không ghé qua Công viên Trung tâm là bạn đã quên mất một góc lãng mạn và dịu dàng của thành phố này đấy. |
|
Người dân New York luôn tự hào giữa chốn đô thị phồn hoa này vẫn còn một “lá phổi xanh” đẹp ngỡ ngàng, luôn là điểm đến thư giãn cuối tuần của mọi người. Đây là một trong những công viên đô thị lớn nhất thế giới. |
|
Mỗi năm Công viên Trung tâm tiếp đón khoảng 25 triệu lượt khách đến thăm. Một con số quá ư kinh khủng phải không nào? |
|
Có rất nhiều hoạt động thường nhật diễn như: cắm trại, đạp xe, ngắm chim chóc, chạy bộ, âm nhạc và kịch nghệ ngoài trời. Có thể nói Công viên Trung tâm như một trung tâm văn hóa, giải trí cực kì lành mạnh và gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt vào mùa hè, nơi đây luôn tái hiện những vở kịch nổi tiếng một thời của Shakespeare cho mọi người cùng thưởng thức. |
|
Ở một nơi “tấc đất tấc vàng” như New York, vậy mà chính quyền chưa bao giờ có ý định tận dụng đất trong công viên để xây dựng một công trình thương mại nào. Tất cả công trình đều gần gũi với thiên nhiên và phục vụ cho nhu cầu giải trí lành mạnh về sức khỏe của người dân. Có thể kể đến vườn thú New York và một vườn hoa nhân tạo xinh xinh bên trong công viên.
|
Công viên có những ba hồ nước. Trong đó, hai hồ dùng làm hồ bơi vào mùa hè và trở thành sân trượt băng vào mùa đông. Nghe thật tiện ích và hấp dẫn phải không nào? |
|
Mùa thu “thay” cho công viên “một chiếc áo” đậm chất hoài niệm và nhớ nhung điều gì đó. Cảnh sắc cũng trầm tĩnh lại hơn, nhưng vẫn mang một nét quyến rũ khó tả. Không ngoa nếu nói rằng mùa thu ở đây gây được ấn tượng nhiều nhất với mọi người. |
|
Vào một ngày mùa thu nắng đẹp, đi dạo trong rừng cây của công viên và ngắm lá vàng rơi là một thú vui điền viên thư thái đến lạ kì. Đâu đó trên đường có người nhạc công đường phố thổi vang những điệu vũ mùa thu càng làm mọi người thấy nao lòng. |
|
Mùa đông ở đây, bạn có thể “mắc kẹt” vì choáng váng giữa một rừng tuyết trắng xóa bạt ngàn. Mùa đông đã phủ lên công viên một màu trắng tinh khôi như lấp lóa trong nắng. Cảnh vật như ngưng đọng lại, ngủ một giấc dài, nhưng vẫn toát lên nét đẹp rất riêng. |
Một số hình ảnh khác về mùa đông ở Công viên Trung tâm:
Tường VyẢnh: MM
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét