Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Philippines


Ruộng bậc thang Banaue ở Philippines là minh chứng cho sự hòa hợp của con người với thiên nhiên.

Khoảng 2.000 năm trước đây, khu vực núi non ở tỉnh Ifugao, Philippines đã được những người thổ dân nơi này canh tác và kỳ công “đẽo gọt”, để tạo nên nhữngruộng bậc thang khổng lồ, có chiều cao hàng nghìn mét. 
Những thửa ruộng này được rất nhiều người ca tụng là kỳ quan thứ 8 của thế giới bởi mức độ đồ sộ, thể hiện kỹ thuật điêu luyện của người xưa. 
Những ruộng bậc thang ở Ifugao được xây dựng theo hình dáng của núi non nơi đây, mang một vẻ đẹp hòa hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên và bàn tay con người. Rất nhiều thế hệ các bộ lạc ở Ifugao đã canh tác, gắn liền với đất đai nơi đây. 
Tổ tiên của những người dân bộ lạc Ifugao ban đầu đã sử dụng đá và bùn để xây dựng nên những công trình này với đầy đủ phần ruộng canh tác và hệ thống dẫn nước tưới tiêu từ đỉnh núi trong khu rừng. Tất cả các công trình khiến những kỹ sư ngày nay cũng phải ngại đều được người dân Ifugao làm thủ công từng giai đoạn. 
Khu ruộng bậc thang nổi tiếng nhất của người Ifugao là ruộng bậc thang Banaue, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Quy mô của ruộng bậc thang này rất đáng kinh ngạc. Những bậc thang này leo lên tới chiều cao 1.500m và chiều dài tới tận 10.360km, một con số thể hiện sức lao động đáng ngưỡng mộ của người xưa. 
Dần dần, từ những thửa ruộng chỉ gắn liền với công việc đồng áng, vụ mùa, những bậc thang khổng lồ này đã đóng vai trò quan trọng cả trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Ifugao, gắn liền với nhiều lễ hội quan trọng. 
Để tới tham quan ruộng bậc thang Banaue, du khách có thể bắt xe bus hoặc mua tour từ thủ đô Manila. Mỗi hành trình như vậy kéo dài 11 giờ. Nhưng bù lại sự mệt mỏi trên chặng đường dài, những gì du khách được chiêm ngưỡng là không gì sánh bằng. 
Đi dạo trên các ruộng bậc thang này là hoạt động thú vị nhất. Tuy nhiên, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các hướng dẫn viên để tìm đường đi nhanh nhất, vì mỗi thửa ruộng này có thể cách nhau tới 10m. Dọc đường đi, bạn cũng có thể ghé qua các khu làng Batad và Bangaan, nằm ngay giữa các ruộng lúa bậc thang xanh ngắt. 
Hiện nay, do sự sói mòn của đất cũng như việc các thanh niên trong làng bỏ vùng quê lên thành phố, tới 25% đất ở Ifugao đã bị bỏ hoang, đặt những người làm trong ngành du lịch Philippines trước nguy cơ suy tàn của di tích UNESCO nghìn năm tuổi. Nhiều nỗ lực đã được xúc tiến để giữ gìn, bảo tồn kỳ quan khổng lồ này. 
Theo Xzone

Ruộng bậc thang 2.000 năm và điệu hát ru Hudhud


Trên những núi cao khoảng 1.000m, những khu ruộng bậc thangBanaue xanh rì màu mạ non mới cấy. Từ điểm cho phép ngắm nhìn, hình ảnh những người cấy lúa chỉ còn là những chú kiến nhỏ màu đen. Nếu làm một phép so sánh, ruộng bậc thang Banaue hơn hẳn ruộng bậc thang Bắc Hà bởi sự đồ sộ và hoành tráng.

Tôi bắt chuyến xe chất lượng cao cạnh trường đại học Santo Tomas khởi hành lúc 22 giờ để đi thành phố Ifugao, nơi có ruộng bậc thang Banaue được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nhìn các bạn Tây trên xe trang bị chuyến đi mà tôi phải chạnh lòng: đèn soi để đọc sách ban đêm, dạng mền ngủ che luôn cả phần chân để không bị lạnh, nước uống hoặc bánh kẹo để ăn giặm…

Ruộng bậc thang Banaue: kỳ quan thứ 8

Đến thị trấn Ifugao thuộc đảo Luzon lúc 6 giờ sáng. Tôi và các bạn Tây thuê chung xe Jeepny đi vào trung tâm thị trấn nằm cách bến xe khoảng 4km và mỗi người mất 1 USD.

Ruộng bậc thang Banaue xuất hiện tại Philippines cách đây 2.000 năm. Nằm trên địa hình đồi núi nên người Batad cần phải cải tạo mặt bằng để trồng lúa sinh sống. Họ đục đẽo và cải tạo sườn núi bằng các công cụ thô sơ hoặc bằng tay để tạo ruộng bậc thang Banaue như ngày nay. Ruộng bậc thang Banaue được xẻ từ những quả núi và rộng khoảng 10,360km2.

Ruộng bậc thang 2.000 năm và điệu hát ru Hudhud

Ruộng bậc thang ở Banaue, Philippines vừa mới cấy

Nguồn nước len lỏi từ ruộng trên cao xuống ruộng thấp hơn được dẫn từ một con suối trong rừng nằm ở phía trên các ruộng cao. Tôi đến đây khi người ta mới cấy lúa xong nên phủ trên các ruộng bậc thang chỉ là một màu xanh bất tận. Tôi thầm nghĩ không biết Banaue đẹp như thế nào đây khi những cây lúa trên ruộng kia chuyển sang một màu vàng ươm vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch. Đối với người Philippines, Banaue được xem như là kỳ quan thứ 8 của thế giới.

Ruộng bậc thang Banaue được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995. Nếu làm phép so sánh, ruộng bậc thang ở Bắc Hà đẹp hơn ở độ trải dài đồng đều trên một vùng diện tích lớn, nhưng thua xa Banaue ở độ hoành tráng.

Xuống ruộng bậc thang Batad bằng gậy

Ruộng bậc thang Batad cũng nằm trong cụm Banaue do UNESCO công nhận di sản thế giới và cách Banaue chỉ khoảng 15km. Đường đi vào thật khó với nhiều ổ gà xuất hiện, đường lại dốc và bụi mù trời. Cảm giác rất vui khi chủ nhân trên các xe chiếc Jeepny nhường đường cho nhau ở các khúc quanh, họ hồ hởi chào nhau và cùng nhau động viên vượt khó. Ngồi trên đoạn đường này tôi đang thả hồn mình vào cảm giác ngày xưa: chuyến công tác của tôi đi từ Điện Biên Phủ qua Sa Pa bằng những cung đường rừng giống thế này. Mất 1 giờ 15 phút tôi mới đến được lối đi vào ruộng bậc thang Batad.

Chủ chiếc “honda ôm” trao cho tôi một chiếc gậy. Thì ra ruộng bậc thang Batad nằm trong một thung lũng, muốn đi đến đó phải xuống dốc ven theo một quả núi và gậy giúp tôi đi dễ hơn. Trên đường đi, tôi lại có các em học sinh đang trên đường quay về nhà làm bạn đồng hành. Trong thời gian nghỉ ven đường, tôi hỏi các em có thích tổng thống Arroyo không. Các em trả lời “không” với một ngữ điệu rất dứt khoát. Tôi hỏi tại sao, các em trả lời: “Vợ chồng bà ấy tham nhũng quá!”

Nằm giữa màu xanh bát ngát của ruộng bậc thang là những bản làng của người Batad. Một vài khói bếp nhà ai đã lên khiến cảnh vật nơi đây thêm tịch mịch u liêu. So với ruộng bậc thang Banaue thì Batad không thể so sánh được về độ hoành tráng và đẹp ngang ngửa với các ruộng bậc thang Bắc Hà.

Ruộng bậc thang 2.000 năm và điệu hát ru Hudhud

Điệu ru Hudhud bây giờ cũng được trình diễn bởi các cụ ông

Điệu hát ru Hudhud

Ở Ifugao, điệu hát ru Hudhud là di sản phi vật thể đầu tiên của Đông Nam Á được UNESCO công nhận vào năm 1995. Điệu hát có từ thế kỷ 17 và chỉ xuất hiện ở các tỉnh miền bắc Philippines. Hàng năm, vào ngày 1.5 tại Kiangan, chính quyền tổ chức thi hát để chọn ra người hát hay nhất năm đó. Điệu hát Hudhud này được nhà nhân loại học Francis Lambrecht mang đi trình diễn quốc tế sau khi nghiên cứu về nó. Hudhud như là một bản hợp ca được trình diễn bởi những phụ nữ trẻ Batad trong các dịp: mùa thu hoạch, đám ma hay đám cưới. Điệu Hudhud có thể được trình bày kéo dài hai đến ba ngày trong các lễ đặc biệt nói trên.

Tôi đến Ifugao không đúng mùa lễ hội Hudhud và cứ nghĩ mình chẳng bao giờ có thể nghe được điệu hát này. Trên đường quay lại thị trấn, tôi thấy đôi vợ chồng Tây đang lắng nghe những người lớn tuổi ngồi ở đầu lối vào thực hiện một bài đồng ca với những tiếng kêu Hudhud phát ra từ miệng họ và tôi biết đây chính là điệu Hudhud. Tôi thật sự không hiểu họ muốn nói về điều gì trong điệu hát đó, nhưng tôi cảm nhận được bài đồng ca đó rất đồng đều, lúc trầm lúc bổng.

Hỏi ra mới biết, thời xưa các cụ là một trong những người hát Hudhud nổi tiếng. Tuổi tác đã cao, nên các cụ quyết định ra đây mỗi ngày để được hát cho du khách nghe và dường như đi tìm lại mình trong quá khứ. Hiện nay ở Ifugao có nhiều bản sao của điệu Hudhud nên ít nhiều làm mất đi giá trị vốn có của điệu hát này.

Theo 24h

Ruộng bậc thang Cordillera: Điểm du lịch lý tưởng tại Philippines

Cửa sổ ASEANCập nhật 11:00 ngày 05/07/2015

VTV.vn - Ruộng bậc thang Cordillera đã trở thành điểm du lịch nổi bật tại Philippines, với khoảng trên 1 triệu du khách đến tham quan mỗi năm.

Người dân Philippines tự hào gọi ruộng bậc thang Cordillera là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Tuy nhiên, những thửa ruộng bậc thang có tuổi đời 2.000 năm này cũng như lối sống truyền thống của người Ifugao đang có nguy cơ biến mất do quá trình hiện đại hóa.
Ruộng bậc thang Cordillera hoàn toàn có thể được lưu giữ nét đẹp mà con người đã tạo dựng từ 2000 năm trước, nếu có một chiến lược bảo tồn lâu dài. Việc khu ruộng bậc thang này được UNESCO công nhận di sản đã góp thêm tiếng tăm cho ngành du lịch địa phương. Ruộng bậc thang Cordillera giờ đã trở thành một địa điểm du lịch nổi bật tại Philippines, với khoảng trên 1 triệu du khách đến tham quan mỗi năm. Chính phủ Philippines hy vọng sẽ thu hút 10 triệu du khách mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho người dân và là động lực để khu ruộng đẹp như mơ này tiếp tục được bảo tồn.1321 -1718
Mời quý vị theo dõi video

Không có nhận xét nào: