Tỉnh Papua nằm trên vùng núi ở phía tây đảo New Guinea thuộc Indonesia là nơi sinh sống của bộ tộc Dani. Cư dân nơi đây định giá người vợ bằng lợn.
Người đàn ông Dani đang đi săn.
Do lạm phát, mức quy đổi hiện nay là khoảng 10 con lợn, còn vài năm trước, người vợ chỉ đáng giá 5-8 con lợn.Nam thanh niên bộ tộc Dani phải cố gắng lao động để sau này có thể cung tiến nhạc phụ tương lai một đàn lợn. Vì lý do này, tuổi của các chú rể ngày một tăng cao, trong khi tuổi các cô dâu hầu như không tăng.
Phụ nữ bộ tộc Dani thường lấy chồng ở độ tuổi 12-15. Họ được lựa chọn theo quy tắc của xã hội nguyên thủy cổ đại: Nếu người phụ nữ bắt đầu có những dấu hiệu trưởng thành về mặt sinh dục, có nghĩa là cô ấy đã có thể lấy chồng.
Người Dani hầu như không mặc quần áo. Đàn ông chỉ đeo một cái túi nhỏ để đựng dương vật, còn phụ nữ thì mặc váy ngắn làm từ cỏ cây hoặc những sợi da lua tua, thế nên khi ngực người phụ nữ có một chút phát triển là lập tức được mọi người chú ý.
Một gia đình người Dani.
Số lợn cũng như số vợ vẫn còn có ý nghĩa quan trọng để đánh giá sự thành đạt của người đàn ông.Một sếp ở đây phải có ít nhất một vợ để đảm bảo đạt được ba mục tiêu chính theo tục lệ nơi đây: đó là ruộng vườn, con cái và đàn lợn. Du khách đến đây thường hỏi, người phụ nữ cần phải có trình độ gì không để ngoài công việc ruộng vườn ra còn phải chăm sóc, giáo dục con cái, hoặc họ phải học hành gì không để chăn nuôi lợn được tốt hơn.
Và câu trả lời là không có một quy định gì hết, tất cả phụ thuộc vào năng khiếu và sự may mắn của người phụ nữ.
Nếu nam giới nào muốn có nhiều vợ thì phải tìm cách có nhiều lợn, ví dụ phải bán được nhiều con gái; bán các cô con gái sẽ thu về được lợn và số lợn đó được đầu tư vào các bà vợ mới. Các bà vợ mới này lại tiếp tục đẻ ra con gái, các cô con gái này lại tiếp tục được quy ra lợn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét