Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Phong tục ăn "may mắn" ngày Tết của các nước trên thế giới


Ở Hy Lạp, lúc giao thừa, người mẹ sẽ bước ra sân lấy quả lựu đập mạnh vào tường nhà. Nếu hạt lựu văng tung tóe khắp sân thì năm mới, gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có một món ăn đặc biệt cho đêm giao thừa hoặc trong ngày đầu tiên của năm mới. Và mỗi món ăn trên mâm cỗ khai xuân ấy đều mang ý nghĩa ước mong những điều tốt đẹp nhất sẽ "tràn về" cho cả gia đình trong suốt năm.
Việt Nam - Tên gọi, điềm may
Phong tục ăn
Ngày tết Việt Nam không thể thiếu bánh chưng
Có rất nhiều món ăn được ưa chuộng trong ngày Tết của người Việt, chủ yếu vì chúng đồng âm với những điều mong ước năm mới sung túc, dư giả, hạnh phúc. Một cách chơi chữ ngộ nghĩnh! Đơn cử như món "khổ qua" nhồi thịt, với mong ước mọi nỗi "khổ" sẽ "qua" đi và may mắn, hạnh phúc sẽ đến. Hay món thịt kho tàu với miếng thịt vuông, quả trứng tròn là biểu hiện của sự vuông tròn cho cả năm. Trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả. Mỗi người, mỗi nơi có cách bày trái cây trên bàn thờ khác nhau, nhưng tựu chung vẫn được bày theo nghĩa "chơi chữ": cầu (mãng cầu), vừa (dừa), đủ (đu đủ), xoài (xoài).
Ngoài những món ăn có màu sắc hoặc tên gọi được tin rằng sẽ đem lại may mắn, ngày Tết, mọi gia đình không thể thiếu món bánh chưng, bánh tét truyền thống với hạt nếp no tròn, nhân đậu xanh vàng ươm và thịt mỡ béo ngậy tượng trưng cho mọi mong ước năm mới dồi dào no đủ, sung túc và thịnh vượng.
Lào - Ăn lạp đón lộc
Lạp là món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp lễ Tết của người Lào. Lạp trong ngôn ngữ của người Lào nghĩa là lộc, được chế biến rất công phu. Món lạp để ăn trong những ngày đầu năm và người ta cũng tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều tài lộc. Món lạp của người Lào gần giống như món lạp xưởng của người Việt. Lạp thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi, sau đó đem trộn với gia vị và thường được ăn kèm với xôi nóng. Đó là sự pha trộn khéo léo giữa chua, cay và ngọt, được trung hòa thêm chút hương vị của thảo mộc. Người Lào đặc biệt cẩn trọng trong chế biến lạp do quan niệm: nếu những món này ăn không ngon trong ngày Tết thì năm mới công việc làm ăn không tốt.
Nhật Bản - Mâm cỗ đầy màu sắc
Phong tục ăn
Mâm cỗ đầy màu sắc trong dịp tết ở Nhật Bản
Tết ở Nhật không thể thiếu Osechi, món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết của người Nhật sau khi cúng thần năm mới. Osechi được chế biến khá công phu bao gồm súp ozoni, bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà, mứt đậu đen, tazukuri, le Sebi, bánh dày… với hương vị và màu sắc phong phú, xếp trong một hộp sơn màu đỏ thật đẹp. Mỗi nguyên liệu của osechi đều mang một ý nghĩa riêng với cá tráp mang ý nghĩa may mắn; rong biển với nghĩa vui mừng; đậu - mạnh khỏe; trứng cá trích - con cháu đông đúc; rau mắc - sinh lộc; tôm - sự trường thọ…
Người Nhật quan niệm món mì ống tượng trưng cho sự trường thọ, vì vậy, bữa ăn đoàn tụ trong ngày Tết của người Nhật không thể thiếu món mì ống. Ngoài ra, trong những ngày đầu xuân, các gia đình Nhật Bản rất thích món cá chép rán vì tin rằng cá chép sẽ mang lại sự năng động và tâm trí sáng suốt cho người ăn nó.
Hàn Quốc - Hưởng lộc trọn vẹn
Phong tục ăn
Súp ttok kuk và ddeokguk là hai món ăn bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc.
Trong thực đơn ngày Tết của Hàn Quốc bao giờ cũng có kim chi, được xem là món ăn truyền thống mang lại nhiều điềm lành và niềm vui, cùng với khoai, gạo - hai loại lương thực chủ yếu của người dân xứ Hàn. Những món gà, cá, bò hầm cùng sâm rất được ưa chuộng vì ngoài mục đích bồi bổ sức khỏe, nó còn mang ý nghĩa cầu mong sự an khang thịnh vượng suốt cả năm. Súp ttok kuk và ddeokguk là hai món ăn bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc. Đây là các món ăn từ thịt gia súc và gia cầm, chế biến bằng cách đem chiên. Vào ngày đầu tiên của năm mới, thưởng thức Ttok kuk được làm từ gạo trứng sẽ đem lại một trí tuệ minh mẫn, sáng suốt trong ngày đầu năm và cho cả năm đó.
Hà Lan - vượt qua tai ương
Phong tục ăn
Người Hà Lan tin rằng, thưởng thức chiếc bánh phồng với những lát táo và nho khô hấp dẫn Olie Bollen sẽ mang đến cho bạn những điều tốt lành trọn vẹn.
Người Hà Lan tin rằng may mắn đến từ những món ăn có hình tròn. Vì vậy, thưởng thức chiếc bánh phồng với những lát táo và nho khô hấp dẫn Olie Bollen sẽ mang đến cho bạn những điều tốt lành trọn vẹn. Oliebollen chỉ được làm trong dịp Tết và được sử dụng trong suốt mùa lễ hội đầu năm. Bánh được chế biến từ bột mì bên trong có nhân táo, nhân dứa hoặc nhân nho được chiên ngập trong chảo dầu với niềm tin rằng vào đêm giao thừa, Nữ thần Bertha sẽ bay ngang bầu trời, cùng với các linh hồn tội lỗi trong bóng tối lạnh lẽo, tay cầm con dao, cắt đi bất cứ cái dạ dày trống rỗng nào mà bà ta gặp trên đường. Nếu ăn bánh rán nhiều dầu mỡ, con dao của bà ta sẽ trượt đi.
Tây Ban Nha - Món ăn vui nhộn
Phong tục ăn
Người Tây Ban Nha lại nhờ những trái nho để cầu mong những may mắn đầu năm
Trong truyền thống của người Tây Ban Nha, mùa màng bội thu luôn mang ý nghĩa tốt lành cho năm mới. Thay vì thưởng thức những món ăn cầu kỳ, người Tây Ban Nha lại nhờ những trái nho để cầu mong những may mắn đầu năm, bởi họ cho rằng mỗi trái nho để cầu mong những may mắn đầu năm, bởi họ cho rằng mỗi trái nho ngọt sẽ báo hiệu một tháng, một năm đó gặp nhiều điềm lành. Truyền thống này có từ đầu thế kỷ 20, khi tiếng chuông đồng hồ từ Puerta del Sol, ở Madrid vang lên thì mọi người bắt đầu ăn. Và cứ mỗi tiếng chuông cất lên, họ lại bỏ một quả nho vào miệng và nhai thật nhanh. Hầu hết mọi người không thể ăn hết 12 quả nho trong 12 giây. Song nó lại là nghi thức vui nhộn vì miệng ai cũng phồng lên đầy nho.
Hy Lạp - vòng tròn may mắn
Phong tục ăn
Năm mới của người Hy Lạp không thể thiếu phong tục làm bánh mì nướng mừng xuân Vasilopia
ở Hy Lạp, lúc giao thừa, người mẹ trong gia đình bước ra sân lấy quả lựu đập mạnh vào tường nhà. Nếu hạt lựu văng tung tóe khắp sân thì năm mới, gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Năm mới của người Hy Lạp không thể thiếu phong tục làm bánh mì nướng mừng xuân Vasilopia - một loại bánh nướng rất to, có một đồng xu bên trong. Chiếc bánh này bắt nguồn từ chế độ thuế cắt cổ mà từ chế độ thuế cắt cổ mà từ xưa đế chế Ottoman đã áp đặt lên người Hy Lạp. Vasilopia có đồng xu thì có nghĩa là bạn sẽ gặp may mắn và có rất nhiều tiền tài vào năm mới.
Mỹ - Bữa ăn "đạm bạc" đầu xuân
Phong tục ăn
Bữa cơm đầu năm của người Mỹ đều là những món ăn giản dị.
Người Mỹ có một câu châm ngôn về thói quen ăn uống của mình trong ngày đầu năm mới là: "Hãy ăn đạm bạc vào ngày đầu năm và ăn ngon vào những ngày còn lại". Vì vậy, không có gì là bất ngờ khi bữa cơm đầu năm của người Mỹ đều là những món ăn giản dị. Trong đó bắp cải, cá mòi, mật ong, đậu mắt đen… là những thực phẩm được chọn làm biểu tượng đem lại may mắn tại xứ cờ hoa.
Bánh mì luôn được xem là thức ăn phổ biến nhất của người Mỹ, vào ngày đầu năm mới, bánh mì mang thông điệp về sự no đủ, ấm cúng và một cuộc sống năng động trong năm. Rau xanh, hạt đậu và ngô cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn. Người Nam Mỹ quan niệm, nếu bạn ăn một hạt đậu vào ngày đầu năm, bạn sẽ gặp nhiều điều tốt lành trong cả năm. Còn nếu muốn giàu có hơn nữa, bạn có thể ăn món đậu này với bánh mì, rau bắp cải hoặc cải xanh. Rau xanh trông giống như đồng tiền gấp, người ta tin rằng, ăn càng nhiều rau này thì họ càng gặp may và giàu có vì màu xanh có sự tương đồng với đồng tiền. Còn nếu muốn sung túc và thăng tiến trong sự nghiệp thì cá mòi là món không thể bỏ qua, vì loài cá này luôn bơi thẳng về phía trước theo từng đàn lớn.
Thổ Nhĩ Kỳ - Ăn quả lựu
Phong tục ăn
Người Thổ Nhĩ Kỳ xem lựu là món ăn may mắn bắt buộc ngày đầu năm mới.
Vào đêm cuối cùng của năm cũ, người Thổ Nhĩ Kỳ thường đón năm mới cùng người thân và bạn bè. Họ sẽ tổ chức những bữa tiệc nhỏ với âm nhạc, trò chơi và cùng nhau xem các chương trình truyền hình. Dịp này, người Thổ Nhĩ Kỳ thường tặng nhau kẹo, bánh, kèm theo hạt dẻ để cầu mong gặp may mắn trong năm tới.
Và nếu như người Tây Ban Nha có phong tục ăn 12 trái nho vào đêm giao thừa, thì người Thổ Nhĩ Kỳ lại xem lựu là món ăn may mắn bắt buộc ngày đầu năm mới. Lựu đại diện cho may mắn của không chỉ cư dân Thổ Nhĩ Kỳ mà cả vùng Địa Trung Hải vì nhiều lý do: màu đỏ của nó đại diện cho trái tim con người, biểu thị cuộc sống sinh sôi, cho sức khỏe và sự giàu có; hạt tròn đại diện cho sự thịnh vượng là điều mà mọi người đều hy vọng trong bất kỳ khởi đầu mới nào.
Ý - Nhân đôi thịnh vượng
Phong tục ăn
Ở Italia, người ta thường ăn món Cotechino con lenticchie, tức món xúc xích với đậu lăng đúng lúc giao thừa.
Người Ý chào năm mới theo cách rất thú vị! Họ ném tất cả những gì cũ kỹ ra khỏi phòng qua cửa sổ để tạo không gian cho những gì may mắn, mới mẻ của một năm mới vào phòng. Ở Italia, người ta thường ăn món Cotechino con lenticchie, tức món xúc xích với đậu lăng đúng lúc giao thừa. Với những tảng thịt ngon lành biểu trưng cho sự no đủ, những hạt đậu lăng nhỏ có hình đồng xu trong chiếc xúc xích lớn chính là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong năm mới, người Ý tin rằng món xúc xích Cotechino sẽ nhân đôi sự may mắn và tài lộc cho họ vào đầu năm.

Không có nhận xét nào: