Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Trải nghiệm cuộc sống nguyên thủy ở làng Cabo Polonio

TTO - Không có điện, nước, cuộc sống dân làng còn nhiều bất tiện, nhưng Cabo Polonio thật sự là điểm đến hấp dẫn du khách muốn thoát khỏi lối sống tiện nghi… tìm về với tự nhiên và những phong tục cổ xưa.
Ngôi làng đơn sơ, giản dị nằm dọc theo bờ biển - Ảnh: flickr
Ngôi làng đơn sơ, giản dị nằm dọc theo bờ biển - Ảnh: flickr
Cabo Polonio là ngôi làng nhỏ nằm trên dải cát bạc nhô ra Đại Tây Dương, phía đông biển Uruguay, thuộc tỉnh Rocha.
Cabo Polonio hiện được công nhận là vườn quốc gia và là nơi bảo tồn số lượng sư tử biển lớn nhất ở Nam Mỹ. Phần lớn sư tử biển sống tập trung trên hai hòn đảo nằm ở phía đông và bắc với phần mũi bán đảo. Ngoài ra còn có cá voi, hải cẩu biển và một số loài động vật hoang dã khác.
Do ngăn cách bởi cồn cát rộng lớn nên Cabo Polonio bị cô lập và tách biệt với các ngôi làng khác.
Đầu thế kỷ 18, Cabo Polonio là nơi trú ẩn của các nhóm cướp biển, những kẻ buôn người khét tiếng và nơi sinh sống của nhiều bộ tộc bản xứ từ hàng ngàn năm.
Ngày nay, dù chỉ cách đường cao tốc khoảng 7km nhưng lại không có con đường nào dẫn đến ngôi làng, phương tiện di chuyển duy nhất để đến Cabo Polonio là đi bộ hoặc xe truyền động bốn bánh băng qua những cồn cát nhấp nhô như sóng biển.
Để giữ gìn giữ hệ sinh thái nguyên sơ độc đáo và hạn chế tối đa sự tác động của con người, chính quyền địa phương ban thông cáo giới hạn số lượng cư dân và du khách đến ngôi làng biệt lập này.
Xe truyền động bốn bánh là phương tiện di chuyển duy nhất vào làng - Ảnh: flickr
Xe truyền động bốn bánh là phương tiện di chuyển duy nhất vào làng - Ảnh: flickr
Những cồn cát cao vút - Ảnh: flickr
Những cồn cát cao vút - Ảnh: flickr
Trên đảo có ngọn hải đăng được xây dựng năm 1880, nơi duy nhất trong ngôi làng được nối điện lưới để hoạt động. Từ trên ngọn hải đăng, du khách có thể ngắm nhìn vùng biển xa xôi, cánh đồng bát ngát, những chú hải cẩu đang phơi mình trên các hòn đá của hòn đảo.
Ngoài số ít doanh nghiệp sử dụng điện từ máy phát, năng lượng mặt trời, năng lượng gió để thắp sáng, người dân sống trên đảo đều không có lưới điện, nước máy hay hệ thống thoát nước, nguồn nước sử dụng chủ yếu lấy từ những chiếc giếng tự đào, nước mưa.  
Cabo Polonio cũng là nơi có bầu trời tối và đêm trăng sáng nhất trong số các vùng ở bờ biển của Uruguay. Có lẽ do ngôi làng không có nhiều cây xanh và đèn đường chiếu sáng vào ban đêm.
Không có điện, nước hay hệ thống thoát nước - Ảnh: amuzing planet
Không có điện, nước hay hệ thống thoát nước - Ảnh: amuzing planet

Ngọn hải đăng là nơi duy nhất có điện lưới - Ảnh: amuzing planet
Ngọn hải đăng là nơi duy nhất có điện lưới - Ảnh: amuzing planet
Bình minh trên làng Cabo Polonio - Ảnh: flickr
Bình minh trên làng Cabo Polonio - Ảnh: flickr
Những con sư tử biển phơi mình trên các tảng đá - Ảnh: flickr
Những con sư tử biển phơi mình trên các tảng đá - Ảnh: flickr
Điểm nhấn thu hút du khách đến Cabo Pilonio chính là bãi biển Đại Tây Dương với dòng nước xanh thẳm, cát trắng mịn màng, các đụn cát thi thoảng cuốn theo làn gió tạo thành những đường vân uốn lượn tuyệt đẹp cùng cánh rừng nguyên sinh xanh ngát ẩn mình trên đảo.
Ngôi làng được tô đậm bằng hình ảnh các ngôi nhà, lều trại đa dạng màu sắc, nằm trải dọc bờ biển, quanh vườn thi thoảng có vài con gà, bò, ngựa được thả trên bãi cỏ và cát.
Sự kỳ dị của ngôi làng gợi nhớ đến bộ phim ám ảnh The wicker man (Hình nhân liễu gai) sản xuất năm 1970 với những phong tục cổ xưa, cuộc sống đen tối và truyền thống tự cung tự cấp của người dân trên đảo Summerisle.
Bãi biển tuyệt đẹp với làn nước biển xanh thẳm quyến rũ du khách - Ảnh: flickr
Bãi biển tuyệt đẹp với làn nước biển xanh thẳm quyến rũ du khách - Ảnh: flickr
Những ngôi nhà, lều trại đầy sắc màu - Ảnh: flickr
Những ngôi nhà, lều trại đầy sắc màu - Ảnh: flickr
Tuy nhiên, dù cuộc sống sinh hoạt không điện, nước máy là phiền toái lớn nhất đối với người dân nơi đây, nhưng với du khách Cabo Polonio là điểm đến hấp dẫn để thoát khỏi cuộc sống bận rộn hiện đại, tìm về thiên nhiên hoang sơ và là nơi sưởi ấm, thư giãn tâm hồn.
Và dù dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng… trên đảo ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu khách du lịch nhưng hầu hết khách đến đây đều muốn thuê nhà của người dân để tận hưởng, trải nghiệm cuộc sống bình dị, bầu không khí trong lành thực thụ vốn có.
Hiện Cabo Polonio đã có dịch vụ điện thoại, Internet nhưng trong làng vẫn không có đường dây điện. Muốn sạc pin cho các thiết bị điện tử, du khách phải đến các cửa hàng tạp hóa và chỉ sạc được khi... máy phát điện được khởi động.
Khách sạn, nhà nghỉ trải dọc theo bờ biển - Ảnh: flickr
Khách sạn, nhà nghỉ trải dọc theo bờ biển - Ảnh: flickr
Khu vườn xanh mướt - Ảnh: amuzing planet
Khu vườn xanh mướt - Ảnh: amuzing planet
Vào thời điểm tháng 1 hằng năm, ngôi làng trở thành điểm đến nhộn nhịp và đông đúc du khách nhất ở Uraguay với phong cảnh thanh bình của chốn làng quê, nhịp sống chậm rãi của dân trên đảo…
Những buổi xế chiều, ngồi trên lưng ngựa đi dọc bờ biển chiêm ngưỡng sắc trời chuyển động, những chiếc thuyền đầy ắp tôm cá của ngư dân sau một ngày đánh bắt… ai cũng cảm giác như đang ngược dòng thời gian tìm về với cội nguồn.
Dưới ánh nến mờ trong mỗi căn nhà khi chập tối, khung cảnh thần kỳ, lãng mạn của ngôi làng dần hiện ra rõ nét hơn.
Màn đêm vẫn lung linh, huyền ảo với ánh trăng chiếu rọi, những ngọn nến phất phơ theo làn gió, những con sư tử biển gọi nhau bằng tiếng kêu thanh thoát, vang ngân giữa biển khơi… làm khung cảnh trở nên huyền ảo.
Người dân trên đảo chủ yếu sống bằng ngề đánh cá - Ảnh: amuzing planet
Người dân trên đảo chủ yếu sống bằng ngề đánh cá - Ảnh: amuzing planet
Vào mùa hè, ngôi làng luôn nhôn nhịp du khách - Ảnh: flickr
Vào mùa hè, ngôi làng luôn nhôn nhịp du khách - Ảnh: flickr
Bên trong căn phòng ấm cúng - Ảnh: flickr
Bên trong căn phòng ấm cúng - Ảnh: flickr
Ánh sáng lung linh từ những ngọn đèn - Ảnh: amuzing planet
Ánh sáng lung linh từ những ngọn đèn - Ảnh: amuzing planet
HOÀNG THƯƠNG ( Theo Amuzing Planet, Matador Network, Cabo Polonio)

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Bohuslän - thiên đường du lịch ở Thụy Điển

Bohuslän - thiên đường du lịch ở Thụy Điển
Tiểu thuyết tội phạm, Ingrid Bergman hay các bức chạm khắc đá từ thời kỳ đồ đồng là những lý do khiến cho Bohuslän trở thành thiên đường của tín đồ du lịch vòng quanh các đảo.
Sau khi đi qua mùa Hè và chuẩn bị đón giá lạnh của mùa Đông, hầu hết mọi người đều sẽ tìm đến phương Nam để tận hưởng khí hậu ấm áp. Nhưng ở Thụy Điển, dân du lịch lại muốn đi về phía Tây để bắt đầu một chuyến du lịch vòng quanh các đảo hơn.
Bohuslän là một quần đảo với hơn 8.000 hòn đảo nhỏ, nằm rất gần Gothenburg – thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển. Quần đảo này được biết đến với nguồn hải sản phong phú, cung cấp cho những nhà hàng nổi tiếng nhất của Thụy Điển.
Tiêu biểu là đảo Gothenburg với dân số chỉ khoảng 500.000 người nhưng lại là quê hương của chuỗi các nhà hàng 6 sao Michelin.
Hải sản tươi ngon là một phần làm nên chất lượng ẩm thực hảo hạng ở Bohuslan
Điểm dừng chân đầu tiên nên là Marstrand, một hòn đảo cách Gothenburg khoảng 45 phút lái xe. Trước kia, đây là nơi vui chơi giải trí dành riêng cho hoàng gia và giới thượng lưu, tuy nhiên hiện nay nơi này đã mở cửa cho tất cả mọi người.
Vì vậy, khi đến với Marstrand, du khách có thể thường xuyên bắt gặp những thành viên trong gia đình hoàng gia Thụy Điển đang vui đùa.
Cách duy nhất để đến được đảo Marstrand là đi phà qua một eo biển đầy băng và xanh biếc. Quãng đường này rất ngắn và chỉ mất khoảng 15 phút.
Trong khi hầu hết các thắng cảnh đều nằm dọc bờ biển đối diện với đất liền thì phần còn lại của Marstrand rất vắng vẻ và vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ của mình.
Với những ai yêu khám phá và sự yên tĩnh thì đây là một lựa chọn tuyệt vời để cắm trại, thả mình tắm nắng thỏa thích dưới ánh mặt trời, thưởng thức đồ ăn tươi ngon ở một số nhà hàng.
Một trong những địa chỉ ăn uống nổi bật nhất là cửa hàng bánh ngọt nơi phục vụ món fika – đồ uống truyền thống ở đất nước này. Nhưng nếu bạn không quen với hương vị đó thì có thể thử một tách cà phê với miếng bánh ngọt vị quế thơm và béo ngậy.
Chắc chắn điều này sẽ làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất.
Bức điêu khắc tinh vi bên ngoài bảo tàng nghệ thuật Strandverket ở Marstrand hướng mặt về đất liền
Ở phía Tây hòn đảo có một nhà trưng bày tên là Strandverket. Ở đây người ta đã từng tổ chức một buổi triển lãm về cuộc đời và tình yêu của Ingrid Bergman – diễn viên nổi tiếng thế giới người Thụy Điển.
“Tôi đã từng có lần được gặp bà ấy. Trong cuộc đời của mình, bà ấy đã rất nhiều lần nghỉ hè ở hòn đảo gần Dannholmen. Chính điều này đã truyền cảm hứng cho tôi xây dựng lên những tác phẩm này.” – Hasse Persson - Giám đốc nghệ thuật của Strandverket vô cùng tự hào khi giới thiệu về buổi triển lãm ấn tượng của mình.
Sau khi tới nhà trưng bày Strandverket, du khách nên leo lên đỉnh lâu đài Carksten Fortress. Công trình này được xây dựng nhằm bảo vệ Bohuslän khi mới được thành lập.
Ngày nay, nó vừa là một đài tưởng niệm lại vừa là một khách sạn cổ. Từ đây, du khách có thể nhìn ra đảo Martrand với khung cảnh vô cùng ấn tượng.
Điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến du lịch quanh đảo của bạn là ngôi làng ở phía bắc có tên là Fjällbacka. Cũng giống như những ngôi làng dọc bờ biển phía Tây Thụy Điển khác, Fjällbacka có nghề truyền thống đánh bắt cá trích từ xa xưa.
Bờ biển được biết đến bởi lượng hải sản phong phú có chất lượng tuyệt vời, từ hàu sữa, trai cho đến tôm hùm, cua
Hàng năm, khi những đàn cá trích tới mang cả nguồn lợi vô cùng lớn theo cùng, nhưng khi chúng đi thì ngôi làng bị bỏ lại với cảnh nghèo đói và tiêu điều.
Chính lịch sử thăng trầm của Fjällbacka đã giúp cho Camilla Läckberg, người được ví như là Agatha Christie của Thụy Điển. Nhân vật xây dựng nên những nhân vật và kịch bản xuất sắc cho các cuốn tiểu thuyết tội phạm bán chạy nhất của mình.
Khách du lịch nước ngoài thường tới đây để thăm quan các túp lều câu cá hàng trăm năm tuổi nằm dọc bãi nước.
Bohuslän thuộc Thụy Điển, là quần đảo bao gồm hơn 8000 đảo nhỏ, với diện tích 4400 km2 và dân số 287.223 người (năm 2009).
Quần đảo Bohuslän được ví như một chuỗi dây chuyền bằng ngọc trai của bờ biển phía Tây Thụy Điển, mỗi một ngôi làng ở đây đều mang nét quyến rũ và đặc trưng riêng không thể trộn lẫn.
Hãng British Airway có những chuyến bay thường xuyên từ Heathrow London đến Gothenburg với giá từ 43 bảng Anh (gần 1,5 triệu đồng).
Từ sân bay, hành khách có thể sử dụng dịch vụ cho thuê xe ô tô với mức giá hợp lý.
Ở Everts Sjobob, có thể thuê phòng ngủ trên tàu với 100 bảng Anh (khoảng 3.400.000 đồng)/đêm.

NGỌC MAI/VnExpress

Forlimpopoli - cái nôi của ẩm thực Ý

Forlimpopoli - cái nôi của ẩm thực Ý
Quảng trường Piazza Garibaldi

Forlimpopoli - ngôi làng xa tít nơi vùng đông bắc Ý với những tòa kiến trúc đậm nét trung cổ ở quảng trường Piazza Garibaldi, thánh đường, tu viện, lâu đài Rocca Albornoziana đón khách phương xa trong nét đẹp thật dịu dàng, mộc mạc và e ấp chứ không rộn ràng hào nhoáng, vĩ đại như Venice, Rome, hay Florence.
Lữ khách khi đến Forlimpopoli, ngoài chuyện ngoạn cảnh, còn là cuộc “hành hương” về cái nôi của ngành ẩm thực Ý.
Nếu nói về danh thắng, ngôi làng Forlimpopoli với diện tích khoảng 24km2 nằm cách “kinh đô nghệ thuật” Florence gần 100km này vẫn còn xa lạ với các điểm “nên đến” trong sổ tay lữ hành so với một danh sách trải dài qua các thành cổ, làng mạc, biển đảo đẹp mê hồn trên đất Ý.
Forlimpopoli có 6 nhà hàng, 12 quán cà phê, bar rượu, 9 điểm mua sắm đồ lưu niệm, một lâu đài cổ, các tòa thánh đường, một bảo tàng khảo cổ, một trường nhạc, một nhà hát. Nhưng sự thanh bình cùng những nét duyên ngầm khác ở Forlimpopoli, đặc biệt ở lĩnh vực ẩm thực dễ khiến lữ khách mải mê khám phá đến quên cả thời gian.
Nét quyến rũ trung cổ
Từ thời La Mã cổ đại, Forlimpopoli đã là một điểm giao thương quan trọng trên “con đường muối cổ” vận chuyển thứ “vàng trắng” từ các mỏ muối quanh vùng Cervia đến khắp nơi trong đế chế La Mã.
Những công trình kiến trúc lần lượt định hình ở Forlimpopoli gắn liền với sự phát triển của ngôi làng, tiêu biểu nhất là lâu đài Rocca Albornoziana ở quảng trường Piazza Garibaldi, do đức Hồng y Albornoz xây dựng năm 1360, vừa làm nơi trú ngụ đồng thời cũng mang công năng phòng vệ như tên gọi khi ấy là Salvaterra (Người bảo vệ đất).
Đến thế kỷ XV, toà lâu đài được gia cố thêm đôi tháp canh hình trụ tròn tạo thêm sự bề thế, vững chắc như một pháo đài. Kiến trúc nguyên bản từ thời ấy cho đến nay vẫn đứng vững, được bảo tồn nguyên vẹn giúp cho Rocca Albornoziana hiện là điểm nhấn kiến trúc độc đáo nhất của Forlimpopoli.
Lâu đài Rocca Albornoziana được bảo tồn nguyên vẹn
Nội thất của lâu đài gồm nơi làm việc của chính quyền sở tại, một trường nhạc, Nhà hát Teatro Verdi, Bảo tàng Khảo cổ học Tobia Aldini - nơi lữ khách tự do khám phá các vật dụng liên quan đến giao thương trên “con đường muối cổ”, như các loại hũ đựng lương thực, rượu, dầu olive, muối và các thực phẩm khác.
Toàn cảnh lâu đài Rocca Albornoziana ở quảng trường Piazza Garibaldi
Nếu kiến trúc, hiện vật - những di sản bất định ở Forlimpopoli hấp dẫn trí tò mò khám phá về văn hoá, lịch sử của khách lữ hành thì nét sống động từ không gian làng qua chợ phiên đặc sản địa phương mỗi chiều quanh lâu đài lại có sức hấp dẫn khác.
Nơi đó những người bán hàng trong trang phục thời trung cổ, chậm rãi, thong dong bày những lọ giấm nhỏ, các loại muối mỏ, gia vị, trái cây, rau củ quả, cùng những vật dụng chế tác từ gỗ, sợi trên những chiếc bàn nhỏ cạnh chân tường thành của lâu đài và miệt mài giới thiệu chúng rất nhiệt tình, theo kiểu “không mua cũng là bạn”!
Những cư dân của làng Forlimpopoli trong trang phục từ thời trung cổ ở chợ phiên
Người mua ở chợ phiên Forlimpopoli đa phần là người bản xứ, họ đến tìm chọn những phần nguyên liệu tươi ngon và thô mộc nhất cho bữa cơm chiều.
Không khí thân thương, đậm chất quê và cổ xưa của nhịp sống nơi chợ phiên ở Forlimpopoli hẳn có cái lý riêng mới tồn tại mãi đến thế, bởi người nổi tiếng nhất của nền ẩm thực Ý là Pellegrino Artusi - một cư dân của Forlimpopoli - đã từng viết: “Hãy luôn chọn loại nguyên liệu thô mộc nhất, bởi đó là khởi đầu cho việc tạo ra các món ăn tuyệt hảo”.
Nghệ thuật lưu giữ món ngon 
Forlimpopoli có một công trình mang dáng dấp kiến trúc thời kỳ Phục Hưng, được xây từ thế kỷ XV với diện tích hơn 3.000m2 với công năng như một tu viện. Toà nhà này giờ đây có tên Casa Artusi, hẳn là liên quan đến Pellegrino Artusi đã nhắc đến ở trên.
Casa Artusi hiện nay là khu phức hợp gồm bảo tàng, thư viện, phòng dạy nấu ăn, nhà hàng, hầm rượu, quán bar, và là không gian tổ chức các sự kiện về ẩm thực. Casa Artusi được ví như là “linh hồn” của Forlimpopoli, bởi là nơi lưu giữ những công thức quý giá nhất trong nền ẩm thực Ý.
Không gian thư viện của bảo tàng - trường dạy ẩm thực Casa Artusi
Forlimpopoli là nơi khai sinh ra nền ẩm thực Ý bởi nhân tài Pellegrino Artusi (1820 - 1911) - một thương gia chứ không phải là đầu bếp hay người quen chuyện bếp núc gia đình.
Thời của Pellegrino Artusi, nước Ý chưa là một vùng lãnh thổ toàn vẹn như ngày nay mà chia thành nhiều tiểu vùng, mỗi nơi mang một phong cách ẩm thực, ngôn ngữ, nếp sinh hoạt khác biệt.
Artusi cất công sưu tầm công thức nhiều món ăn từ gia đình, đến tận các gian bếp để tìm hiểu về cách chế biến và viết lại ngắn gọn, dễ hiểu, để ra đời cuốn sách về nghệ thuật ẩm thực Ý đầu tiên từ 1891, có tênBếp núc huyền diệu và nghệ thuật ăn ngon (La Scienza in cucina e larte di mangiar bene). Đây là cuốn “bếp kinh” về ẩm thực mang tầm cỡ quốc gia đầu tiên kể từ sau khi nước Ý thống nhất (1861).
Artusi tâm sự về ẩm thực trong một trích đoạn ở lời mở đầu của cuốn “bếp kinh”: “Tôi yêu món ngon và cái đẹp, bởi đó là thứ bạn có thể tìm thấy bất cứ ở đâu”. Và trong suốt từ năm 1891 - 1911, Artusi đã cho ra đời 15 ấn bản “bếp kinh”, bao gồm 790 công thức món ăn kinh điển của nền ẩm thực Ý.
Để có được 790 công thức ấy, ngoài công phu sưu tầm của Artusi, người nội trợ Ý đã gửi về hơn 2.000 bức thư (từ các phụ nữ Ý) góp ý chỉnh sửa, hiệu đính để các ấn phẩm “bếp kinh” thêm hoàn thiện. Ở Ý, ba cuốn sách kinh điển được nhiều người đọc nhất là I Promessi Sposi,Pinocchio và La Scienza in cucina e larte di mangiar bene.
Để tưởng nhớ và tôn vinh Pellegrino Artusi, từ 1997, làng Forlimpopoli hàng năm trao hai giải thưởng quốc tế: một dành cho cá nhân có công đóng góp mối liên hệ giữa ẩm thực và cuộc sống, một dành cho đầu bếp nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực ẩm thực chuyên biệt.
Lữ khách khi đến bảo tàng Casa Artusi, ngoài khám phá kho lưu trữ hơn 45.000 đầu sách về ẩm thực Ý, còn là cơ hội để học chế biến các món ngon do các đầu bếp địa phương chỉ dạy trong gian bếp được trang bị đầy đủ các dụng cụ chế biến món Ý.
Marietta Caterina dạy cách tạo hình Pasta trong lớp học nấu ăn ở Casta Artusi
Những tinh hoa của vùng Emillia-Romagna như phô mai Parmigiano, giấm nho Balsamic, những món heo muối Parma Prosciutto, rồi Culatello, Felino, đến Salami, các dòng vang nổi tiếng với Sangiovese, Lambrusco… càng trở nên tinh tế hơn khi hội tụ ở Forlimpopoli bởi được ăn kèm cùng những món ngon chế biến tại chỗ trong các lớp ẩm thực không phân biệt nghiệp dư hay chuyên nghiệp.
Những nghệ nhân ẩm thực ở Casa Artusi quan niệm, nếu không lưu giữ và chia sẻ những công thức chế biến, những kinh nghiệm gia truyền nơi bếp ăn gia đình, món ngon sẽ dần mất đi theo năm tháng. Thứ triết lý mang đậm âm hưởng Công giáo La Mã: “Cho đi để lãnh nhận” đã mở ra một hướng phát triển những công thức nấu ăn mà từ hơn trăm năm trước Pellegrino Artusi đã hiểu rất rõ.
Sẽ thật dễ chịu khi ai cũng có thể chế biến một món mì Ý Pasta truyền thống, nắm rõ công thức nhồi bột, kỹ thuật cắt bột, tạo hình, cách đun nấu để cho ra một bữa ăn hoàn chỉnh, hơn là phải lũ lượt xếp hàng chờ được phục vụ trong thái độ không mấy thoải mái, giống như những món ngon đóng mác “gia truyền” quen thấy ở xứ khác.
Thế nên ở Ý, không có khái niệm nhà hàng với món ngon trứ danh phải đi kèm hai chữ “gia truyền” trong bảng hiệu, bởi từng món ngon trong ẩm thực Ý khi đưa lên bàn đãi khách cho dù ở một nhà hàng hạng sang hay một quán nhỏ đã “đóng dấu sẵn” thương hiệu “gia truyền”.
Món ngon ấy là sự đóng góp, chia sẻ, tổng hợp, đúc kết từ bao thế hệ, để không chỉ người Ý mà cả thế giới hôm nay đón nhận. Cái triết lý và có lẽ cũng là nét duyên ngầm của Formipopoli đã góp thêm cho ngành ẩm thực Ý hoàn thiện.

NGUYỄN ĐÌNHPiazza Garibaldi

Những cung đường du lịch nổi tiếng ở Czech

Những cung đường du lịch nổi tiếng ở Czech
Thành phố cổ Cesky Krumlov rực rỡ màu ngói đỏ

Đã từng “bỏ quên con tim” tại Prague trong chuyến du lịch đến Cộng hòa Czech cách đây hai năm nhưng lần này trở lại, chúng tôi quyết định chỉ lưu lại ít ngày ở thủ đô, để dành nhiều thời gian khám phá thiên nhiên và văn hóa dân gian của đất nước Trung Âu nổi tiếng xinh đẹp.
Từ cuối thế kỷ XIX, giới quý tộc cấp tiến ở Trung Âu đã lập nên Czech Hiking Club (câu lạc bộ chuyên khám phá Czech bằng cách đi bộ). Thế là từ hơn một trăm năm trước, những cung đường hoang sơ tuyệt đẹp nước này đã thu hút du khách khắp châu Âu đến chiêm ngưỡng.
Kho báu cổ xưa của Cesky Krumlov
Một trong những cung đường khám phá thiên nhiên Czech nổi tiếng nhất xưa nay là Greenways, hệ thống đường mòn băng qua rừng núi và thị trấn, làng mạc cổ xưa của Bohemia, vùng đất được coi là cái nôi văn hóa của Czech với lịch sử lâu đời nhiều thăng trầm.
Trong những thập niên 1970 - 1980, Greenways bị chìm vào quên lãng. Chỉ khi ngành du lịch Bohemia thức giấc thì hệ thống đường mòn này mới lại được du khách biết tới.
Sau mấy chục năm ngủ yên, Greenways càng trở nên hấp dẫn bởi đời sống dân cư và thiên nhiên như được bao bọc bởi một bầu không khí Trung cổ nguyên sơ. 
Những cung đường du lịch nổi tiếng ở Czech doanhnhansaigon
Khách bộ hành trên cung đường Czech Greenways
Hành trình khám phá Greenways của chúng tôi bắt đầu từ Cesky Krumlov, thành phố cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ngồi trên xe ở đoạn đường dốc đi vào phố cổ, hai bên cửa kính là hàng trăm mái nhà ngói đỏ nhấp nhô rực lên trong những tia nắng cuối ngày. Mặt trời xuống, chỉ còn đọng lại mấy đường tím hồng làm nền cho những mái nhọn tháp chuông nhìn thẳng cũng đẹp, mà xuyên qua tán cây khô, vòm cửa sổ cũng lung linh như trong tranh vẽ.
Những cung đường du lịch nổi tiếng ở Czech doanhnhansaigon
Một lâu đài nhỏ đặc trưng cho kiến trúc dinh thự vùng Bohemia
Nằm bên dòng sông Vltava trong xanh, phố cổ Cesky là một bộ sưu tập quý giá các phong cách kiến trúc, từ Baroque, Gothic, Phục hưng cho đến Art Nouveau (Nghệ thuật đương đại)…
Hai bên những con đường lát sỏi thanh bình, du khách thong thả uống cà phê, ngắm nhìn ánh nắng lung linh hắt xuống ban công với các họa tiết trang trí có từ thời Trung cổ.
Đa số nhà cửa ở đây đã được trùng tu, kỹ thuật trùng tu tốt đến mức ai nấy cứ ngỡ mình đang trở về quá khứ thật sự, nhất là khi ngắm những bức tranh trên mặt tiền các ngôi nhà.
Những cung đường du lịch nổi tiếng ở Czech doanhnhansaigon
Nhà hàng bên sông Vltava đoạn chảy qua Cesky Krumlov
Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, các bức tranh cổ cũng là nơi lưu giữ lịch sử của thành phố. Qua nét vẽ tài tình của họa sĩ xưa, quá khứ huy hoàng của những gia tộc quyền quý thống lĩnh xứ sở hiện ra thật sống động.
Cesky Krumlov được xây dựng cách đây gần cả ngàn năm. Thành phố mọc lên cùng lúc với tòa lâu đài hoành tráng cùng tên tọa lạc trên ngọn núi nằm bên kia sông Vltava.
Đứng từ xa đã thấy ngọn tháp lâu đài cao gần 54m màu sắc sặc sỡ theo phong cách Phục hưng. Khu vực trung tâm của Cesky Krumlov nối với lâu đài bằng một cây cầu gỗ.
Đứng trên cầu có thể ngắm được khúc ngoặt ngoạn mục của dòng sông trong xanh. Làn nước đang phẳng lặng êm đềm qua ngã rẽ như sang hẳn một cung bậc khác, tạo ra một thác nước nhỏ vây quanh những ngôi nhà cổ. Nhìn như một ngôi làng cổ tích nằm trên bán đảo thơ mộng.
Dưới cầu, du khách lái thuyền kayak nô đùa rộn rã. Phía bên lâu đài người tham quan cũng đông chẳng kém. Lâu đài này lớn thứ nhì ở Czech, kiến trúc đồ sộ bằng đá gồm hai tòa nhà nối với nhau bởi cây cầu ba tầng cũng bằng đá. Nếu muốn tham quan hết các gian phòng du khách phải mất cả ngày.
Ngoài nhà hát cổ rộng lớn và lộng lẫy, nội thất lâu đài với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII cũng rất đáng chiêm ngưỡng. Đoàn chúng tôi ai nấy cứ trầm trồ: “Cesky Krumlov quả là một kho báu cổ xưa của Czech!”.
Vẻ đẹp tuyệt vời miền rừng núi Bohemia
Gần đến trưa hôm sau, chúng tôi lên một chiếc xe buýt tiếp tục khám phá Greenways. Mặc dù thường nói rằng đây là hành trình đi bộ, hệ thống xe buýt Czech rẻ và hiệu quả cũng được dân hiking tận dụng triệt để nhằm đảm bảo một ngày có thể đi khoảng 25 dặm.
Trải dài từ thành phố Karlovy Vary ở phía Tây Bắc đến thành phố Ostrava ở phía Đông, Greenways là mạng lưới đường đi bộ và đường dành cho xe đạp rất dài và khá phức tạp nhưng các du khách lẻ vẫn có thể tự thám hiểm toàn vùng chỉ với chiếc bản đồ mà không cần đến hướng dẫn viên.
Hệ thống biển chỉ dẫn và dấu hiệu bằng các vết sơn trên cây rừng được Czech Hiking Club thiết lập rất khoa học, tỉ mỉ.
Những cung đường du lịch nổi tiếng ở Czech doanhnhansaigon
Thị trấn sơn cước điển hình vùng Bohemia
Đa số du khách chinh phục đường mòn vào buổi sáng sớm, gần trưa lên xe buýt đến một thị trấn hay ngôi làng cổ để dùng bữa và dành phần còn lại của ngày cho việc tham quan. Xe buýt đưa chúng tôi vòng vèo qua những ngọn đồi và để chúng tôi ở Kaplice, thị trấn nhỏ dưới chân núi Novohradske.
Đây quả là một thị trấn sơn cước điển hình vùng Bohemia với những ngôi nhà gỗ và đường đất quanh co. Bao bọc mấy dãy nhà thơ mộng nhưng tĩnh lặng là rừng thông rậm rạp. Nơi giải trí duy nhất của thị trấn buổi tối là quán rượu phục vụ cho các bác nông dân địa phương mập mạp.
Trong không khí ấm cúng dù bàn ghế gỗ có phần cũ kỹ, chúng tôi ăn ngon lành món thịt thăn bò nhúng trong nước xốt béo ngậy.
Những cung đường du lịch nổi tiếng ở Czech doanhnhansaigon
Phong cảnh nông thôn Trung Âu
Ngày hôm sau chặng đường đi của chúng tôi có địa hình đa dạng hơn mấy ngày trước. Không chỉ có rừng thông mà còn đi ngang chân một ngọn núi cao 2.600m, sau đó là khu rừng cây sồi tuyệt đẹp che giấu tòa pháo đài đổ nát.
Đêm xuống, tại Nove Hrady, một ngôi làng trên đỉnh đồi, chúng tôi được phép ngủ trong tu viện cổ, nơi giờ đây được sử dụng để bảo vệ những người tuần tra biên giới.
Những cung đường du lịch nổi tiếng ở Czech doanhnhansaigon
Quảng trường trung tâm thị trấn Trebon
Sau những ngôi làng vài trăm người dân mà chủ yếu là trung niên và người già, Trebon, nơi dừng chân kế tiếp của chúng tôi đông vui hơn với gần 9.000 dân. Đây quả là điểm nghỉ ngơi lý tưởng sau một ngày dài đi qua 22 dặm gồm vùng đầm lầy, rừng thông và thảo nguyên đầy nai.
Trebon có một lâu đài nhỏ, một quảng trường nhỏ được bao bọc bởi hai dãy nhà cổ mang kiến trúc Baroque đầy màu sắc. Nằm sau bức tường dày, nơi đây gợi lên hình ảnh một thị trấn Trung cổ giữa rừng già với bao điều bí hiểm rình rập.
Từ năm 1379, Trebon đã nổi tiếng với các nhà máy bia Bohemia. Tất nhiên đi cùng với bia luôn là những món ăn đặc sản thơm ngon. Ngay bên ngoài các bức tường thành là những hồ nước đầy ắp cá chép.
Supinka, nhà hàng sang trọng nhất ở đây chỉ phục vụ các món chế biến từ cá chép: hấp, chiên giòn, nấu xúp, áp chảo, kho. Cách trang trí cũng đa dạng như rắc ớt bột, ướp nước tương, phủ đầy ớt tươi hoặc chan đẫm nước xốt tỏi…
Không biết vùng Bohemia có bao nhiêu con đường mòn và bao nhiêu ngôi làng cổ. Có lẽ những gì chúng tôi vừa được trải qua chỉ là nét chấm phá nhỏ trong bức tranh đời sống nhiều sắc màu ở Trung Âu.
Vì thế mà ước mơ trở lại nơi này đã nhen nhóm trong lòng nhiều người khi hành trình chỉ vừa kết thúc.

ĐẶNG THỊ HÒA/DNSGCT

8 sự thật thú vị về Thụy Điển

8 sự thật thú vị về Thụy Điển

Im lặng là vàng, biết đủ thì giàu, khoe khoang rất xấu... là những điều nhiều du khách cho biết Thụy Điển thực sự làm họ ấn tượng khi lần đầu tới thăm.
1. Luật im lặng
8 sự thật thú vị về Thụy Điển doanhnhansaigon
Người Thụy Điển có một câu thành ngữ “nói chuyện là bạc, im lặng là vàng". Do đó, họ thường chọn im lặng làm giải pháp để tránh các cuộc xung đột không cần thiết. Họ cũng thường nói thẳng vào vấn đề, không vòng vo đường dài.
2. Luật khiêm tốn
Jantelagen (luật Jante) hàm nghĩa về sự khiêm nhường, chống lại sự khoe khoang hay ham hư danh.
8 sự thật thú vị về Thụy Điển doanhnhansaigon
Một người làm bất kỳ lĩnh vực nào đều có quyền tự hào về thành công của mình, nhưng nếu khoe khoang thái quá sẽ bị coi là làm trái với luật Jante và không được nhiều người hưởng ứng.
Ngày nay, luật Jante cũng dần mất đi, nhưng phần lớn người dân nước này vẫn đề cao tính khiêm nhường trong giao tiếp và lối sống.
3. Fika
Đến Thụy Điển, du khách sẽ bắt gặp bầu không khí Fika ở khắp mọi nơi. Đây là từ dùng để chỉ việc uống cà phê. Nhưng nó không thuộc loại "tàu nhanh" như dân Mỹ thường cầm cốc giấy vừa đi vừa uống, cũng không quá mất thời gian như thưởng trà đạo ở Nhật.
8 sự thật thú vị về Thụy Điển doanhnhansaigon
Nếu được một người dân Thụy Điển mời đến nhà, chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức một cốc cà phê nóng hổi cùng những chiếc bánh nướng giòn tan.
Còn ở công sở, Fika sẽ là thời điểm nghỉ giải lao giữa giờ và mọi người sẽ có cơ hội vừa nhâm nhi tách cà phê, vừa trò chuyện cùng nhau.
4. Quyền tự do vui chơi
8 sự thật thú vị về Thụy Điển doanhnhansaigon
Người dân được phép đi bộ, lái xe, trượt tuyết hay cắm trại ở bất kỳ khu vực nào của quốc gia, miễn nơi đó không thuộc tài sản cá nhân, đất trồng trọt hay khu vực bảo tồn và được bảo vệ. Quyền tự do vui chơi này cũng được thực hiện ở một số quốc gia Bắc Âu khác.
5. Biết đủ thì giàu
8 sự thật thú vị về Thụy Điển doanhnhansaigon
Người Thụy Điển sống theo triết lý Lagom - nghĩa là vừa đủ, cân bằng hoặc chia phần đều nhau trong mọi hoàn cảnh, từ thời tiết đến các vấn đề như tiền bạc, tài sản. Với họ, mọi thứ chỉ cần vừa đủ chứ không nên quá thừa thãi.
6. Cái gì cũng trở thành lễ hội
8 sự thật thú vị về Thụy Điển doanhnhansaigon
Không phải thứ nào người dân cũng biến thành cái cớ để tổ chức lễ hội, nhưng họ rất tôn trọng truyền thống lâu đời của mình. Bên cạnh những lễ hội chính thức, người ta cũng hay tổ chức các sự kiện bất thường như ngày hội bánh quế, bánh kem hay những chú tôm...
7. Mặc khá giống nhau
Dù được biết đến với gu ăn mặc thời trang, phần lớn người dân thích các màu trung tính, trầm hơn là màu sắc sặc sỡ.
8 sự thật thú vị về Thụy Điển doanhnhansaigon
Do đó khi ra đường, du khách có thể nhìn thấy nhiều người dân ở đây mặc theo đúng một tông màu từ đầu tới chân, và quần áo của ai cũng có màu sắc tương tự người đi cạnh.
8. Tack
Tack là một từ đa nghĩa, được người dân dùng nhiều. Khi du khách đến Thụy Điển, đây sẽ là một trong những từ bạn nghe nhiều nhất, sử dụng trong vô số hoàn cảnh mà ngữ nghĩa của chúng lại khác nhau.
8 sự thật thú vị về Thụy Điển doanhnhansaigon
Tack được hiểu là "cám ơn", lại vừa mang nghĩa "làm ơn". Khi bạn mua đồ trong cửa hàng, người ta sẽ nói "Tack - mang ý tôi có thể giúp gì bạn". Khi bạn mua đồ xong, họ cũng nói Tack - và lúc này có nghĩa là "Tạm biệt".
>ANH MINH/VnExpress