Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Indonesia – Công viên quốc gia Ujung Kulun (1991)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Công viên quốc gia Ujung Kulun của Indonesia là Di sản tự nhiên của thế giới năm 1991.
Công viên quốc gia Ujung Kulun nằm ở mũi phía tây nam trên đảo Java trước thềm lục địa Sunda, bao gồm bán đảo Ujung Kulon và một số hải đảo và khu bảo tồn thiên nhiên của Krakatoa. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên và địa chất, công viên Ujung Kunlun nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nghiên cứu bởi ngọn núi lửa tại đây là ngọn núi lửa có diện tích lớn nhất còn sót lại của khu rừng nhiệt ở Java. Một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng được tìm thấy tại đây trong đó có tê giác Java – một giống tê giác đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Ujung Kulon vốn là một bán đảo hình tam giác nhô ra từ phía cực tây nam của đảo Java. Ba phía tây, nam, bắc là ba rặng núi thẳng hàng của các khối núi Gunung Payung, với các đỉnh núi Gunung Payung, Gunung. Bờ biển chạy phía bắc bán đảo có dải cát trắng đặc trưng với những rạn san hô lớn. Thảm thực vật tại đây đã có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của con người và sự phun trào của núi lửa năm 1883. Hiện nay số lượng thảm thực vật còn lại chỉ chiếm 50% tổng diện tích và chủ yếu còn lại tại núi Payung Gunung và Honje. Trong khi Alang là một rừng đầm lầy nước ngọt ngập nước theo mùa thì rừng ngập mặn lại nằm trong một vành đai rộng lớn chạy dọc theo phía bờ biển.
Không chỉ có một hệ động thực vât phong phú, tầng địa chất đặc biệt, công viên quốc gia Ujung Kulun còn được biết đến là nơi trú ngụ của loài tê giác quý hiếm - Java. Khoảng 40 năm trước đây, loài tê giác này được phát hiện tại công viên và cho đến nay chúng đang là loài có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi nạn săn bắn bừa bãi. Loài tê giác Java này chỉ tìm thấy tại vài địa điểm trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên đáng buồn là năm 2010, con tê giác Java 1 sừng cuối cùng của Việt Nam đã bị giết hại. Ngoài ra, công viên còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật có vú đáng chú ý khác bao gồm động vật ăn thịt như beo, chó hoang dã, báo, mèo rừng, vượn, khỉ. Bên cạnh đó một số động vật móng guốc cũng được tìm thấy tại đây như bò rừng, hươu…Công viên quốc gia Ujung Kulun còn còn là nơi cư ngụ của nhiều loài chim, có đến 270 loài được ghi nhận sinh sống trong khu vực tự nhiên này. Các loài lưỡng cư như trăn, cá sấu cùng với rùa biển xanh cũng tìm đến đấy để cư ngụ.
Các rạn san hô của bờ biển quanh công viên Ujung Kulon vô cùng phong phú và đặc sắc. Những dãy san hô này là nơi cư trú của nhiều loài cá nhỏ khiến cho hệ sinh thái của đảo càng trở nên phong phú. Công viên quốc gia Ujung Kulun có tổng diện tích lên tới 1.206 km2 và được Unesco công nhận là Di sản tự nhiên của thế giới năm 1991. Cùng với vườn quốc gia Komodo, vườn quốc gia Lorentz, công viên Ujung Kulun là địa danh thứ 3 của Indonesia được Unesco trao bằng công nhận Di sản thiên nhiên thế giới.
NLH

Không có nhận xét nào: