Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

10 công trình bí mật thời Chiến tranh lạnh


 Những boongke, hầm ngầm với sức chứa lên tới hàng nghìn người, các cơ sở phóng tên lửa... giờ đã trở thành điểm tham quan hút khách.
1. Hầm Kelvedon, Anh: Trong Chiến tranh lạnh, hầm Kelvedon ở Essex ẩn sau một ngôi nhà bình thường được chọn là nơi trú ẩn khi tên lửa liên lục địa bắn ra. Hiện tại, cửa hầm có biển đề “Boongke hạt nhân bí mật”. Hầm Kelvedon nằm ở độ sâu 38 m so với mặt đất, đủ sức chứa 600 người và có cửa chống bom.
1. Hầm Kelvedon, Anh: Trong Chiến tranh lạnh, hầm Kelvedon ở Essex ẩn sau một ngôi nhà bình thường được chọn là nơi trú ẩn trong trường hợp tên lửa liên lục địa được khai hỏa. Hiện tại, cửa hầm có biển đề “Boongke hạt nhân bí mật”. Hầm Kelvedon nằm ở độ sâu 38 m so với mặt đất, đủ sức chứa 600 người và có cửa chống bom.
2. Khu phóng tên lửa Ronald Reagan Minuteman, Mỹ: Tới khu di tích lịch sử cấp quốc gia ở Bắc Dakota, này, du khách sẽ được tham quan các cơ sở phía trên và nghe hướng dẫn viên kể những câu chuyện thú vị. Sau đó, bạn sẽ được vào sau cánh cửa bê tông chống bom để xem các thiết bị phóng tên lửa.
2. Khu phóng tên lửa Ronald Reagan Minuteman, Mỹ: Tới khu di tích lịch sử cấp quốc gia ở Bắc Dakota, du khách sẽ được tham quan các cơ sở phía trên và nghe hướng dẫn viên kể những câu chuyện thú vị. Sau đó, bạn sẽ được vào sau cánh cửa bê tông chống bom để xem các thiết bị phóng tên lửa.
3. Boongke số 42, Nga: Boongke số 42 được xây dựng vào đầu những năm 1950 để phòng thảm họa hạt nhân. Boongke có sức chứa lên tới 3.000 người và có thể duy trì sự sống cho họ trong 90 ngày. Hiện tại, nơi này đã trở thành một bảo tàng, thậm chí còn là chỗ tổ chức đám cưới.
3. Boongke số 42, Nga: Boongke số 42 được xây dựng vào đầu những năm 1950 để phòng thảm họa hạt nhân. Boongke có sức chứa lên tới 3.000 người và có thể duy trì sự sống cho họ trong 90 ngày. Hiện tại, nơi này đã trở thành một bảo tàng, thậm chí còn là chỗ tổ chức đám cưới.
4. USS Albacore, Mỹ: Đây từng là tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Mỹ và là trung tâm nghiên cứu trong thời kỳ chạy đua vũ khí. Ngày nay, USS Albacore nằm ở cảng  Portsmouth, New Hampshire, và được mở cửa cho công chúng tham quan. Tàu phát các băng giải thích từng khu vực, du khách cũng có thể nghe băng ghi âm thủy thủ nói về cuộc sống trên tàu.
4. USS Albacore, Mỹ: Đây từng là tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Mỹ và là trung tâm nghiên cứu trong thời kỳ chạy đua vũ khí. Ngày nay, USS Albacore nằm ở cảng Portsmouth, New Hampshire, và được mở cửa cho công chúng tham quan. Tàu phát băng giải thích từng khu vực, du khách cũng có thể nghe băng ghi âm thủy thủ nói về cuộc sống trên tàu.
5. Đường hầm Drakelow, Anh: Cũng là một nơi trú ẩn trong thời Chiến tranh lạnh, hầm Drakelow nằm dưới công viên hạt Kingsford, gần Kidderminster. Đường hầm này dài gần 6 km, có đủ nơi ngủ, nhà kho, xưởng chế tác, các thiết bị điện tử, nhà vệ sinh, văn phòng, thậm chí cả một phòng thu của BBC. Khu vực này đã được bán lại vào đầu thập niên 90, du khách có thể tới tham quan vào một số ngày nhất định.
5. Đường hầm Drakelow, Anh: Cũng là một nơi trú ẩn trong thời Chiến tranh lạnh, hầm Drakelow nằm dưới công viên hạt Kingsford, gần Kidderminster. Đường hầm này dài gần 6 km, có đủ nơi ngủ, nhà kho, xưởng chế tác, các thiết bị điện tử, nhà vệ sinh, văn phòng, thậm chí cả một phòng thu của BBC. Khu vực này đã được bán lại vào đầu thập niên 1990. Du khách có thể tới tham quan vào một số ngày nhất định.
6. Cầu Glienicker, Đức: Berlin, thủ đô nước Đức, có rất nhiều điểm tham quan gắn liền với Chiến tranh lạnh, từ trạm kiểm soát Charlie, những gì còn lại của bức tường Berlin, hay Bảo tàng gián điệp.  Trong đó, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội tới thăm cầu Glienicker ở quận Potsdam, nơi trao đổi những điệp viên bị bắt.
6. Cầu Glienicker, Đức: Berlin, thủ đô nước Đức, có rất nhiều điểm tham quan gắn liền với Chiến tranh lạnh, từ trạm kiểm soát Charlie, những gì còn lại của bức tường Berlin, hay Bảo tàng gián điệp. Trong đó, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội tới thăm cầu Glienicker ở quận Potsdam, nơi trao đổi những điệp viên bị bắt.
7. Công viên Memento, Hungary: Công viên Memento nằm ở ngoại ô Budapest là nơi lưu giữ hàng chục bức tượng từ thời Chiến tranh lạnh, do kiến trúc sư Akos Eleod thiết kế và mở cửa từ năm 1993.
7. Công viên Memento, Hungary: Công viên Memento nằm ở ngoại ô Budapest là nơi lưu giữ hàng chục bức tượng từ thời Chiến tranh lạnh, do kiến trúc sư Akos Eleod thiết kế và mở cửa từ năm 1993.
8. Greenbrier, Mỹ: Vào những năm 1950, chính phủ Mỹ đã xây dựng một cơ sở ngầm dưới Greenbrier, một khách sạn nghỉ dưỡng ở Tây Virginia. Boongke này được dự tính là nơi trú ẩn cho Quốc hội nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân. Boongke này có lượng thực phẩm và đồ dùng đủ cho 30 năm, nhưng chưa từng được sử dụng. Giờ đây, du khách ở tại khách sạn có thể xuống nơi này tham quan.
8. Greenbrier, Mỹ: Vào những năm 1950, chính phủ Mỹ xây dựng một cơ sở ngầm dưới Greenbrier, một khách sạn nghỉ dưỡng ở Tây Virginia. Boongke này được dự tính là nơi trú ẩn cho Quốc hội nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân. Boongke này có lượng thực phẩm và đồ dùng đủ cho 30 năm, nhưng chưa từng được sử dụng. Giờ đây, du khách ở tại khách sạn có thể xuống tham quan.
9. Bảo tàng tên lửa Titan, Mỹ: Nằm ở Arizona, bảo tàng Titan có tường dày 2,4 m, 3 cửa chống bom. Du khách sẽ được thấy chiếc tủ cất chìa khóa bệ phóng và đứng dưới đầu đạn khổng lồ.
9. Bảo tàng tên lửa Titan, Mỹ: Nằm ở Arizona, bảo tàng Titan có tường dày 2,4 m, 3 cửa chống bom. Du khách sẽ được thấy chiếc tủ cất chìa khóa bệ phóng và đứng dưới đầu đạn khổng lồ.
10. Sân bay Templehof, Đức: Sân bay lịch sử này giờ là công viên của thành phố. Trước kia, đây là nơi tiếp nhận hơn 200.000 chuyến bay cung cấp đủ mọi thứ, từ thực phẩm, than tới ôtô, cho Tây Berlin. Du khách vẫn có thể thấy các tàn tích còn lại từ thời Chiến tranh lạnh.
10. Sân bay Templehof, Đức: Sân bay lịch sử này giờ là công viên của thành phố. Trước kia, đây là nơi tiếp nhận hơn 200.000 chuyến bay cung cấp đủ mọi thứ, từ thực phẩm, than tới ôtô, cho Tây Berlin. Du khách vẫn có thể thấy các tàn tích còn lại từ thời Chiến tranh lạnh.
Ảnh: Telegrap

Không có nhận xét nào: