Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Syria – Pháo đài Crac des Chevaliers và Qal’at Salah El-Din (2006)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Pháo đài Crac des Chevaliers và Qal’at Salah El-Din của Syria là Di sản văn hóa thế giới năm 2006.
Pháo đài Crac des Chevaliers và Qal’at Salah El-Din, Syria
Pháo đài là những công trình xây dựng và kiến trúc có tính chất quân sự được thiết kế phục vụ mục đích phòng thủ trong chiến tranh và làm căn cứ quân sự. Con người bắt đầu xây dựng các vào đài từ hàng chục nghìn năm trước, với rất nhiều kiến trúc khác nhau và ngày càng phức tạp hơn.
Pháo đài Crac des Chevaliers tại Syria là một trong những pháo đài được xây dựng từ thời trung cổ và đến nay vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Theo tài liệu ghi lại, pháo đài Crac des Chevaliers còn được gọi là lâu đài Crac des Chevaliers được người Kurd xây dựng với mục đích vừa làm nơi ở vừa là nơi phòng thủ. Pháo đài được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, cách thành phố Homs khoảng 40 km. Ban đầu công trình này được đặt tên là Hisn al Akrad có nghĩa là Lâu đài của người Kurd. Tên gọi Crac des Chevaliers mãi cho đến thế kỷ 19 mới được đặt. 
Pháo đài Crac des Chevaliers được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 nhằm mục đích phòng thủ và làm căn cứ quân sự. Pháo đài nằm nằm trên một ngọn đồi cao, khu vực xung quanh đất đai khá màu mỡ...

Pháo đài nằm trên đỉnh một ngọn đồi có độ cao khoảng 650 mét so với mặt nước biển. Đất đai quanh đây cho đến nay vẫn khá màu mỡ bởi một dòng suối nước rất trong, nhiều khoáng chất chảy qua.
Năm 1142, pháo đài Crac des Chevaliers được bá tước Raymond II của Tripoli tặng lại cho các hiệp sĩ như một món quà. Đến năm 1170, một trận động đất đã phá hủy khu nhà nguyện của lâu đài. Không lâu sau đó, nhà nguyện này được trung tu lại với hiện trạng như ngày nay.
Pháo đài Crac des Chevaliers đóng vai trò như một trung tâm hành chính đồng thời là căn cứ quân sự trong một thời gian dài. Tới năm 1202 một trận động đất nữa xảy ra khiến lâu đài lại bị hư hỏng nặng. Đến thế kỷ thứ 13, pháo đài được trùng tu đầu tư lớn và trở thành lâu đài lớn nhất khu vực như hiện nay. Các bức tường bên ngoài được xây dựng thêm vào giai đoạn này không chỉ mở rộng quy mô lâu đài mà còn mang lại hình dáng kiến trúc mới cho lâu đài. 
Dù đã hàng nghìn năm trôi qua nhưng Pháo đài Crac des Chevaliers vẫn được bảo quản tốt. Nhưng đáng tiếc là thời gian không tàn phá công trình này mà chính con người đã làm việc đó qua những cuộc giao tranh..

Thế kỷ 13 được cho là thời kỳ hoàng kim nhất của Pháo đài Crac des Chevaliers, vào thời điểm này có tới hơn 2.000 binh sĩ đồn trú tại đây. Việc này tiếp tục diễn ra trong những thế kỷ sau đó dù rằng số lượng binh sĩ có giảm dần. Cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20, một khu định cư trong lâu đài được tạo ra khiến cho lâu đài xuống cấp nghiêm trọng.
Năm 1933, có lệnh di dời 500 cư dân tại đây để các chuyên gia người Pháp phục dựng, trùng tu lâu đài.. Khi Syria tuyên bố độc lập năm 1946, nước này nắm lấy quyền kiểm soát lâu đài Crac des Chevaliers. Vật liệu chính được sử dụng để xây dựng Crac des Chevaliers là đá vôi và đá ốp lát. Lần lượt các năm 1935, 1955, 1978 nhiều bức tranh tường có niên đại từ thời trung cổ đã dược phát hiện trong lâu đài Crac des Chevaliers. Các bức họa được vẽ trên tường, vốn để trang trí nội thất và ngoại thất của nhà thờ chính và phía bên ngoài nhà nguyện, cổng. Nhà sử học Joroslav Folda cho rằng những bức họa này sẽ cung cấp thông tin về những bộ hài cốt được tìm thấy tại Crac des Chevaliers.
Nhà khảo cổ người Anh - Thomas Edward Lawrence (1888 - 1935) đã nhận xét: “Crac des Chevaliers được bảo quản tốt nhất và đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới. Một lâu đài là chứng nhân của hầu hết các cuộc thập tự chinh của Syria trong lịch sử. Lâu đài được thiết kế rất khoa học, như là một cỗ máy chiến tranh chắc chắn, mạnh mẽ”. Vật liệu xây dựng chính cho Crac des Chevaliers là đá vôi và đá ốp lát.
Năm 2012, cuộc giao tranh giữa quân đội Syria với các lực lượng chống đối đã làm lâu đài bị hưn hỏng nặng. Ngày 18 tháng 8 năm 2013, Crac des Chevaliers tiếp tục bị tàn phá thêm bởi các lực lượng chưa rõ danh tính. Tháng 3 năm 2014, quân đội Syria chiếm lại được lâu đài và làng Al-Husn từ lực lượng quân nổi dậy.
Lâu đài Qal’at Salah El-Din năm trong địa phận của thị trấn Al-Haffiah. Cùng với Crac des Chevaliers, hai lâu đài cổ này được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới  năm 2006.

Theo nguồn Cinet.vn
NLH

Không có nhận xét nào: