Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Iran – Tchogha Zabbil (1979)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu phức hợp cổ Tchogha Zabbil của Iran là Di sản văn hóa năm 1979.
Tchogha Zabbil, Iran
Tchogha Zabbil là một khu phức hợp gồm các di tích ở thành phố linh thiêng của vương quốc Elamite. Khu vực này được bao quanh bởi ba bức tường đồng tâm rất lớn, được tìm thấy ở Tchogha Zanbil. Tên hiện tại của Tchogha Zanbil tương ứng với thành phố cổ xưa của Dur Untash. Thành phố được xây dựng như là một thủ đô tôn giáo trong thời gian Elamite Untash-Napirisha từ năm 1275 đến năm 1240 trước công nguyên).
Tchoga Zambil có nghĩa là "gò giỏ", địa điểm này  được vua Untash-Napirisha xây dựng vào năm 1250, chủ yếu là để tôn vinh vị thần Inshushinak.
Theo tư liệu lịch sử thì tên gốc của khu vực này là Dur Untash, có nghĩa là "thành phố của Untash”. Trước kia đây là nơi dành cho các linh mục, và những người phục vụ tôn giáo . Toàn bộ khu vực được bảo vệ bởi ba bức tường đồng tâm mà xác định các lĩnh vực chính của thị trấn. Diện tích bên trong dành riêng là nơi thời phụng  các vị thần chính. Phòng trung tâm này được xây dựng trên nền một ngôi đền trước đó. Cùng với phòng trung tâm là các phòng lưu trữ và những công trình phụ khác. 
Khu phức hợp cổ Tchogha Zabbil tại Iran

Các nhà lịch sử cho rằng ban đầu theo kế hoạch sẽ có 12 ngôi đền được xây dựng, nhưng nhà vua đã chết trước khi tất cả được hoàn thành, và người kế nhiệm ông đã không tiếp tục xây dựng mà bỏ dở dang nên mới tạo thành khu vực chưa hoàn chỉnh như vậy.
Khu vực bên ngoài là cung điện hoàng gia, một cung điện tang lễ gồm năm ngôi mộ dưới lòng đất hoàng gia.
Một số học giả suy đoán rằng, dựa trên số lượng lớn các đền thờ và khu bảo tồn tại Tchoga Zambil, có thể thấy Untash-Napirisha đã cố gắng để tạo ra một trung tâm tôn giáo mới. Nếu thành công trung tâm tôn giáo mới này sẽ dùng để thay thế cho vùng Susa - thành phố cổ đại của đế chế Elamite, Ba Tư và Parthia, nằm cách sông Tigris 250km về phía Nam. Hiện thành phố trở thành thị trấn Shush của Iran.
Mặc dù việc xây dựng bị chấp dứt đột ngột sau cái chết của vua Untash-Napirisha nhưng địa điểm này không bị bỏ hoang hay phá hủy mà được giữ nguyên như vậy.
Nguyên liệu chính được vua Untash-Napirisha chỉ đạo cho xây dựng các ngôi đền tại đây là gạch bùn và gạch nung. Các ngôi đền được trang trí bằng gạch nung tráng men, thạch cao, đồ sứ trang trí và thủy tinh. Trên các bức tường tại ngôi đền chính có khắc những dòng chữ và tên những nhân vật quan trọng sâu vào gạch nung. Công trình cũng được trang trí bằng tượng đất nung hình các con linh vật như: bò đực và griffin ( một linh vật mình sư tử, đầu và cánh của đại bàng). Những bức tượng này ngoài mục đích trang trí còn được tạo nên với mục đich chính là bảo vệ các lối vào đền. 
Các công trình kiến trúc trong khu phức hợp cổ được xây dựng bằng gạch nung và trang trí bằng đồ sứ hoặc tượng gạch nung..

Ngay gần hai ngôi đền Kiririsha và Hishmitik-Ruhuratir, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của các lò nung được sử dụng để sản xuất gạch và vật liệu trang trí để dùng cho việc xây dựng các ngôi đền trước đây.
Kim tự tháp ziggurat tại Tchogha Zabbil được coi là ví dụ điển hình về việc bảo quản tốt trên thế giới. Kim tự tháp này được tìm thấy trong giai đoạn từ năm 1951 đến 1961. Trong một đợt khai quật, nhà khảo cổ học Roman Ghirshman đã phát hiện công trình kiến trúc hoàn hảo này.
Khu phức hợp cổ Tchogha Zabbil của Iran được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iii), (iv)
Tiêu chí (iii): Khu phức hợp cổ Tchogha Zabbil là minh chứng về một thành phố từng tồn tại và hưng thịnh nhưng nay đã không còn.
Tiêu chí (iv): Khu phức hợp cổ Tchogha Zabbil gồm những công trình kiến trúc cổ đạt giá trị về mặt mỹ thuật cũng như lịch sử quan trọng. Công nghệ xây dựng những công trình này cũng cho thấy sự tiến bộ về mặt kỹ thuật từ hàng nghìn năm trước. 
Mặc dù bị bỏ dở dang khi chưa hoàn tất toàn bộ khu phức hợp cổ, xong những công trình này không bị bỏ hoang hay phá đi những thời kỳ sau đó vì vậy vẫn còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.
NLH

Không có nhận xét nào: