ảnh minh họa
Điều đặc biệt là bên trong thân cây có hai nhà nguyện nhỏ vẫn còn sử dụng cho đến ngày hôm nay.
Thân cây sồi được phân làm hai phần và mỗi phần chứa một nhà nguyện. Nhà nguyện thứ nhất nằm ở gốc thân cây và nhà nguyện thứ hai nằm ở phần thân trên của cây, ở bên ngoài có một cầu thang xoắn để đi lên.
Người dân địa phương cho rằng cây sồi này tồn tại từ thời vua Charlemagne và William trong những năm 1035, nhưng một vài nhà khoa học thì cho rằng nó đã tồn tại 800 năm nay. Cho dù sự thật về thời gian sinh trưởng chưa được rõ ràng nhưng đây vẫn là cây sồi lâu đời nhất nước Pháp, và cũng có thể là một trong những cây lâu đời nhất trên thế giới.
Những năm 1600, người dân chưa có đặt nhà nguyện bên trong thân cây, khi đó đây vẫn là một cây sồi còn nguyên vẹn nhưng sau này bị sét đánh và bên trong thân xuất hiện một lỗ hổng. Chính lỗ hổng này gây sự chú ý cho hai cha con thường dân Pháp là Du Cerceau (cha) và Du Detroit. Họ bắt đầu nảy ra ý tưởng xây dựng nhà nguyện bên trong gốc cây. Trước đó, hai cha con cũng đã xây dựng thành công nhà nguyện của Đức Mẹ đồng trinh Maria trong một thân cây khác ở Đức.
Cây sồi này gặp khá nhiều "vận hạn" như bị sét đánh, bị chiến tranh phá hủy. Chưa hết, cây sồi còn bị đốt do dân làng muốn phá hoại nhà nguyện. May mắn là cây sồi cuối cùng cũng được trả lại sự bình yên cùng với nhà nguyện và lại được tôn thờ như một ngôi đền.
Người ta sử dụng mái lợp trên thân cây để che phủ đi những chỗ vỏ cây có dấu hiệu bị lão hóa và để bảo vệ cây khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời vì một phần thân cây đã bị chết. Mỗi năm hai lần, người dân đổ xô đến nhà nguyện trong thân cây sồi để tổ chức lễ. Vì nó là biểu tượng của đức tin tôn giáo và lí trí của người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét