Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Khám phá một góc biển Caribe

Thị trấn cổ Tulum, Mexico là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở khu vực Nam Mỹ. Nằm cạnh bờ biển Caribe, thiên nhiên nơi đây vẫn còn rất hoang sơ và ít bị con người can thiệp.
Tulum nằm ở phía Nam khu du lịch Riviera Maya của Mexico. Nếu có cơ hội đi du lịch ở đây, bạn sẽ được ngắm nhìn những phong cách tuyệt đẹp ở vùng đất gần biển Caribe.
Tulum trước đây là thành phố cổ của người Mayan. Hiện tại, những di chứng lịch sử đó vẫn còn được bảo tồn ở Tulum.
Nước biển trong xanh và bờ cát trắng tinh là điều kiện lý tưởng cho du khách tắm biển và nằm phơi mình trên cát trong những ngày hè nóng nực.
Cách Tulum 20 phút đi xe là hang Gran Cenote, nằm sát bờ biển.
Dịch vụ massage tại bãi biển Tulum.
Món ăn đặc trưng của Tulum gồm tôm, cá mú, lê, ngô, trứng chiên trộn với các gia vị gừng, lá mùi và nước cốt chanh.
Tulum còn nổi tiếng là trung tâm yoga. Các lớp yoga đều náo nhiệt vào buổi sáng. Không chỉ có các học viên nữ, nam giới cũng rất thích thú với môn yoga.
Du khách thích thú với việc đứng thiền trên bãi biển trong khi người trát đầy bùn.
Nhà hàng Posada Margherita ở Tulum chuyên phục vụ các món ăn của Italy được chế biến từ hải sản.
Theo ngoisao

Tulum, thành phố biển của Mexico
  .  
 
 
(ĐSCT) Ở phía đông nam Mexico có một thành phố biển du lịch hiện đang thu hút rất đông du khách Mỹ và châu Âu, đó là thành phố Tulum. Đa số dân ở đây là người Mexico nguồn gốc Maya Nam Mỹ, có những tục lệ gợi trí tò mò của du khách.

Quán xá mang nét địa phương
Biển ở Tulum xanh như ngọc, bờ cát trắng mịn, ánh mặt trời sáng dịu suốt ngày. Ngoài nghỉ dưỡng, du khách có thể hưởng những dịch vụ lý thú như tắm bùn giúp sức khỏe bền bỉ; hoặc đi xe đạp trên cát, yoga, xem lễ hội “thần bí” do người dân địa phương diễn lại những sự tích từ “sách thánh Maya”.


Đi xe đạp trên cát
Các nhà nghỉ tuy không sang trọng nhưng rất sạch sẽ. Các quán xá mang nét địa phương dân dã.
 
  Trường Thi (N.G.Traveller, 2012)
 

Du ngoạn “cánh đồng băng Juneau”

Juneau là thủ đô của tiểu bang Alaska và là nơi khởi nguồn của dòng sông băng nổi tiếng Mendenhall.
Theo tài liệu nhiều nơi trên thế giới đều ghi nhận rằng, thủ phủ Juneau được hình thành bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ XIX, khi hai người di dân từ Châu Âu tên là Joe Juneau và Richard Harris khám phá ra một dòng suối tràn ngập những thỏi vàng trong khi thám hiểm những khu rừng đầy đá tuyết. Sau đó, đến tháng 10 năm 1880, hai nhà thám hiểm này đã mua hết tất cả những hòn đảo tại đây và đặt tên khu vực này là “Gold Rush”. Bắt đầu từ năm 1906, Juneau được chọn làm thủ đô của tiểu bang Alaska (thay thế cho thủ đô tại Sitka) và từ đó, Juneau bắt đầu trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng trên thế giới.
Không chỉ được biết đến bởi lịch sử hình thành khá đặc biệt, Thủ đô này còn nổi tiếng bởi “cánh đồng băng Juneau”, được bao phủ bởi hơn 1500 dặm vuông toàn băng tuyết và là nơi bắt nguồn của hàng loạt dòng sông băng nổi tiếng như Mendenhall, Lemon Creek, Herbert, Edgle và Taku. Hàng năm, lượng tuyết phủ dày đến hơn 100 foot và chính nhờ nhiệt độ luôn được duy trì ở mức thấp kỷ lục nên những tảng băng lớn đã được hình thành và giữ cho chúng không bị tan chảy trong suốt hàng thế kỷ. Giờ đây, Juneau đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn những du khách đam mê mạo hiểm và mong muốn tìm kiếm những cảm giác mới lạ.

Du khách đang thăm thú sông băng Mendenhall. Dòng sông băng nổi tiếng toàn thế giới này trải dài 12 dặm từ “cánh đồng băng” Juneau đến hồ Mendenhall.


Nhiều du khách đến Juneau vì muốn được trải nghiệm cảm giác khám phá dòng sông băng nổi tiếng Mendenhall và thưởng thức cái cảm giác giá lạnh nhưng rất thơ mộng ở đây. Trong ảnh là một du khách đang chèo xuồng băng qua những tảng băng trôi trên sông Mendenhall Glacier.


Juneau là thủ đô của tiểu bang Alaska, nằm ở Alaskan Pandandle. Tên của thủ đô này được đặt theo tên của Joseph Juneau, một trong hai người sáng lập nên thành phố này. Ông đã được chôn cất ở Nghĩa trang Evergreen.


Dinh thự của Thống đốc bang Alaska, toạ lạc ở 716 Calhoun Avenue, thành phố Juneau, Alaska. Đây là nơi cư trú của Thống đốc Alaska và gia đình do James Knox Taylor thiết kế.


Du khách quan sát cá voi từ trên boong tàu


Những toà nhà được xây dựng từ thời kỳ Gold Rush, những gallery trưng bày tranh, những nhà hát truyền thống và cả những món hải sản…là những nét văn hoá đặc trưng của thành phố này. Trong ảnh: Tản bộ dọc theo phố South Franklin sầm uất cũng là một thú vui của du khách khi đến Juneau.


Ngắm ánh nắng về chiều từ một cửa hàng lưu niệm.


Chuỗi cửa hàng của công ty café Heritage luôn thu hút rất đông khách


Tham quan Bảo tàng Bang Alaska. Đây là nơi lưu giữ những dấu ấn của những thổ dân Alaska thời xưa, những hiện vật gắn với những dấu mốc lịch sử của bang như thời thuộc địa của Nga và thời “Gold Rush” của Joe Juneau và Richard Harris


Dọc theo thung lũng Switzer và đường Richard Marriott là những hàng cây xanh đan xen với nhiều loại, kích cỡ và hình dáng khác nhau.


Cảnh đẹp trên bến cảng của Juneau


Thăm thú núi Roberts bằng cáp treo. Từ đây du khách cũng có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp tuyệt vời trên bến cảng.

Theo toquoc

Sanchi – Kiến trúc Phật giáo cổ xưa nhất

Sanchi là một trong những cụm di tích nghệ thuật Phật giáo cổ xưa nhất, đồng thời, Sanchi cũng là một trong những thành tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của vị vua Asôka (A Dục), người có công rất lớn trong việc truyền bá đạo Phật ra ngoài biên giới Ấn Độ. Tương truyền, chính tại Sanchi (thuộc bang Matha Prađế), con trai của vua Asôka là Mahendra đã lên đường ra đảo Lanka (Xrilanca) để truyền bá đạo Phật.
Sanchi là một trong những khu phức hợp kiến trúc Phật giáo không có giá đỡ ở Nam Á được bảo tồn tốt nhất. Sự đa dạng của các tháp, đền, tu viện và cột chống đều quy tụ ở đây, trên đỉnh một dãy sa thạch biệt lập ở miền trung Ấn Độ, từ thế kỷ 3 trước Công nguyên. Nhưng nổi bật hơn cả là Tháp lớn cao 16,5 m.
Khối lượng của tháp và phần chạm trổ trên cổng ra vào, rào chắn tạo ra sự tương phản rất ấn tượng. Nhưng ấn tượng ban đầu có lẽ còn mạnh hơn. Mái bát úp và đế tường được phủ bằng lớp bê tông đá vôi trắng, rào chắn và các cổng ra vào đều quét một màu đỏ trong mờ. Bề mặt của tháp được phủ vòng hoa và các ô trên đỉnh mạ vàng.
Đại tháp Sanchi là một trong những di tích kiến trúc tháp Phật giáo cổ nhất hiện còn tồn tại. Qua ngôi tháp này, người ta biết được những ý niệm và những biểu tượng nguyên thủy của môn kiến trúc tháp của đạo Phật. Tương truyền, khi còn sống, các môn đồ của Phật đã hỏi Phật về ngôi mộ tương lai của ngài. Đức Phật không nói gì mà chỉ đặt tấm áo cà sa xuống đất rồi úp ngược chiếc bát xin cơm lên đó.
Từ mô hình ban đầu đó tới tháp Sanchi, tính biểu tượng và chức năng của tháp Phật giáo đã được phát triển lên thành một triết lý: khối bán cầu của thân tháp là bầu trời, biểu tượng của sự bao la vô tận của cõi Niết bàn, chiếc trụ trung tâm là hình ảnh của trục Vũ Trụ nối liền trời đất với nhau những chiếc ô phía trên là biểu tượng cho quyền uy và các nấc thang dẫn tới Niết bàn.
Đến thời Sunga, đại tháp Sanchi không chỉ được làm lớn hơn mà còn được bổ sung thêm một số chi tiết: làm thêm con đường chạy đàn (Pradaksina) quanh chân tháp, lối rào gỗ bao quanh và bốn cổng gỗ được thay thế là hàng rào làm bằng đá (veđika) và các cổng đá (tôrana), chân của cán ô được thay bằng khối đá vuông (harmika).
Ngoài ngôi đại tháp do vua Asôka xây dựng ở Sanchi, hiện nay còn có một vài ngôi tháp Phật giáo được xây dựng ở thế kỷ II và thế kỷ I trước Công nguyên (tháp Sanchi II và tháp Sanchi III). Trong hai ngôi tháp này, có giá trị hơn là tháp Sanchi III với các cổng đá đẹp của thế kỷ I trước Công nguyên. Trong lòng ngôi tháp Sanchi III, người ta đã tìm thấy hai hòn xá lỵ có ghi tên hai môn đồ của Phật: ngài Sariputra và ngài Mahamôgalana. Hai ngôi tháp này đều có hình dáng và cấu trúc giống ngôi đại tháp nhung kích thước nhỏ hơn.
Các tháp Sanchi, đặc biệt là đại tháp, ngoài giá trị kiến trúc còn là những nơi lưu giữ cho muôn đời sau những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ. Đại tháp với bốn chiếc cổng được tạo nên trên mặt các thanh đá, bao phủ kín bằng những hình ảnh chạm khắc thể hiện nhiều chủ đề khác nhau: các biểu tượng Phật giáo, truyền thuyết Phật giáo, cỏ cây, hoa lá, chim thú, thần linh…Quả thật, hầu như mảng điêu khắc nào của đại tháp Sanchi cũng đều xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật.
Theo DiaOcOnline

Vườn địa đàng ở Philadelphia

Khu vườn địa đàng rộng 1.050 mẫu tại bang Philadelphia, Mỹ là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nơi đây từng được George Washington, Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ ghé thăm lúc còn sinh thời.
Du khách đến đây có thể thả mình vào thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành của cỏ cây, hoa lá.
Số lượng du khách ngày càng tăng nhanh. Hai người đàn ông này đang đi dạo trên bãi cỏ xanh mướt được uốn quanh bởi cây mù tạc đỏ.
Loài hoa báo xuân có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Được xây dựng từ năm 1782, vườn Bartram là nơi có lịch sử lâu đời nhất ở đây. John Bartram, nhà khoa học, thực vật học và tự nhiên học nổi tiếng của thế kỷ thứ XVIII đã đi dọc miền Đông Mỹ để thu thập các loại cây, thảo cỏ về đây trồng.
Đây là loài hoa cỏ của vùng cao nguyên có xuất xứ từ Fort Washington, cách Philadelphia 20 dặm về phía Bắc.
Khu vườn được bao quanh bởi bức tường rào đã được xây dựng từ thế kỷ thứ XVIII.
Tại đây còn có trường Đại học Swarthmore chuyên về nghiên cứu thực vật học. Khuôn viên rộng 330 mẫu của trường có hơn 3.000 loại thực vật khác nhau để các sinh viên có thể tìm hiều và nghiên cứu.
Loài hoa đỗ quyên trắng.
Những chú ong cần mẫn hút mật của hoa trumpet.
Du khách có thể thoải mái ngồi hoặc nằm lim dim dưới những tán cây nghỉ ngơi trong chuyến thăm quan khu vườn địa đàng.
Vào mùa xuân, các loại hoa ở đây thi nhau đua nở tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với đủ màu sắc, hồng, trắng, đỏ, tím…
Ánh nắng xuyên qua hàng cây khiến cảnh vật thêm phần tươi đẹp.
Theo ngoisao

(THVL) Những “điểm nhấn” của Kohohira, Nhật Bản

Thị trấn Kohohira thuộc tỉnh Kagawa. Tuy diện tích của Kohohira chỉ khoảng 8 kilomet vuông và có thể bạn sẽ không thể nhìn thấy Kohohira xuất hiện trên bản đồ, thế nhưng, tất cả người dân Nhật Bản đều biết đến Kohohira.
Kagawa là tỉnh lỵ nhỏ nhất của Nhật Bản, nhưng phong cảnh Kagawa lại vô cùng xinh đẹp do địa hình nơi đây được hợp thành bởi những đồi núi, đồng bằng cùng với vô số những dãy núi nhỏ nhấp nhô liên tiếp nối liền nhau.
Ngoài ra, nơi đây còn có công viên Ritsurin với cảnh quan vô cùng thơ mộng, hữu tình và đã trở thành công viên cấp quốc qia. Vì thế, Kohohira là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Nhật Bản.

Công viên Ritsurin

Ở Kohohira ngày nay vẫn còn bảo lưu không ít di tích cổ và bảo tháp đèn lồng nổi tiếng của Kotohira là một ví dụ điển hình. Tòa tháp đèn lồng này được xây dựng và hoàn thành vào năm 1860 trong khoảng thời gian là 6 năm. Vì thế, đây được xem là bảo tháp đầu tiên của Nhật Bản.
Khu đền thờ Kotohira chiếm vị trí quan trọng nhất của đảo Shikoku – Nhật Bản, vì đây là nơi dùng để cúng bái thần bảo hộ trên biển. Trong thời kỳ cổ đại, đối với cư dân của một đảo quốc Shikoku, thì khu đền thờ Kotohira được xem là nơi linh thiêng nhất.

Khu đền thờ Shrine Kotohira

Đền Shrine Kotohira được xây dựng trên vị trí sườn núi với độ cao cách mặt nước biển là 500 mét. Nơi đây có tổng cộng 786 bậc thang. Do trong ngôn ngữ tiếng Nhật, âm đọc của số 786 có phần giống với chữ “phiền não” nên người ta đã làm 786 bậc thang lến đỉnh đền. Vì thế, mọi người nơi đây cho rằng, khi lên đến đỉnh cao nhất, mọi phiền não của chúng ta sẽ không còn nữa.
Tại vị trí bậc thang thứ 400 trên đường lên đền, người ta có xây dựng thư viện và một quán cà phê nhỏ. Thiết kế thư viện trọng rất trang nhã và cổ điển, nội thất trong thư viện được trang trí bằng rất nhiều hình ảnh trạm trổ điêu khắc, làm toát lên được vẻ đẹp của văn hóa phương Đông.
Do đền Kotohira đã trở thành thánh địa du lịch, thu hút rất nhiều du khách trên thế giới đến đây cầu nguyện, nên các bạn sẽ nhìn thấy những thẻ bài cầu nguyện của mọi người được treo ở đây. Có thể nói, ở đây điều ước gì cũng có, nhưng do đây là đền Kotohira thờ thần bảo hộ biển nên trong đền có trưng bày rất nhiều tranh ảnh và kỷ niệm cùng các dòng chữ cầu nguyện của các nhân viên công tác trên biển và các công ty du thuyền treo trong đền thờ.

Những bậc thang dẫn lên đền Shrine Kotohira

Kabuki là một trong những nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Nhật Bản. Và ở trấn nhỏ Kotohira vẫn bảo tồn được thể loại hát tuồng sân khấu lâu đời nhất này. Hát tuồng Kabuki được đánh giá là môn nghệ thuật tinh túy của Nhật Bản. Sân khấu nhà hát kịch Kabuiki được thiết kế vô cùng tinh tế và quy mô, điều này cho thấy thể loại kịch Kabuki chiếm một vị trí rất cao trong xã hội.

Nhà hát kịch Kabuiki


Một buổi trình diễn kịch Kabuiki

Gia Nữ

Kỳ quan về tượng đá ở Trung Quốc

Huyện Đại Túc, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc có một kho tàng các tác phẩm tượng điêu khắc về tôn giáo có niên đại từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Theo thống kê, có khoảng 50.000 bức tượng khác nhau nằm trên vách đá dọc sườn đồi trên các ngọn núi của huyện Đại Túc.
Theo ngoisao