Pompeii, thành phố chết dưới dòng nham thạch núi lửa chứa những bí ẩn luôn thu hút du khách và các nhà khảo cổ.
Vesuvio là một trong những ngọn núi lửa nổi tiếng nhất thế giới, không chỉ vì vẻ hùng vĩ, sừng sững của nó giữa thiên nhiên nước Ý mà còn bởi một đợt phun trào khủng khiếp thời xa xưa. Đợt phun trào đã chôn vùi cả một vùng bình nguyên bao la, một trong những đô thị sầm uất nhất nước Ý trong khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên: Pompeii.
Vào thuở sơ khai ấy, Pompeii là một thành phố thương nghiệp náo nhiệt. Thành phố rộng khoảng 18 nghìn km2, có hình dáng như một trái ô liu.
Vụ phun trào lịch sử đã xóa sổ Pompeii xảy ra vào năm 79 sau Công nguyên. Đáng sợ nhất là sự kiện này khá trùng hợp, chỉ xảy ra một ngày sau lễ hội Vulcanalia: lễ hội thờ thần lửa của La Mã. Đặc biệt hơn nữa, lớp nham thạch phun trào từ núi lửa đã lập tức bao trùm lên cả thành phố, nhiệt độ tăng tới 5.000 độ C và chỉ trong khoảnh khắc, hầu như mọi hoạt động đã bị “đứng lại”.
Bức tranh "Ngày cuối của Pompeii" tái hiện lại sự kinh hoàng của người dân trước thảm họa lịch sử
Các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều khối rỗng do hàng nghìn xác người bị sức nóng thiêu thành tro. Khi đổ thạch cao vào, người ta thấy đủ mọi tư thế của người dân Pompeii trước khi thiệt mạng. Có người ẩn náu trong những ngôi nhà, có người đang thu gom đồ đạc, một số cầm rìu trên tay phá tường hòng tìm lối thoát. Tuy nhiên có một số lại chết trong tư thế sinh hoạt tự nhiên, không có dấu hiệu của sự đau đớn.
Người đàn ông cầu nguyện trước khi dòng nham thạch ập xuống.
Nhiều người cho rằng người dân Pompeii phải chịu sự trừng phạt của thần lửa vì đã có những lời nói xúc phạm đến các vị thần ở đỉnh Olympia, tuy nhiên chẳng một ai có thể chứng minh được điều này.
Đến với Pompeii ngày nay, du khách có thể chiêm ngưỡng khá nhiều các tàn tích của các công trình kiến trúc La Mã phủ dưới lớp tro bụi và hiểu hơn về cuộc sống của người dân Pompeii cổ xưa.
Thành phố có 7 cửa thành và 14 tòa tháp và 9 khu phố phường trong đó có các đường dành cho người đi bộ được trang trí bởi những quả trứng ngỗng bằng đá.
Góc Đông Nam của thành phố là sân thi đấu thể thao có sức chứa tới 20.000 người, được xây dựng vào năm 70 trước Công nguyên, nghĩa là sớm hơn cả đấu trường La Mã Colosseo huyền thoại. Sân thể thao này rất hào hoa tráng lệ, có bể bơi đặt ở chính giữa, chắc hẳn là một trung tâm giải trí của người La Mã xưa.
Hiện nay, thành phố dưới chân núi lửa đã được công nhận là một trong những di sản cần được bảo tồn của UNESCO và hàng năm đón hàng triệu lượt khách du lịch.
Hiện nay, thành phố dưới chân núi lửa đã được công nhận là một trong những di sản cần được bảo tồn của UNESCO và hàng năm đón hàng triệu lượt khách du lịch.
Sân thi đấu thể thao có tuổi đời còn lâu hơn đấu trường La Mã ở Rome.
Pompeii dưới chân núi lửa Vesuvio
Hiền Trang (TH)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét