Năm
ngoái, tạp chí Newsweek, Mỹ xếp Jordan (trải dài từ phía Nam sa mạc
Syria đến vịnh Aqaba) là quốc gia “đáng sống nhất” đứng thứ ba khu vực
Trung Đông (sau Kuwait, UAE) và thứ 53 thế giới sau khi so sánh chi phí
sinh hoạt, môi trường, giáo dục, y tế, tội phạm… Và Jordan bỗng trở
thành điểm đến “nóng” của những ai đam mê trải nghiệm.
Năm ngoái, tạp chí Newsweek,
Mỹ xếp Jordan (trải dài từ phía Nam sa mạc Syria đến vịnh Aqaba) là quốc
gia “đáng sống nhất” đứng thứ ba khu vực Trung Đông (sau Kuwait, UAE)
và thứ 53 thế giới sau khi so sánh chi phí sinh hoạt, môi trường, giáo
dục, y tế, tội phạm… Và Jordan bỗng trở thành điểm đến “nóng” của những
ai đam mê trải nghiệm.
Amman nhìn từ trên cao
Bởi Việt Nam chưa đặt quan hệ ngoại giao với Jordan nên hồ sơ xin visa phải chuyển phát nhanh đến Đại sứ quán đất nước hình đầu mũi tên
ở Kuala Lumpur. Bốn ngày sau, tôi nhận được visa cho 6 ngày rong ruổi
bằng xe jeep từ Amman qua Uum ar Rasas đến Nebo, Biển Chết, Petra rồi
Wadi Rum, kết thúc ở Aqaba, quay về Amman để đi tiếp Jerash và Qasr
Amra. Đây không chỉ là cung đường của những điểm được UNESCO công nhận
di sản văn hóa thế giới, mà còn là nơi cho thấy những tầng nếp văn hóa
chồng chéo từng xuất hiện tại Jordan từ Nabataean, Hy Lạp, La Mã rồi
Byzantine, Hồi Giáo, Ottoman…CITADEL – BẢO TÀNG NGOÀI TRỜI Ở THỦ ĐÔ GIAO THOA NHỮNG NỀN VĂN HÓA
Thủ đô Amman đón khách Sài Gòn sau 10 giờ ngồi Qatar Airways (không kể thời gian quá cảnh ở Doha) với thời tiết tháng 2 cực lạnh. Mới 5g30 nhưng trời đã tối. Di chuyển vào vào trung tâm trên chiếc xe buýt có máy sưởi với giá 3 JOD (1 JOD = 30.000 VND), tôi hơi ngạc nhiên về quy họach đô thị thủ đô. Xen lẫn những hàng cây trơ trọi lá trên những đồi cát sa mạc xa xa là các khối nhà ven đường trườn ra thụt vào. Nhưng hệ thống cầu đường thì đạt tầm cỡ các quốc gia phát triển.
Bầu trời sáng hôm sau đầy mây đen, mưa réo rắt bên ngoài. Nhiệt độ Amman chỉ 5oC. Đúng 8 giờ, tôi xếp hàng vào Citadel – bảo tàng ngoài trời của Jordan – sau nhóm khách Pháp nên không bị bắt mua vé. Tiết kiệm được 1 JOD. Citadel là một trong những nơi cổ xưa nhất thế giới, gọi là bảo tàng ngoài trời bởi chính nơi đây, người ta đã tìm thấy những chứng cứ về sự sống và phát triển của loài người trong buổi bình minh nhân loại. Nó được xem như nơi giao thoa và sinh ra 3 tôn giáo lớn: Do Thái Giáo, Ki Tô giáo và Hồi Giáo. Cuộc sống con người đã có mặt tại Citadel khoảng 7.000 năm về trước và Amman cũng trải qua rất nhiều nền văn hóa. Tuy nhiên, sau những cuộc chiến, động đất, thiên tai… Citadel chỉ còn vết tích của người Hy Lạp, La Mã (đế chế Byzantine). Đó là những cây cột vẫn sừng sững ngoài trời, một nhà thờ đậm phong cách của đế chế Byzantine, một bảo tàng những hiện vật nhiều nền văn hóa đã thu thập được tại Citadel.
Đền thần Hercules tại Citadel Amman
Mưa phùn cứ 15 phút thì lại ngừng khoảng 5 phút. Từ trên đỉnh đồi
Citadel nhìn xuống thấy rõ thành phố Amman cũ đậm nét kiến trúc của các
nước Hồi Giáo: không theo một lề lối nào. Tôi leo xuống các bậc thang,
quanh co qua những khúc đường đồi để đến nhà hát La Mã – di vật khác mà
người La Mã để lại, với một bảo tàng bên trong trưng bày trang phục,
trang sức và mặt nạ Jordan qua các thời kỳ. Vé tham quan cũng 1 JOD. Dọc
đường đi là khu chợ lưu niệm. Theo các khuyến cáo trên mạng thì giá cả ở
đây được xem là hợp lý nhất Jordan. Tôi mua một số gia vị, bởi “mỗi một
quốc gia sẽ có một cách sử dụng gia vị cho dù đó là những quốc gia Hồi
Giáo”.
Nhà hát La Mã ở Amman
Thánh đường Hồi giáo King Abdullah ở Amman
HÀNH TRÌNH ĐẾN BIỂN CHẾTCũng cần nói thêm rằng Amman là thành phố “đắt đỏ” thứ 4 trong thế giới các vương quốc Ả Rập, sau Dubai, Abu Dhabi và Beirut. Kế hoạch ban đầu của tôi là du lịch bụi theo từng chặng. Dự trù tiền xe hơn 500 USD, chưa kể khách sạn, tiền ăn, vé tham quan và các phí khác. Nhưng… tưởng tôi là sinh viên viết đề tài tốt nghiệp, ông chủ khách sạn dễ thương gợi ý giá 400 USD/5 ngày (trừ ngày đầu ở Amman), bao chỗ ngủ, vé tham quan, xe di chuyển và tài xế. Thế là, tôi di chuyển theo sự sắp xếp của ông.
Bến xe khách ở Amman
Trên đường đến núi Nebo và Biển Chết, Sir Allied – tài xế cho cả hành
trình vừa lái xe vừa lần chuỗi cầu kinh Koran – hỏi tôi có muốn ghé
Baptism Site để ngắm dòng sông Jordan không? Về mặt lịch sử, dòng sông
Jordan rất có ý nghĩa với các tín đồ Thiên Chúa Giáo, vì Chúa Jesus từng
“rửa tội” trên dòng sông này. Nhưng thực tế, Chúa “rửa tội” ở khúc sông
chảy qua địa phận Israel chứ không phải Jordan. Vì vậy, tôi đi tiếp,
lắc lư theo bàn tay đang thoăn thoắt trên vô lăng qua những cung đường
đồi dốc ngoằn ngoèo, vừa cao hun hút, vừa gấp khúc quanh co trong sa
mạc. Thấp thoáng xa xa trên đường đèo đang đổ xuống, một hồ nước lớn
hiện ra. “ Có phải biển Chết không?”. Sir Allied: “chính xác”.Đi đường đồng bằng khoảng 1.5 km, chúng tôi gặp một ngã ba. Một bên của Jordan, một bên của Israel và phía bên kia Biển Chết là của Palestine. Đến trạm kiểm soát đường biên giới Israel – Jordan, Sir Alliced bảo tôi ngồi yên, không trình hộ chiếu. Chỉ dăm câu giao tiếp, xe lại tiếp tục đưa tôi vào bãi tắm công cộng của Biển Chết. Vé vào cổng cho người nước ngoài là 15 JOD.
Hệ thống giao thông tại Jordan rất tốt
Thật ra, Biển Chết chỉ là cái hồ nằm giữa 3 nước Jordan, Israel và
Palestine, mà nguồn nước chính là từ sông Jordan chảy vào. Được gọi là
biển bởi diện tích hồ khá lớn: 67 km x 18 km ở điểm rộng nhất. Biển Chết
có thể được xem là một trong những hồ muối thiên nhiên có vị trí thấp
nhất trên trái đất với độ sâu 397m. Nồng độ muối trong nước là 33.7%,
mặn nhất thế giới (gấp 8.6 lần nước biển thông thường), hầu như không
sinh vật nào có thể sống trong hồ. Vì đặc điểm này mà du khách có thể
vừa ngâm mình trong làn nước trong vừa đọc báo thư giãn. Lượng muối
trong nước quá lớn giúp cơ thể tự nổi dễ dàng. Do khoáng chất trong nước
biển Chết là 276g/kg nên người ta chế ra rất nhiều loại mỹ phẩm với
thành phần chính lấy từ bùn hoặc nước ở đây. Tuy nhiên, khi tắm phải lưu
ý không để nước văng vào mắt. Tất cả các bãi tắm đều có biển cảnh báo
và vòi nước ngọt để rửa mắt. 4 giờ chiều, tôi vội vã cuốn đồ đi Wadi
Rum.
Một góc biển chết
SA MẠC WADI RUMHoàng hôn xuất hiện trên những dãy núi cao lớn trên sa mạc màu vàng chanh, chơ vơ những căn liều vải đen – trắng. Thì ra tối nay tôi sẽ ngủ trong một túp lều thế này. Không phải mùa du lịch cao điểm, nên khách chỉ có một gia đình người Tây (gồm 2 vợ chồng và 2 con) và một anh chàng châu Á.
Bữa tối kiểu buffet được dọn trong căn lều khá lớn gần nhà bếp. Ghế dài xếp hình chữ U quanh một bếp lửa tí tách giữa lều. Trước bữa ăn, anh chủ nhà giới thiệu đầu bếp nấu bữa ăn tối nay. Khi bóng đêm bắt đầu lên tiếng cũng là lúc mọi người khám phá ra câu trả lời “tại sao sa mạc Rum còn được gọi là thung lũng ánh trăng?”. Tất cả những dãy núi xung quanh lều trại dường như hợp lại tạo thành một ánh trăng tròn đầy, tất cả những vì sao trên trời cũng tập hợp chi chít trong khuôn trăng đó, xung quanh phủ màu đen tuyền càng khiến những ánh sao bên trong thêm sáng bật…
Nhắc đến sự hùng vĩ của Wadi Rum, người ta không thể quên ngọn núi được đặt tên cho vị lính người Anh T. E. Lawrence với một cuốn tự truyện nổi tiếng trên thế giới: Bảy cây cột thông thái – The Seven Pillars of Wisdom (Lawrence đại diện người Anh đến giải quyết cuộc chiến giữa người Ả Rập với người Ottoman, Thỗ Nhĩ Kỳ từ năm 1916 – 1918). Ngọn núi được tạo thành từ một khối sa thạch đỏ khổng lồ, với những vết cắt tạo thành 7 cây cột vươn lên trời xanh một cách tự nhiên, thay đổi theo ánh sáng mặt trời. Wadi Rum không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho các du khách yêu thích cảm giác “mạo hiểm” qua việc leo núi hay cưỡi lạc đà băng qua sa mạc, mà còn là điểm cắm trại yêu thích hàng tuần của thanh niên Jordan; là nơi tìm hiểu về tộc người Beldouin với đặc điểm đục lòng núi tạo nhà. Và Wadi Rum còn là hậu trường cho bộ phim đình đám nổi tiếng trên thế giới Đại chiến Robot.
Sa mạc Wadi Rum
Lều cho khách qua đêm ở sa mạc Rum
Những đồi cát có khi màu đỏ đậm, có khi màu hồng thật đẹp vào lúc mặt
trời bị mây che khuất. Những cơn gió hình thành thửa ruộng bậc thang
vân cát mới, xóa đi dấu vết những thửa bậc thang cũ không hình dáng nhất
định. Những bậc thang “cát” bắt đầu bị hằn bởi dấu chân tôi. Bài tập
thể dục buổi sáng hôm sau – leo lên đến đỉnh đồi cát – khiến đùi và bắp
chân tôi rã nhừ.Aqaba là thành phố biển lớn nhất trong các quốc gia nằm trong vịnh Aqaba. Nó cũng là thành phố duy nhất có cảng biển ở Jordan. Thế nên, Aqaba là hình ảnh kết hợp của một thành phố kinh tế quan trọng và nghỉ dưỡng sang trọng với hệ thống resort và những bãi lặn hiện đại. Chính vì thế, sân bay Aqaba còn là sân bay thứ hai tại Jordan có đường bay quốc tế.
Bãi tắm Aqaba
Cửa hàng gia vị tại Jordan rất đa dạng
Việc buôn bán ở Jordan do đàn ông thực hiện
Giống như những thành phố biển Trung Đông khác, dọc biển là những hàng cây chà là xanh ngắt. Chỉ cần qua khỏi trung tâm khoảng 1 km, resort bắt đầu nối đuôi nhau chạy theo đường cong biển nhưng chúng không nằm sát biển. Hầu hết kiến trúc resort ở Aqaba mang phong cách Địa Trung Hải với những bungalow có độ cao khá thấp nằm riêng lẻ trên những đồi cát, mặt chính hướng ra bãi biển. Du khách muốn đến bãi tắm phải băng qua con lộ chạy dọc biển.
Thử cảm giác bơi trên biển Đỏ (vịnh Aqaba nằm trong biển Đỏ), tôi phát hiện sóng biển Aqaba chỉ lăn tăn nhẹ vào chân, bãi tắm không hề thoai thoải dốc, thay vào đó, người ta có cảm giá đang đi từ từ xuống một cái ao. Nước biển khá lạnh, tôi rùng mình liên tục khi đôi chân tiến sâu vào làn nước. Thôi, đành lên bờ ngồi cảm nhận hoàng hôn đến. Không thể phủ nhận nước biển vịnh Aqaba có màu xanh ngọc lam tuyệt đẹp. Bờ cát trở nên sôi động hơn khi một nhóm người chơi nhạc cụ dân tộc với đàn Out, đàn Qanun, đàn Rabab, sáo Ney, chiếc trống Riq… kéo đến tự diễn. Từng nhóm người Jordan bắt đầu vây quanh và nhảy múa khi điệu nhạc trỗi lên, giai điệu vui nhộn như những “phiên chợ Ba Tư”.
Mặt trời mất dạng sau những rặng núi. Bên kia vịnh Aqaba, thành phố Eilat của Israel cũng bắt đầu lên đèn. Và cũng như các thành phố biển khác trên thế giới, cuộc sống thật sự của Aqaba chỉ bắt đầu khi màn đêm buông xuống.
Theo Duyên Dáng Việt Nam – Bài & Ảnh:Nguyễn Chí Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét