Hagia Sophia – Đền thờ Trí tuệ thần thánh – là một trong những công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất trong lịch sử hơn 1000 năm của Đế quốc Đông La Mã với quy mô vượt trội và sức ảnh hưởng lâu dài đến các kiến trúc sau này của kiến trúc Ottoman và cả kiến trúc Phục hưng.
Hagia Sophia từng là nơi thờ phượng của ba tôn giáo khác nhau (Đa thần giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo), đồng thời cũng là trung tâm tôn giáo của các thời kỳ. Tuy nhiên những gì còn sót lại của Đa thần giáo chỉ còn trong ghi chép của các sử gia Byzantine. Hagia Sophia ngày nay được xây dựng từ tháng 02/532 cho đến tháng 12/537, dưới triều hoàng đế Justinian I. Trong vòng gần 1000 năm sau đó, Hagia Sophia là Thánh đường lớn nhất thế giới cho đến khi Seville được xây dựng tại Tây Ban Nha năm 1520.
Hagia Sophia nhìn từ chính diện. Giữ vai trò Vương cung thánh đường của Chính thống giáo, Hagia Sophia là nơi ở và làm việc của Đại thượng phụ Contantinople, là nơi tổ chức các lễ phụng vụ tầm cỡ quốc gia và các nghi lễ Hoàng gia bao gồm cả lễ Đăng quang của các Hoàng đế.
Đến năm 1204, sự kiện Đại ly giáo Đông – Tây đã kích động cuộc Thập tự chinh thứ tư tấn công vào Constantinople, biến Hagia Sophia trở thành Thánh đường Công giáo La Mã cho đến năm 1261.
Năm 1453, Đế chế Ottoman xâm lược Constantinople, đánh dấu sự sụp đổ của Byzantine. Lúc này, Hagia Sophia được cải tạo để trở thành Giáo đường Hồi giáo. Vai trò này được duy trì cho đến năm 1935 khi nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ biến nó thành viện bảo tàng.
Hagia Sophia về đêm. Từ vị trí này có thể thấy được ba minaret.
Để xây dựng Hagia Sophia, Justinian I đã mang đến đây những vật liệu quý giá nhất trên toàn đế quốc như cột đá từ đền thờ Artemis ở Ephesus, đá porphyry phiến lớn từ Ai Cập, cẩm thạch xanh từ Thessaly, cẩm thạch đen từ Bosporus, cẩm thạch vàng từ Syria, cẩm thạch trắng lấy từ các mỏ đá Proconnesia… cùng hơn 10 ngàn công nhân lành nghề.
Đặc điểm ấn tượng nhất của Thánh đường là mái vòm chính điện. Mái vòm đường kính 31m đặt trên một dãy 40 cửa sổ được gia cố bằng giằng và các thanh neo. Sự bố trí của cửa sổ khiến toàn bộ gian điện đều được chiếu một thứ ánh sáng mờ ảo và tạo cảm giác mái vòm đang lơ lửng giữa không trung. Cho đến nay cấu trúc của mái vòm Hagia Sophia vẫn là đề tài hấp dẫn của các sử gia, kiến trúc sư và kỹ sư bởi sự sáng tạo của người xưa.
Chính điện Hagia Sophia nằm dưới mái vòm bát úp đường kính 31m2
Điều này được thể hiện rõ trong thiết kế chính điện của Hagia Sophia: toàn bộ diện tích 78x72m, cao 62m được che chở bằng một mái vòm bán cầu chính giữa, mở rộng sang hai bên bằng hai vòm khuyết nhỏ hơn, và tiếp tục được mở rộng bằng ba vòm nhỏ hơn nữa. Toàn bộ kiến trúc được chống đỡ bằng các cột cẩm thạch chồng lên nhau, hướng mắt người lên đỉnh vòm, tạo ra cảm giác vô hạn về không gian.
Chính điện là nơi cử hành những lễ phụng vụ tầm quốc gia và cả những nghi lễ Hoàng thất, bao gồm lễ Đăng quang.
Những chùm đèn lớn trong chính điện.
Cổng của Nhà vua (Imperial gate).
Cửa bằng đá cẩm thạch trắng.
Các họa tiết Mosaic hình học phức tạp.
Tranh mosaic Thánh John Chrysostom.
Đức mẹ Maria cùng Chúa hài đồng, đứng hai bên là Hoàng đế Constantine I và Justinian I.
Tranh Đức Chúa Jesus phía trên Cổng của Nhà vua.
Hoàng đế Constantine IX và Nữ hoàng Zoe phụng sự Đức chúa Jesus.
Bức họa Đức mẹ và Chúa hài đồng tại bàn thờ chính điện.
Mihrab (Khoảng trống trên tường để chỉ hướng cúi lạy) nơi từng là bàn thờ của Chính thống giáo.
Bình tẩy uế bằng đá cẩm thạch khối được mang về từ Pergamon.
Đài phun nước (sadirvan) dùng trọng lễ rửa tội
TGT (Tổng hợp) - Theo Mannup.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét