Ngày nay, các đầu bếp gốc Việt đã tự tin trưng bảng hiệu nhà hàng đồ ăn Việt tại nhiều thành phố ở Đức.
Khu thương mại sầm uất Potsdamer Platz ngay trung tâm thủ đô Berlin có 2 quán ăn treo biển đồ ăn châu Á và Việt Nam. Hai quán này nổi bật bởi được trang trí màu xanh ấn tượng. Một trong 2 quán thuộc hệ thống quán ăn Asia Gourmet của nữ doanh nhân Việt kiều Trần Thị Minh Tâm… Trưa nào 2 quán ăn cũng rầm rập khách, nhiều hôm, khách đứng xếp hàng tràn cả ra giữa đường đi.
Phở, mì, gỏi cuốn… lên ngôi
Món ăn trong quán chủ yếu là các món cơm rang, cơm nóng ăn với tôm xào tỏi ớt, tôm rim, thịt lợn, thịt bò, thịt vịt… các món bún, phở. Giá dao động từ 6 – 10 euro/suất (150.000 – 260.000 đồng/suất), ở mức bình dân so với giá ăn uống ở Berlin. Đặc biệt, là món mì xào. Đây là món mà có lượng khách “take away” (mang về) nhiều nhất.
“Mô hình” cửa hàng kiểu Asia Gourmet – chuyên bán đồ ăn Việt Nam và một số món châu Á nổi bật – do người gốc Việt làm chủ hiện rất phổ biến ở Berlin. Trong số các món ăn Việt thì món phở bò và mì xào được ưa chuộng nhất. Anh Long – chủ một hiệu ăn ở khu Alexanderplatz cho biết hầu như quán ăn do người gốc Việt nào làm chủ cũng có món phở và mì.
Món mì xào được biết tới từ những năm 1990, khi bà Minh Tâm bắt đầu mở quán ăn nhanh đã sử dụng món chủ đạo là mì xào được chế biến hợp khẩu vị người Đức, gồm thịt, rau, giá đỗ và gia vị… Món ăn này sau đó được phổ biến trong tất cả các quán ăn của người Việt. Bà Nguyễn Thị Hòa – chủ một cửa hàng ăn nhỏ ở số 32, đường Obentrautstrasse là “chuyên gia” về món mì xào. Cửa hàng bà thuê khoảng 800 euro/tháng (khoảng 22 triệu đồng/tháng) nhưng chỉ có 4 chỗ ngồi trong nhà và 6 chỗ ngồi ngoài vỉa hè. “Khách chủ yếu là mua mang về, nên cũng không mất nhiều diện tích” – bà nói. Món ăn khác của Việt Nam cũng được ưa chuộng không kém là gỏi cuốn và… bánh cuốn.
Tấn công “những cái lưỡi khó tính”
Chưa có ai thống kê có bao nhiêu quán ăn Việt, và quán ăn do người gốc Việt làm chủ trên địa bàn Berlin, nhưng đi tới đâu chúng tôi cũng thấy biển hiệu nhà hàng đồ ăn Việt lấp ló, ở cả những nơi trung tâm đắt đỏ như phố Kurfustendamm – nơi mua sắm sầm uất nhất châu Âu, tới những nơi ngoại vi khuất nẻo như Tettow. Đi tới các thành phố khác ở Đức như Freiberg, Nuremberg… tôi cũng thấy rất nhiều nhà hàng Việt, cả ở giữa phố đông lẫn các ga tàu điện ngầm chật chội. Mỗi cửa hàng tạo việc làm cho khoảng 5 – 10 người Việt.
Tại thời điểm tôi ở Berlin, trên tất cả các chuyến tàu điện ngầm, nếu gặp người Việt hỏi thăm thì khoảng 80% trả lời làm nghề nấu ăn, 20% còn lại là chủ các shop bán hoa tươi, bán quần áo. Nguyễn Văn Thành – quê ở Hà Tĩnh, làm phụ bếp ở Hermannstrasse cho biết, ban đầu, nhiều người chọn nghề nấu ăn vì đơn giản “nghề này không đòi hỏi bằng cấp”, làm công ăn lương lĩnh 800 – 1000 euro/tháng. Sau đó, có vốn liếng, nhiều người bung ra mở nhà hàng, hoặc mở các quán ăn nhỏ ở các ga tàu điện.
Hành trình “tấn công” vào thị trường ẩm thực khó tính nhất châu Âu này không hề dễ dàng, nó kéo dài tới 30 – 40 năm. Một số người đứng ra làm chủ thì chọn tên quán “lập lờ” là đồ ăn châu Á, hoặc đồ ăn Trung Quốc, chưa dám đặt tên quán bằng tiếng Việt, để tên món ăn Việt vì nhiều người Đức không biết nên không gọi.
Ông Nguyễn Văn Phước, 65 tuổi, chủ nhà hàng Nón Lá (ở số 28, phố Grunewaldstrasse) có lẽ là người Việt nấu ăn lâu năm nhất ở Đức. Ông vốn quê ở Quảng Ngãi, sang Đức đã ngót 40 năm và “trụ” lại ở nghề nấu bếp đã hơn 30 năm có lẽ. Ông cho biết, quán Nón Lá của ông chỉ bán đồ ăn “rặt Việt Nam” như: Chả giò cua thịt, mì xào Nón Lá, phở bò, mực nhồi thịt, xá xíu Chợ Lớn, cơm rang, bún. “Rất nhiều người Đức đã bắt đầu biết dùng đũa, ăn đồ ăn Việt Nam và châu Á. So sánh mặt bằng chung, các món phở, mì, gỏi cuốn của Việt Nam và món sushi của Nhật là được ưa chuộng nhất vì được đánh giá là tươi, ngon, ít béo” – ông Phước cho biết.
“Trong bối cảnh Berlin có nhiều nhà hàng có đồ ăn tinh tế kiểu Pháp, Italy hay lạ miệng như Trung Quốc, Nhật Bản… đồ ăn Việt có chỗ đứng một phần là vì cách gia giảm nhanh nhạy của đầu bếp Việt” – anh Hùng – chủ một quán ăn nói.
Một số nhà hàng ăn có chủ là người gốc Hoa đã bắt đầu đưa món ăn Việt vào thực đơn. Khi nghe chúng tôi hỏi, nhân viên cũng đều cố gắng phát âm và giải thích nguyên liệu. Nhưng khi gọi món ra thì vô cùng thất vọng bởi không thể nhận ra món ăn “nguyên bản” nữa vì nguyên liệu quá xa lạ.
Khu thương mại sầm uất Potsdamer Platz ngay trung tâm thủ đô Berlin có 2 quán ăn treo biển đồ ăn châu Á và Việt Nam. Hai quán này nổi bật bởi được trang trí màu xanh ấn tượng. Một trong 2 quán thuộc hệ thống quán ăn Asia Gourmet của nữ doanh nhân Việt kiều Trần Thị Minh Tâm… Trưa nào 2 quán ăn cũng rầm rập khách, nhiều hôm, khách đứng xếp hàng tràn cả ra giữa đường đi.
Phở, mì, gỏi cuốn… lên ngôi
Món ăn trong quán chủ yếu là các món cơm rang, cơm nóng ăn với tôm xào tỏi ớt, tôm rim, thịt lợn, thịt bò, thịt vịt… các món bún, phở. Giá dao động từ 6 – 10 euro/suất (150.000 – 260.000 đồng/suất), ở mức bình dân so với giá ăn uống ở Berlin. Đặc biệt, là món mì xào. Đây là món mà có lượng khách “take away” (mang về) nhiều nhất.
“Mô hình” cửa hàng kiểu Asia Gourmet – chuyên bán đồ ăn Việt Nam và một số món châu Á nổi bật – do người gốc Việt làm chủ hiện rất phổ biến ở Berlin. Trong số các món ăn Việt thì món phở bò và mì xào được ưa chuộng nhất. Anh Long – chủ một hiệu ăn ở khu Alexanderplatz cho biết hầu như quán ăn do người gốc Việt nào làm chủ cũng có món phở và mì.
Món mì xào được biết tới từ những năm 1990, khi bà Minh Tâm bắt đầu mở quán ăn nhanh đã sử dụng món chủ đạo là mì xào được chế biến hợp khẩu vị người Đức, gồm thịt, rau, giá đỗ và gia vị… Món ăn này sau đó được phổ biến trong tất cả các quán ăn của người Việt. Bà Nguyễn Thị Hòa – chủ một cửa hàng ăn nhỏ ở số 32, đường Obentrautstrasse là “chuyên gia” về món mì xào. Cửa hàng bà thuê khoảng 800 euro/tháng (khoảng 22 triệu đồng/tháng) nhưng chỉ có 4 chỗ ngồi trong nhà và 6 chỗ ngồi ngoài vỉa hè. “Khách chủ yếu là mua mang về, nên cũng không mất nhiều diện tích” – bà nói. Món ăn khác của Việt Nam cũng được ưa chuộng không kém là gỏi cuốn và… bánh cuốn.
Tấn công “những cái lưỡi khó tính”
Chưa có ai thống kê có bao nhiêu quán ăn Việt, và quán ăn do người gốc Việt làm chủ trên địa bàn Berlin, nhưng đi tới đâu chúng tôi cũng thấy biển hiệu nhà hàng đồ ăn Việt lấp ló, ở cả những nơi trung tâm đắt đỏ như phố Kurfustendamm – nơi mua sắm sầm uất nhất châu Âu, tới những nơi ngoại vi khuất nẻo như Tettow. Đi tới các thành phố khác ở Đức như Freiberg, Nuremberg… tôi cũng thấy rất nhiều nhà hàng Việt, cả ở giữa phố đông lẫn các ga tàu điện ngầm chật chội. Mỗi cửa hàng tạo việc làm cho khoảng 5 – 10 người Việt.
Tại thời điểm tôi ở Berlin, trên tất cả các chuyến tàu điện ngầm, nếu gặp người Việt hỏi thăm thì khoảng 80% trả lời làm nghề nấu ăn, 20% còn lại là chủ các shop bán hoa tươi, bán quần áo. Nguyễn Văn Thành – quê ở Hà Tĩnh, làm phụ bếp ở Hermannstrasse cho biết, ban đầu, nhiều người chọn nghề nấu ăn vì đơn giản “nghề này không đòi hỏi bằng cấp”, làm công ăn lương lĩnh 800 – 1000 euro/tháng. Sau đó, có vốn liếng, nhiều người bung ra mở nhà hàng, hoặc mở các quán ăn nhỏ ở các ga tàu điện.
Hành trình “tấn công” vào thị trường ẩm thực khó tính nhất châu Âu này không hề dễ dàng, nó kéo dài tới 30 – 40 năm. Một số người đứng ra làm chủ thì chọn tên quán “lập lờ” là đồ ăn châu Á, hoặc đồ ăn Trung Quốc, chưa dám đặt tên quán bằng tiếng Việt, để tên món ăn Việt vì nhiều người Đức không biết nên không gọi.
Ông Nguyễn Văn Phước, 65 tuổi, chủ nhà hàng Nón Lá (ở số 28, phố Grunewaldstrasse) có lẽ là người Việt nấu ăn lâu năm nhất ở Đức. Ông vốn quê ở Quảng Ngãi, sang Đức đã ngót 40 năm và “trụ” lại ở nghề nấu bếp đã hơn 30 năm có lẽ. Ông cho biết, quán Nón Lá của ông chỉ bán đồ ăn “rặt Việt Nam” như: Chả giò cua thịt, mì xào Nón Lá, phở bò, mực nhồi thịt, xá xíu Chợ Lớn, cơm rang, bún. “Rất nhiều người Đức đã bắt đầu biết dùng đũa, ăn đồ ăn Việt Nam và châu Á. So sánh mặt bằng chung, các món phở, mì, gỏi cuốn của Việt Nam và món sushi của Nhật là được ưa chuộng nhất vì được đánh giá là tươi, ngon, ít béo” – ông Phước cho biết.
“Trong bối cảnh Berlin có nhiều nhà hàng có đồ ăn tinh tế kiểu Pháp, Italy hay lạ miệng như Trung Quốc, Nhật Bản… đồ ăn Việt có chỗ đứng một phần là vì cách gia giảm nhanh nhạy của đầu bếp Việt” – anh Hùng – chủ một quán ăn nói.
Một số nhà hàng ăn có chủ là người gốc Hoa đã bắt đầu đưa món ăn Việt vào thực đơn. Khi nghe chúng tôi hỏi, nhân viên cũng đều cố gắng phát âm và giải thích nguyên liệu. Nhưng khi gọi món ra thì vô cùng thất vọng bởi không thể nhận ra món ăn “nguyên bản” nữa vì nguyên liệu quá xa lạ.
Lê Huyền
Theo Nông thôn ngày nay số Tết 2013
Theo Nông thôn ngày nay số Tết 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét