Đỗ Quyên
Ở vùng đất nóng “khủng khiếp” nhất thế giới
(Dân trí) - Vùng lõm Danakil (Danakil Depression) nằm trong sa mạc Danakil ở Ethiopia - một quốc gia thuộc Châu Phi, được xem là nơi nóng nhất thế giới và tạp chí National Geographic đã gọi vùng này là “nơi khắc nghiệt nhất trái đất”.
Danakil
Depression là một trong những điểm thấp nhất trái đất không có nước bao
phủ. Nhưng theo các nhà địa chất thì 10 triệu năm nữa nó sẽ ngập chìm
trong nước.
Vùng lõm này là nơi sinh sống của người Afar. Quanh năm, họ chịu đựng mức nhiệt độ trung bình khoảng 95 độ F (tương đương 37 độ C), nhưng có những thời điểm nhiệt độ lên tới 145 độ F (khoảng 62 độ C).
Danakil Depression thấp hơn mực nước biển khoảng 318 feet (xấp xỉ 100 mét), chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối. Các nhà địa chất cho rằng những
mỏ muối được tạo nên theo thời gian từ những trận lũ gần Biển Bỏ tràn
qua vùng này. Sức nóng khủng khiếp tại sa mạc làm nước lũ bốc hơi nhanh
chóng và để lại những lớp muối kết tinh.
Ở vùng lõm Danakil, muối đồng nghĩa với tiền vì toàn bộ nền kinh tế nơi đây phụ thuộc vào hoạt động khai thác và buôn bán muối khoáng. Người dân trong vùng thường sử dụng phương pháp và công cụ truyền thống như cuốc, dây thừng để khai thác muối. Họ cắt, đóng gói và chuyên chở muối ra khỏi sa mạc bằng lạc đà. Đây là công việc khá nguy hiểm vì nhiệt độ cao có thể gây tử vong cho những người thợ khai thác và đôi khi có những trận động đất xảy ra làm lở đất và nuốt chửng cả những chú lạc đà.
Dưới đây là chùm ảnh mô tả cảnh tượng và hoạt động tại vùng đất nóng nhất thế giới này:
Vùng
lõm Danakil được phủ màu xanh và vàng rực rỡ tạo nên một cảnh tượng
trông rất đẹp, nhưng lại có mùi khó chịu như mùi trứng thối.
Hành trình 04 ngày đến vùng Danakil, những người thợ khai thác muối đang cắm trại qua đêm trên sa mạc cùng với đoàn lạc đà.
Đoàn
lạc đà và những người thợ khai thác muối tiếp tục hành trình vào lúc
bình minh. Chính phủ Ethiopia đang xây dựng tuyến đường trải nhựa đến mỏ
muối.
Chẳng mấy chốc những đoàn lạc đà này sẽ phải cạnh tranh gay gắt với những chiếc xe tải.
Những thợ khai thác không phải đào sâu để tìm muối vì chúng ở gần ngay mặt đất.
Công việc của họ chỉ đơn thuần là cắt những tấm muối ra khỏi mặt đất.
Người khai thác chất những tấm muối đã được cắt gọt lên lưng lạc đà, chuẩn bị cho hành trình trở về
Những tấm muối được cắt gọt thành hình khối để dễ đóng gói và vận chuyển hơn.
Thị
trấn sa mạc nhỏ Berahile là một trạm vận chuyển muối khai thác. Tại
đây, muối được bán cho các thương gia để đưa vào các kho bảo quản và họ
phải đóng thuế trước khi muối được vận chuyển đi tiêu thụ khắp đất nước.
Muối
được bảo quản trong một nhà kho của Hiệp hội muối Berahile- một tổ chức
địa phương giúp những người thợ muối bán hàng hóa cho các thương gia.
Người
đàn ông này đang chuẩn bị những thanh muối để bán. Phần lớn muối khai
thác được vận chuyển đến Mekele- một thị trấn cách Danakil Depression
khoảng 8 giờ chạy xe.
Ở vùng này, muối từng được sử dụng như một loại tiền tệ, nhưng ngày nay hầu hết người dân ở đây thích tiền mặt hơn.
Đỗ Quyên
Theo Businessinsider
Nằm ở khu vực thấp hơn mực nước biển khoảng 48 m, Dallol, Ethiopia được mệnh danh là núi lửa trên cạn thấp nhất thế giới.
Dallol, theo tiếng địa phương nghĩa là “sự hòa tan”, cái tên lột tả chính xác vùng đất này - nơi có đầy oxit sắt, lưu huỳnh và những sa mạc muối. Với nhiệt độ trung bình quanh năm là 35 độ C, đây còn được coi là nơi nóng nhất trái đất có người sinh sống. Đặc biệt, vùng đất này đầy những ao hồ và suối nước nóng rực rỡ màu sắc do ảnh hưởng của hợp chất muối kali.
Tuy nhiên, Dallol không phải là một núi lửa thực sự. Khi mạch nước ngầm chảy sâu xuống lòng đất, chúng gặp nhiệt độ cao và chuyển thành dạng hơi. Đến lúc áp suất lên tới đỉnh điểm thì tạo ra một vụ nổ và hình thành miệng núi lửa. Có lẽ chính điều này tạo nên điểm độc đáo và khác lạ của miệng núi lửa.
Dallol, theo tiếng địa phương nghĩa là “sự hòa tan”, cái tên lột tả chính xác vùng đất này - nơi có đầy oxit sắt, lưu huỳnh và những sa mạc muối. Với nhiệt độ trung bình quanh năm là 35 độ C, đây còn được coi là nơi nóng nhất trái đất có người sinh sống. Đặc biệt, vùng đất này đầy những ao hồ và suối nước nóng rực rỡ màu sắc do ảnh hưởng của hợp chất muối kali.
Tuy nhiên, Dallol không phải là một núi lửa thực sự. Khi mạch nước ngầm chảy sâu xuống lòng đất, chúng gặp nhiệt độ cao và chuyển thành dạng hơi. Đến lúc áp suất lên tới đỉnh điểm thì tạo ra một vụ nổ và hình thành miệng núi lửa. Có lẽ chính điều này tạo nên điểm độc đáo và khác lạ của miệng núi lửa.
Theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét