Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Lễ múa quỷ ở "nơi hạnh phúc nhất châu Á"



Thăm vương quốc Bhutan và dự lễ hội độc đáo nơi đây.
Vương quốc Bhutan có một nền văn hóa vô cùng đa dạng và hấp dẫn với nhiều lễ hội kỳ thú. Nổi bật nhất trong số đó là ngày hội múa quỷ Tsechu, đây là dịp những tín đồ Phật giáo ở đất nước hiền hòa này thể hiện đức tin với Phật Tổ. 

le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a

Nằm cạnh Ấn Độ và Tây Tạng, với số dân khiêm tốn khoảng 700.000 người, Bhutan là địa điểm vàng của những du khách muốn khám phá những miền đất lạ. Tuy là một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới, nằm ẩn mình trên dãy Himalaya nhưng theo khảo sát của ĐH Leicester (Anh) năm 2006, Bhutan là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất châu Á và cao thứ 8 trên thế giới. 


le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a

Đời sống truyền thống của Bhutan dựa trên quan điểm của Phật giáo và đất nước đã tuân theo các tiêu chuẩn hạnh phúc để tìm cách thoát khỏi đói nghèo. Theo đó, 4 điều quan trọng nhất ở đây là phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa và quản trị hiệu quả. 


le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a
Nhờ các tiêu chuẩn độc đáo và sự điều hành đất nước tài tình của chính phủ và hoàng gia nên Bhutan trở nên vô cùng đẹp, không túi nilon, không thuốc lá, bảo vệ môi trường tối đa, thủ đô không đèn tín hiệu giao thông, người dân đi ngủ mà không cần đóng cửa. 


le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a

Những người dân Bhutan hiền hòa với nụ cười luôn nở trên môi, thong thả thực hiện các công việc thường ngày của họ. Dường như, họ không bị áp lực của cuộc sống công nghiệp đang bao trùm các nước lân cận.


le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a

Ở Bhutan có vô số các lễ hội hấp dẫn mà nổi bật trong đó là Tsechu. Lễ hội này diễn ra vào khoảng tháng 10 hàng năm và kéo dài 3 - 5 ngày. Lễ hội Tsechu có hàng nghìn người dân tham dự, họ đến đây cùng những bộ quần áo đẹp nhất, đeo trang sức đẹp nhất.


le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a

Nhiều người còn đi bộ từ các bản làng xa để tham gia lễ hội. Đại diện của mỗi bản làng luôn mang theo một bình rượu ngon nhất để chung vui và tất cả sẽ được góp chung trong một thùng rượu lớn đặt giữa sân. Đó là rượu dâng Phật Tổ, rượu của lòng thành mà những người tham gia sẽ cùng uống, thể hiện sự đoàn kết và tinh thần dân tộc.


le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a

Tâm điểm của lễ Tsechu là điệu múa Cham - điệu múa sống động chỉ do đàn ông trình diễn. Người múa sẽ đeo mặt nạ rất ấn tượng và mặc quần áo đính nhiều đồ trang sức, diễn tả các câu chuyện về đạo đức và cuộc sống linh thiêng. Theo người dân nơi đây, điệu múa Cham được xem là một hình thức thiền và là cách để con người giao cảm với thần linh.


le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a
le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a

Đến với lễ hội Tsechu, mọi người có dịp được rửa sạch tội lỗi của mình bằng cách ngắm nhìn Thangka - tác phẩm hội họa đặc sắc trên lụa vẽ thánh Guru Rinpoche và các vị thần linh thiêng khác.


le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a

Thangka chỉ được mở ra cho dân chúng chiêm ngưỡng trong khoảng thời gian từ hoàng hôn đến bình minh. Khi màn đêm buông xuống và ánh trăng sáng tỏ, đám đông quây quần quanh Thangka, hát dân ca và niệm phật cùng các nhà sư.


le-mua-quy-o-noi-hanh-phuc-nhat-chau-a

Có lẽ người Bhutan hạnh phúc vì trong họ, nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa hòa quyện làm một. Tất cả tạo nên một bản sắc đồng nhất và một sự an bình tâm tưởng hiếm có.


Lễ hội 'múa quỷ' độc nhất vô nhị ở 'thiên đường hạnh phúc'


Ở Vương quốc Bhutan, nơi có chỉ số hạnh phúc cao nhất châu Á, có một lễ hội hết sức độc đáo mà ở đó, các nhà sư và nghệ sĩ múa sẽ đeo những mặt nạ kỳ quái để diễn lại các tích cổ.

Lễ hội có tên Tsechu này là dịp để những tín đồ Phật giáo thể hiện đức tin với Phật tổ. Lễ hội diễn ra vào khoảng tháng 10 hàng năm và kéo dài từ ba đến 5 ngày.

Vào những ngày lễ Tsechu, các nhà sư và những người nghệ sĩ múa trình diễn những điệu múa truyền thống đủ màu sắc, nổi bật nhất trong số đó là điệu múa Cham. Điệu múa khoan thai, uyển chuyển nhưng không kém phần dũng mãnh này hầu hết do đàn ông thể hiện.

Những người trình diễn sẽ mặc quần áo sặc sỡ sắc màu và treo nhiều trang sức. Độc đáo hơn cả, họ còn đeo những mặt nạ có hình thù rất ấn tượng và có phần kỳ quái. Mọi cử động uyển chuyển của họ đều nhằm mục đích kể lại các câu chuyện về cuộc sống linh thiêng của Phật tổ và nó được coi là một hình thức giao cảm với thần linh.

Đến dự lễ hội Tsechu, mọi người có cơ hội được rửa sạch tội lỗi của mình bằng cách ngắm nhìn thangka – tác phẩm hội hoạ đặc sắc trên lụa vẽ thánh Guru Rinpoche và các vị thần linh thiêng khác. Thangka chỉ được mở ra cho dân chúng chiêm ngưỡng trong khoảng thời gian từ hoàng hôn đến bình minh. Đợi khi màn đêm buông xuống và ánh trăng sáng tỏ, đám đông quây quần quanh thangka, hát những bài dân ca và niệm phật cùng các thầy sư.

Ngoài ra, những người tham gia lễ hội còn được uống rượu dâng Phật tổ cho đại diện của mỗi bản làng mang tới để góp vào thùng rượu chung khổng lồ đặt giữa sân. Qua những chén rượu của lòng thành này, họ muốn nâng cao tinh thần đoàn kết của cộng đồng.

Đang đọc nhiều:
>> Phát sốt vì lạc vào những quán rượu 'quái đản' nhất thế giới
>> Sốc với chiêu 'câu' khách du lịch... bằng 'bikini show'
>> Chốn thần tiên... phơi ngực trần tắm nắng biển 'cực đã'
>> Những nẻo đường... đi bộ cực kỳ thú vị ở VN
Kim Anh (tổng hợp)

Không có nhận xét nào: