Cây cầu Pont du Gard được xây dựng từ thời đế chế La Mã nhưng đến nay vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp.
Pont du Gard là một cây cầu ba tầng nằm ở phía Nam nước Pháp. Với vẻ đẹp hùng vĩ và được bảo tồn gần như nguyên trạng từ thế kỷ 1 đến nay, cây cầu trở thành một trong những danh thắng hút khách nhất nước Pháp.
Cầu Pont du Gard được xây dựng từ thế kỷ 1 trước Công Nguyên, với mục đích vận chuyển nước ngọt cho thành phố Nimes. Đây là một công trình của Augustus đại đế của đế chế La Mã, vì vậy nó mang đậm hình ảnh, lối kiến trúc của các cầu dẫn nước trên đất nước Italy.
Kênh dẫn nước này cung cấp hơn 20.000 mét khối nước ngọt cho người dân trong thành phố, được sử dụng cho tưới tiêu, các hoạt động công cộng và riêng tư. Nước được đổ vào năm máng nước, chạy theo năm hướng khác nhau.
Cầu Pont du Gard cao 49 mét, dài 275 mét, gồm 3 tầng vòm. Mỗi tầng đều có các vòm cửa bán nguyệt. Để hoàn thành cây cầu này, người ta đã phải huy động tới 1.000 nhân công, lao động trong 3 năm ròng. Điều đặc biệt là cây cầu được xây từ những tảng đá lớn có trọng lượng tới 6 tấn mỗi tảng, được cắt xẻ rất nhau rất khéo. Giữa những lớp đá này, hoàn toàn không có chất kết dính nào.
“Tôi vẫn thường cho rằng, chỉ có trong mộng tưởng người ta mới có thể nhìn thấy những kỳ tích, chính vì thế mà khi đứng trước nơi đây, tâm hồn tôi đã thực sự rung động. Thậm chí đứng trước đấu trường La Mã cổ đại, tôi cũng không có được cảm giác như vậy!”. Đây là lời bộc bạch của nhà văn nổi tiếng Stendhal, tác giả của cuốn tiểu thuyết Đỏ và đen khi ông chiêm ngưỡng cây cầu này.
Pont du Gard được thắp sáng về đêm.
Rất nhiều người cũng có chung ý kiến với Stendhal, và mỗi năm cây cầu lại đón tới 1,4 triệu lượt khách du lịch. Pont du Gard gắn liền với những câu chuyện tình lãng mạn của quý tộc và các thi sĩ xưa kia. Nơi đây cũng là nơi được các vương triều Pháp ưa thích và coi là biểu tượng quyền lực của đế chế.
Vua Charles 9 của Pháp đã ra mắt thần dân trên cây cầu này, trong màn biểu diễn của 12 cô gái trẻ trong trang phục thần tiên. Nhiều vị vua khác của nước Pháp cũng từng đến đây thưởng ngoạn sau những ngày thiết triều mệt mỏi. Đến năm 1787, vua Louise của nước Pháp cũng đã mời tới đây danh họa Hubert Robert để ghi lại vẻ đẹp hoành tráng của cây cầu qua nét cọ và sắc màu, để lại một kiệt tác hội họa cho muôn đời sau.
Pont du Gard được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1985.
Bắn pháo hoa trên cầu Pont du Gard.
Tranh vẽ Pont du Gard của họa sĩ Hubert Robert.
Cầu Pont du Gard được xây dựng từ thế kỷ 1 trước Công Nguyên, với mục đích vận chuyển nước ngọt cho thành phố Nimes. Đây là một công trình của Augustus đại đế của đế chế La Mã, vì vậy nó mang đậm hình ảnh, lối kiến trúc của các cầu dẫn nước trên đất nước Italy.
Kênh dẫn nước này cung cấp hơn 20.000 mét khối nước ngọt cho người dân trong thành phố, được sử dụng cho tưới tiêu, các hoạt động công cộng và riêng tư. Nước được đổ vào năm máng nước, chạy theo năm hướng khác nhau.
Cầu Pont du Gard cao 49 mét, dài 275 mét, gồm 3 tầng vòm. Mỗi tầng đều có các vòm cửa bán nguyệt. Để hoàn thành cây cầu này, người ta đã phải huy động tới 1.000 nhân công, lao động trong 3 năm ròng. Điều đặc biệt là cây cầu được xây từ những tảng đá lớn có trọng lượng tới 6 tấn mỗi tảng, được cắt xẻ rất nhau rất khéo. Giữa những lớp đá này, hoàn toàn không có chất kết dính nào.
“Tôi vẫn thường cho rằng, chỉ có trong mộng tưởng người ta mới có thể nhìn thấy những kỳ tích, chính vì thế mà khi đứng trước nơi đây, tâm hồn tôi đã thực sự rung động. Thậm chí đứng trước đấu trường La Mã cổ đại, tôi cũng không có được cảm giác như vậy!”. Đây là lời bộc bạch của nhà văn nổi tiếng Stendhal, tác giả của cuốn tiểu thuyết Đỏ và đen khi ông chiêm ngưỡng cây cầu này.
Pont du Gard được thắp sáng về đêm.
Rất nhiều người cũng có chung ý kiến với Stendhal, và mỗi năm cây cầu lại đón tới 1,4 triệu lượt khách du lịch. Pont du Gard gắn liền với những câu chuyện tình lãng mạn của quý tộc và các thi sĩ xưa kia. Nơi đây cũng là nơi được các vương triều Pháp ưa thích và coi là biểu tượng quyền lực của đế chế.
Vua Charles 9 của Pháp đã ra mắt thần dân trên cây cầu này, trong màn biểu diễn của 12 cô gái trẻ trong trang phục thần tiên. Nhiều vị vua khác của nước Pháp cũng từng đến đây thưởng ngoạn sau những ngày thiết triều mệt mỏi. Đến năm 1787, vua Louise của nước Pháp cũng đã mời tới đây danh họa Hubert Robert để ghi lại vẻ đẹp hoành tráng của cây cầu qua nét cọ và sắc màu, để lại một kiệt tác hội họa cho muôn đời sau.
Pont du Gard được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1985.
Bắn pháo hoa trên cầu Pont du Gard.
Tranh vẽ Pont du Gard của họa sĩ Hubert Robert.
Hiền Trang (TH)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét