Đi bộ vào khu vườn Glacier rộng 50 mẫu ở Alaska, người ta không khỏi ngạc nhiên khi trông vào một cảnh tượng kỳ lạ. Khi hàng chục cây độc cần và cây vân sam với ngọn cắm xuống đất trong khi bộ rễ lại treo lơ lửng trên không.
Không giống như cây Baobab trông giống như lộn ngược tự
nhiên mà ta thấy ở châu Phi, cây lộn ngược tại khu vườn Glacier là kết
quả của việc trang trí làm đẹp phong cảnh, do Steve và Cindy Bowhay –
chủ sở hữu khu vườn Glacier làm ra.
Cây lộn ngược được gọi là “Những tháp hoa” là sự kết
hợp giữa loài vân sam Sitka bản địa và cây độc cần đến từ phương tây.
Steve thu lượm những gốc cây bị chặt thành khúc khi chúng bị bật gốc
trong vụ sạt lở đất vào năm 1984. Ông lật chúng lên trồng lại, biến
chúng thành những chậu hoa tự nhiên. Ngọn cây được chôn xuống đất một
vài mét, trong khi gốc rễ trở thành một cái lẵng hoa để các loài hoa như
thu hải đường, vân anh, dã yên thảo mọc lên và đua nhau khoe sắc.
Mưa lớn cộng với bão tuyết là nguyên nhân gây ra vụ sạt
lở đất nghiêm trọng vào năm 1984. Thiên tai phá hủy gần như tất cả mọi
thứ, ngay cả những con sông chính trong khu vực đều trở nên tan hoang,
đất đai cũng bị phá hủy trần trụi. Mãi cho đến một thập kỷ sau, Cindy
Bowhay mua lại 6 mẫu đất rừng và bắt đầu quá trình cải tạo, còn Steve
thiết kế một nhà máy thủy điện để cung cấp điện cho nhà kính mới và
thiết kế thêm một bể lắng trong suốt để giảm tốc độ chảy của nước nhằm
làm chậm sự xói mòn. Hai người tiếp tục mua thêm 44,5 hecta đất và mở
rộng cảnh quan thành một khu vườn công cộng, với mục đích thu hút khách
du lịch đến thưởng thức cảnh quan nhân tạo tuyệt đẹp của mình và những
vách đá ở ngọn núi Thunder.
Trong quá trình phục hồi khu vườn, Steve vô tình làm hư
hỏng phần cảnh quan cốt lõi của khu vườn, điều này khiến ông rơi vào
tâm trạng thất vọng tột bậc nên đã sử dụng chiếc máy cẩu kéo ngã một gốc
cây lớn và ném nó lộn ngược xuống bùn. Hành động trong sự bực bội chán
chường này đã khiến ông nảy ra ý nghĩ tái chế khu vườn theo cách riêng
của mình.
Ngày nay, rải rác khắp công viên có khoảng 100 cây lộn
ngược, tất cả đều được lót bằng lưới, rêu ở phần rễ và trên đầu bộ rễ
được trồng hoa, có khoảng 75 đến 100 loài hoa được trồng luân phiên hàng
năm.
Ngắm khu vườn cây lộn ngược ở Alaska:
Tuệ Tâm
Theo Infonet
Alaska: Cây mọc ngược ở công viên Glacier
Bước vào công viên Glacier rộng 20 hecta ở Alaska bạn sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh tượng kỳ lạ. Khu vườn có hàng tá cây vân sam và cây độc cần có ngọn cắm sâu xuống đất còn gốc chĩa lên trời. Không mọc tự nhiên như cây Baobab ở châu Phi, những cây mọc lộn ngược (còn được gọi là “Flower Towers”) này là kết quả từ ý trưởng cùng sự sáng tạo của Steve và Cindy Bowhay – chủ công viên Glacier.
Ý tưởng “Flower Towers” bắt nguồn từ một rủi ro vô thưởng vô phạt. Vào một ngày nọ, Steve điều khiển và vô tình làm hỏng thiết bị trong lúc cải tạo lại dòng chảy trong khuôn viên công viên, ông trút sự bực dọc vào một gốc cây gãy khá lớn bằng cách dùng máy nhổ bật cái cây lên rồi cắm ngược phần ngọn vào trong đất bùn. Ông nhìn gốc, rể của cái cây bất chợt lóe ra ý tưởng trồng hoa trên đó.
Vụ lở đất năm 1984 đã làm đổ nhiều cây cũng như phá hủy nặng nề cảnh quan của núi Thunder. Một thập kỷ sau nhà Bowhay đã mua lại sáu mẫu đất và bắt đầu cải tạo lại. Steve đã thiết kế một nhà máy thủy điện để cung cấp điện năng cho nhà kính và những bờ bao được tạo ra để làm chậm sự xói mòn. Những cảnh quan và tầm nhìn toàn cảnh của Juneau, một khu rừng nhiệt đới với những thác nước bắt đầu xuất hiện. Họ đã mua thêm 44,5 mẫu đất nữa và mở rộng kế hoạch của họ thành một khu vườn công cộng. Steve và Cindy Bowhay đã thu nhặt những cây vân sam Sitka và cây độc cần phương Tây bị bật gốc trong vụ lở đất vào năm 1984 mang về trồng ngược ngọn cây xuống đất, sau đó phủ lưới, rong rêu và trồng các loài hoa sắc màu rực rỡ như thu hải đường, hoa vân anh, hoa tím… lên trên gốc cây. Hàng năm công viên Glacier có từ 75 đến 100 “Tháp hoa” rực rỡ sắc màu.
Ngày nay, công viên rải rác với khoảng một trăm thân cây lộn ngược, phần rễ đều được lót bằng lưới, rêu, dùng để trồng gần 75 – 100 cây hoa hàng năm. Công viên mở cửa đón khách từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
(Tham khảo Amusing Planet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét