Du lịch của xứ sở kim chi hướng đến
một xã hội phát triển chậm nhằm bảo tồn giá trị và lối sống vùng miền,
đi xe đạp, đi bộ vãn cảnh quan hòa vào cuộc sống tươi đẹp vùng thôn quê.
Khu ngập nước
Hội nghị Ramsar lần thứ 10 được tổ chức
tại Changwon, tỉnh Gyeongsangnam-do từ 28 tháng 10 đến 4 tháng 11 năm
2008, đã góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về các vùng đất ngập
nước của Hàn Quốc. Sau khi kết thúc hội nghị, nhiều lượt du khách đã và
đang tiếp tục đến các vùng đó để ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp, quan
sát thế giới đa dạng của hệ động-thực vật địa phương.
Uponeup: Vùng đất ngập nước tự nhiên 140 triệu năm tuổi
Uponeup trải dài trên 4 thị trấn ở
Changnyeong. Đây là vùng đất ngập nước tự nhiên lớn nhất Hàn Quốc với
tổng diện tích là 8,54 km2, bao gồm đầm lầy Uponeup (1,28km2), đầm lấy
Mokpo (0,53 km2), đầm lầy Sajipo (0,36 km2), đầm lầy Jiokjibeol (0,14
km2).
Diện tích vùng ngập nước hoàn toàn là
2,31 km2 – nơi chứa nước lũ hay nước nổi mùa hè– có kích thước gấp 210
lần kích thước của một sân bóng đá. Nơi đây còn lưu giữ dấu vết hóa
thạch của khủng long 140 triệu năm tuổi.
Công viên Ngập nước Junam - Bến đỗ cho chim di trú
Công viên ngập nước Junam được coi là
sinh cảnh lớn nhất Hàn Quốc dành cho chim di trú. Công viên này nằm ở
Changwon, tỉnh Gyeongsangnam-do với khoảng 10.000 đến 20.000 loài chim
di trú hàng năm. Chỉ mất một giờ đi xe từ vùng ngập nước Uponeup đến
đây, nên nhiều du khách, sau khi thăm Uponeup cũng đến khu này để ngắm
hạc lông tơ trắng và le le Baikal.
Vịnh Suncheonman – vùng ngâp nước ven biển đầu tiên trong danh sách Ramsar
Vịnh Suncheonman là một cửa sông ven
biển đầu tiên của Hàn Quốc được đưa vào danh sách Ramsar tháng 1/2006 và
được thừa nhận khắp thế giới về diện tích bảo tồn của nó. Vùng đất ngập
nước này gồm các bãi lau sậy rộng lớn và đầm lầy mênh mông.
Nổi tiếng có các bãi lau sậy là nơi ẩn
trú của các loài hạc mào lớn, vịnh Suncheonman là một kiệt tác thiên
nhiên – và các loài chim di trú khác như cò thìa mặt đen, thiên nga.
Đường thủ lộ hình chữ S là nơi có cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, và là điểm
đến quen thuộc của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Đảo Jeungdo ở Sinan-gun
Đảo Jeungdo tạo ra tầm quan trọng cho
khu vực xung quanh bởi nơi đây có bờ triền tự nhiên và ngành sản xuất
muối. Một minh chứng cho truyền thống làm muối của khu vực này là Trại
muối Taepyeong, trải dài trên 4,62 km2, được coi là một tài sản văn hóa
hiện đại.
Trên đảo Jeungdo có một bảo tàng muối
được đặt trong tòa nhà trước kia đã từng là kho muối. Khi thủy triều
xuống thấp sẽ để lộ một bờ triền rộng, khi thủy triều lên, từ cầu
Jjangttunggeodari, ta có thể ngắm cảnh mặt trời lặn và mặt trời lặn. Hòn
đảo cũng nổi tiếng có các loài cá hồi, sò và nhiều loài cá khác chỉ
phát triển phong phú trong vùng nước sạch ở bãi biển Ujeon.
Đảo Cheongsando ở Wando-gu
Nằm cách 19,2km về phía Nam quận Wando,
đảo Cheongsando nổi tiếng với bầu trời trong xanh, biển màu ngọc lục bảo
và núi rừng xanh biếc. Vào mùa xuân, hoa cải dầu vàng tạo ra khung cảnh
hài hòa nổi bật giữa nền màu xanh của những cánh đồng lúa mạch. Được
coi là một phần của Vườn Quốc gia Biển Dadohae, đảo là một khu vực sạch
sẽ không ô nhiễm và cũng là địa điểm được quay làm bối cảnh phim “Điệu
van mùa xuân”.
Ayang-myeon ở Hadong
Khu vực Ayang-myeon được bao quanh bởi
dãy núi Jirisan ở phía Đông, phía Tây và phía Bắc, và dòng sông
Seomjingang ở phía Nam với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Các cánh đồng
vàng rực bên dãy núi Jirisan thật độc đáo và đáng tham quan.
Nếu muốn thưởng thức trà xanh thiên
nhiên, đặc sản của Hadong thì du khách có thể tham quan bảo tàng văn hóa
trà Maeam – một bảo tàng khiêm tốn và ấm cúng, đầy ắp những câu chuyện
làm êm dịu và thư giãn cho du khách.
Thành phố chậm
Cittaslow có nghĩa là “thành phố chậm”
trong tiếng Ý, xuất hiện năm 1999 tại Orvieto, Italy, như một cuộc vận
động bảo tồn văn hóa độc đáo của một vùng phát triển chậm lại – nơi
người dân chia sẻ cuộc sống chất lượng hơn. Tổ chức quốc tế Thành phố
Chậm (Cittaslow) thừa nhận 8 khu vực sau đây của Hàn Quốc là thành phố
chậm để ghi nhận nỗ lực bảo vệ lối sống truyền thống và khiêm nhường
trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng bởi xu thế toàn cầu hóa và đô thị
hóa.
Theo: Xaluan.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét