Trong
nền văn hóa, nghệ thuật Hàn Quốc, chiếc mặt nạ đóng một vai trò vô
cùng quan trọng. Lễ hội quan trọng nhất trong năm, chỉ sau ngày đầu năm
mới là lễ hội múa mặt nạ, diễn ra ở làng Hahoe, tỉnh Andong.
Lễ
hội múa mặt nạ ở tỉnh Andong là một sự kiện thường niên được toàn thể
người dân xứ Hàn cũng như du khách quốc tế mong chờ. Chỉ từ ý tưởng tổ
chức hai ngày lễ hội tôn vinh văn hóa Hàn Quốc vào năm 1997, lễ hội đã
ngày càng thu hút đông đảo du khách và trở thành một hoạt động rầm rộ,
kéo dài tới 10 ngày vào từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
Ở
các tỉnh thành khác tại Hàn Quốc, mặt nạ được sử dụng một lần rồi sau
đó bị đốt cháy. Nhưng riêng ở Andong, mặt nạ là một báu vật và được cất
giữ đời này sang đời khác bởi người dân Andong tin rằng nó mang lại
những phép màu. Người biểu diễn có thể thay đổi mặt nạ thường xuyên để
thể hiện cảm xúc vui, buồn của mình. Những chiếc mặt nạ trong điệu múa
có tác dụng xua đuổi những linh hồn xấu và mang lại điều may mắn.
Có
11 loại mặt nạ truyền thống ở Andong: Yangban: quý tộc, Sonbi: học
giả, Chung: nhà sư, Paekchong (người bán thịt) là những mặt nạ có thể
cử động được khớp hàm, để thể hiện cảm xúc. Ngoài ra còn có Kakshi: cô
dâu, Pune: thiếu nữ thích tán tỉnh, Halmi: bà lão, Choreangi: người láu
táu, Imae: kẻ ngốc và hai mặt nạ sư tử.
Sư tử.
Màn
biểu diễn đặc sắc nhất trong lễ hội là màn múa mặt nạ, trong đó các vũ
công đeo mặt nạ những nhân vật truyền thống của Hàn Quốc và múa hát
sôi động bên dòng sông Nakdong, gần dãy núi xanh thanh bình.
Ngoài
biểu diễn múa mặt nạ, du khách còn được chiêm ngưỡng màn múa giao lưu
của nhiều quốc gia trên thế giới như: Thái Lan, Indonesia… Những bạn
trẻ yêu thích tìm hiểu nghệ thuật làm mặt nạ cũng có thể tham gia vào
những buổi dạy vẽ mặt nạ truyền thống hoàn toàn miễn phí.
Theo Xzone
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét