Tôi đến Nam Phi lần thứ hai nhưng vẫn không giấu được cảm xúc bồi hồi lẫn tâm trạng nôn nao đến kỳ lạ!
Lần đặt chân đầu tiên cách nay 3
năm, ngay đúng thời điểm cả xứ sở cầu vồng hừng hực khí thế chuẩn bị cho
bữa đại tiệc bóng đá toàn cầu World Cup 2010. Lần đến này, Nam Phi yên
ắng hơn nhưng vẫn đủ sức lôi cuốn lữ khách phương xa với những khu rừng
thiên nhiên hoang dã được bảo tồn tuyệt đối, những địa danh được công
nhận là di sản cùng những khu mỏ khai thác vàng, kim cương đầy bí ẩn…
Truy tìm 5 “ông lớn”
Người ta thường nói: Đến Nam Phi phải tận mắt chiêm ngưỡng “5 ông lớn” của rừng châu Phi: sư tử, voi, tê giác, báo hoa, trâu nước... Để thỏa mãn máu khám phá, chúng tôi tự nguyện ký tên vào sổ chấp nhận chuyến phiêu lưu và tự bảo hiểm bản thân để tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Nam Phi Pilanesberg. Đồng hành cùng chúng tôi là chàng “Tarzan” Isreal Molefe, chưa đầy 30 tuổi đã có 7 năm “chinh chiến” trong khu bảo tồn. Với tay lái “lụa” trên chiếc xe đặc chủng, kềnh càng, loại dành để đi rừng, Molefe bon bon lả lướt trên đường. Vừa lên xe, Molefe đã hồ hởi giới thiệu những thông tin hấp dẫn về khu bảo tồn: Rộng trên 572 km², tọa lạc trên vết tích của núi lửa đã phun trào cách đây 1.200 triệu năm, Pilanesberg là nơi trú ngụ của hơn 6.000 con thú cùng hàng ngàn loại cây trên khắp thế giới. Nào, mọi người hãy tận hưởng cảm giác phiêu lưu giữa rừng già với đời sống hoang dã của những loài động vật châu Phi nổi tiếng thế giới như hươu cao cổ, tê giác, hà mã, ngựa vằn, bò rừng, sơn dương, sư tử, tê giác, bầy linh dương...
Trong khi chúng tôi cố gắng “căng da mắt” để... săn lùng thú thì Molefe bất ngờ thắng gấp: Nhìn kìa, những đàn ngựa vằn bên tay trái! 5 phút cho cả đoàn chụp ảnh, Molefe lại tiếp tục lên đường. Chỉ một đoạn ngắn, anh lại hào hứng: Tê giác, hà mã châu Phi trên đồi phía bên phải các bạn đấy! Cả đoàn reo lên đầy phấn khích. Molefe lập tức quay ngoắt lại nhắc nhở: Các bạn phải kìm hãm cảm xúc của mình, phải giữ yên lặng vì đây là nơi sinh sống của thú hoang dã, đừng làm chúng sợ! Dù đã no mắt với hà mã, tê giác trong các thảo cầm viên nhưng cảm giác chiêm ngưỡng thú hoang dã thật thú vị biết bao!
Càng vô rừng, càng lạnh tê người nhưng chúng tôi vẫn “căng da người”
để tận hưởng cảm giác trải nghiệm tại rừng châu Phi. Có lẽ đoàn chúng
tôi toàn những người “đạo đức tốt” nên buổi chiều ấy, chúng tôi no mắt
với linh dương gnou, dê rừng impala, sư tử… Quả là một bức tranh thiên
nhiên bình yên dù ẩn bên trong đó là những hiểm nguy đang chờ đợi, rình
rập theo đúng nguyên lý sinh tồn đời thường: Kẻ mạnh luôn ăn thịt kẻ
yếu…
Đến núi Bàn, nhớ Hạ Long
Được ví như viên ngọc xanh giữa lục địa đen, Cape Town mỗi năm thu hút hơn 5 triệu du khách quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng. Cape Town tự hào với núi Bàn - biểu tượng của Nam Phi, như bức tượng khổng lồ sừng sững giữa đất trời. Đẹp đẽ, kiêu hãnh là thế, chẳng trách nó được chọn làm hình ảnh đặc trưng cho lá cờ và phù hiệu khác của thành phố.
Đây là tảng đá đen khổng lồ, mặt phẳng như cái bàn; cao trên 1.086 m, rộng hơn 3 km, là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ của châu Phi; 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, vương quốc của 1.470 loài hoa nhỏ nhất trên trái đất. Khi mây che phủ trông giống như chiếc khăn trắng muốt trải lên mặt bàn. Để chinh phục núi Bàn, chúng tôi phải xoay 360o trong cáp treo hiện đại nhất thế giới. Cũng ở vị trí này, cách đây 3 năm, tôi đã cùng đoàn Việt Nam kêu gọi các du khách đi cùng cáp treo bình chọn cho vịnh Hạ Long cùng với núi Bàn là “Di sản Thiên nhiên thế giới” năm 2011. Lần trở lại này, lòng tôi không ít xốn xang khi được biết cùng với Hạ Long, núi Bàn cũng đã “thắng cử” trong cuộc bình chọn đó.
Sinh nhật tại Hảo Vọng
Chúng tôi đặt chân đến mũi Hảo Vọng - nơi giao thoa giữa 2 dòng hải lưu trái ngược nhau: dòng nước lạnh từ Đại Tây Dương đổ xuống và dòng nước ấm từ Ấn Độ Dương tràn qua. Đây là nơi đầu sóng ngọn gió khiến việc đi qua mũi Hảo Vọng cực kỳ khó khăn cho thủy thủ khi thường xuyên xảy ra các vụ đắm tàu. Chính vì thế, ngọn hải đăng Agulhas được xây từ năm 1840 sừng sững trên đỉnh cao nhất của Cape Point để dẫn đường cho các con tàu. Từ năm 1968, nó đã chấm dứt nhiệm vụ của mình và trở thành di sản quốc gia, một bảo tàng cho khách tham quan.
Lưu lại hình ảnh trước tấm bảng gỗ khắc dòng chữ “Mũi Hảo Vọng, điểm cực Tây Nam của lục địa Phi châu. Vĩ độ 34o 21’25’’ Nam và kinh độ 18o 28’ 26’’ Đông” không chỉ là ước mơ của tôi mà của bao du khách trên khắp hành tinh. Đây là 1 trong 2 nơi nổi tiếng thế giới: mũi thứ hai là Cape Horn ở Patagonia, Nam Mỹ, điểm giao tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Dù khu vực này gió bất tận, sóng bạc đầu nhưng không bao giờ ngớt
cảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” của lữ khách phương xa. Gần
đây, nhiều cặp “thanh mai trúc mã” có xu hướng tổ chức đám cưới ngay tại
địa danh hấp dẫn này. Còn chúng tôi hôm nay cũng chẳng kém gì khi cùng
khui rượu champagne và reo hò hát vang ca khúc Happy Birthday chúc mừng
sinh nhật một thành viên trong đoàn, nhà báo Cao Minh Hiển - Báo Thanh
Niên, trong niềm hạnh phúc bất tận lẫn niềm tự hào đầy… tự kỷ: Chắc hẳn
đây là sinh nhật của một người Việt đầu tiên tổ chức tại mũi Hảo Vọng!
Thật ra, mũi Hảo Vọng chỉ là một mỏm đá thấp nhô ra biển và là điểm
tận cùng phía Tây Nam của châu Phi thôi. Còn mũi Cape Point cách đó 1 km
lại khác hẳn, địa thế cao, phong cảnh đẹp, mũi đá nhọn dài nhô ra biển.
Chúng tôi đã leo lên 2 ngọn hải đăng Cape Point: một hải đăng cũ nằm
trên cao nhưng thường bị mây mù che kín tầm nhìn nên một ngọn hải đăng
mới được xây dựng ở thấp hơn, sát mực nước biển và có khả năng chiếu xa
63 km. Trên đó là công viên quốc gia hoang dã, đồi núi lởm chởm, phong
cảnh tuyệt đẹp, chưa bị bàn tay con người tàn phá và hầu như ít biến đổi
trong 500 năm qua, kể từ khi người châu Âu bắt đầu đặt chân đến.
Sống cùng truyền thuyết con tàu ma
Tại sao mũi Hảo Vọng lại nổi tiếng đến thế? Những huyền thoại cùng truyền thuyết xung quanh địa danh này cũng hấp dẫn du khách không kém. Năm 1486, nhà hàng hải nổi tiếng Bồ Đào Nha Batorluomei Bird Diast vâng lệnh vua Juan II thống lĩnh một đoàn thuyền xuất phát từ Lisbon đi dọc bờ biển phía Tây châu Phi với ý định khám phá một con đường mới thông với đất vàng Ấn Độ.
Khi đoàn thuyền đến vùng giáp Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và mặt Nam của đại lục châu Phi thì gió bão gào thét điên cuồng. Đoàn thuyền lắc lư chao đảo tưởng chừng như bị nhấn chìm xuống đại dương. Lúc này, một đợt sóng khác đẩy đoàn thuyền đến mũi đất vô danh, nhờ vậy mới tránh được tử thần. Đoàn thủy thủ hoàn hồn trấn tĩnh, chúc mừng nhau và đặt cho mũi đất này là mũi Bão Tố. Tuy thoát chết nhưng họ vẫn còn sợ hãi. Men theo đường cũ trở về Bồ Đào Nha, họ kể lại sự nguy hiểm của mũi Bão Tố cho quốc vương nghe. Vua Bồ Đào Nha quyết định đổi tên mũi Bão Tố thành mũi Hảo Vọng với hy vọng sẽ đem đến nhiều may mắn cho tàu thuyền qua lại.
Năm 1497, một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha khác là Da Gama dẫn một đoàn
vòng qua được mũi Hảo Vọng thành công, đi vào Ấn Độ Dương và đến Calicut
bên bờ Nam Ấn Độ Dương. Sau đó, họ mang về nhiều thứ quý giá như vàng,
hương liệu tơ lụa từ Ấn Độ về Bồ Đào Nha. Việc phát hiện ra con đường
mới vòng qua mũi Hảo vọng không chỉ mở rộng được tầm nhìn địa lý của
người châu Âu mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với nền chính trị, kinh
tế, văn hóa của họ.
Mũi Hảo Vọng còn là quê hương của truyền thuyết con tàu “Người Hà Lan bay”. Vào thế kỷ XVII, một vị thuyền trưởng tài ba người Hà Lan Van der Decken cùng thủy thủ đoàn đang đưa con tàu trở về quê hương sau chuyến viễn dương thuận lợi. Đang mải suy nghĩ về đề nghị xây một trạm dừng chân tại mũi Hảo Vọng với Công ty Đông Ấn - đơn vị chủ quản của con tàu - ông không để ý mây đen đã kéo đến đầy trời và con tàu đang lao thẳng về phía một cơn bão hung tợn. Toàn bộ thủy thủ đoàn cùng con thuyền đã bị cơn bão nuốt chửng, không để lại bất cứ một dấu vết gì trên biển. Trước khi bị những cơn sóng khổng lồ xé tan tàu ra từng mảnh và vùi xuống đại dương, nhận ra cái chết đang đến rất gần, thuyền trưởng Van der Decken đã hét lên điên dại với lời nguyền sẽ đi quanh vùng biển này cho tới ngày tận thế!
Truyền thuyết hấp dẫn này đã được các nhà làm phim khai thác nhiều lần và gần đây nhất là trong loạt phim Cướp biển Caribe với những bộ xương di động đang cần mẫn làm việc, hình ảnh con tàu ma với người thuyền trưởng mang khuôn mặt của kẻ tuẫn nạn... lại càng làm cho mũi Hảo Vọng thêm cuốn hút khách lữ hành. Chính vì thế, mỗi năm hơn 5 triệu lượt du khách đã đến mũi Hảo Vọng. Hiện nay, đây vẫn là một tuyến đường biển nhộn nhịp vì chỉ những tàu cỡ vừa mới qua được kênh đào Suez, các tàu lớn vẫn phải vòng qua đây.
Thật thú vị khi được biết mũi Hảo Vọng lần thứ ba liên tiếp đứng đầu danh sách bình chọn điểm đến tuyệt diệu nhất thế giới của một trang tin điện tử tầm cỡ nhất trong lĩnh vực du lịch thế giới. Vì thế, mỗi ngày có hàng ngàn du khách tìm đến để ghi tên mình vào vách đá, chụp ảnh kỷ niệm, hít thở không khí trong lành mặn mùi gió biển và phóng tầm mắt ra xa dõi theo những con tàu viễn dương đang vượt qua ranh giới giữa 2 đại dương.
Chúng tôi cũng thế, không thể không đến đây trong hành trình khám phá Nam Phi. Tôi chợt nghe văng vẳng bên tai lời hát về điểm đến hấp dẫn này:
Người ta thường nói: Đến Nam Phi phải tận mắt chiêm ngưỡng “5 ông lớn” của rừng châu Phi: sư tử, voi, tê giác, báo hoa, trâu nước... Để thỏa mãn máu khám phá, chúng tôi tự nguyện ký tên vào sổ chấp nhận chuyến phiêu lưu và tự bảo hiểm bản thân để tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Nam Phi Pilanesberg. Đồng hành cùng chúng tôi là chàng “Tarzan” Isreal Molefe, chưa đầy 30 tuổi đã có 7 năm “chinh chiến” trong khu bảo tồn. Với tay lái “lụa” trên chiếc xe đặc chủng, kềnh càng, loại dành để đi rừng, Molefe bon bon lả lướt trên đường. Vừa lên xe, Molefe đã hồ hởi giới thiệu những thông tin hấp dẫn về khu bảo tồn: Rộng trên 572 km², tọa lạc trên vết tích của núi lửa đã phun trào cách đây 1.200 triệu năm, Pilanesberg là nơi trú ngụ của hơn 6.000 con thú cùng hàng ngàn loại cây trên khắp thế giới. Nào, mọi người hãy tận hưởng cảm giác phiêu lưu giữa rừng già với đời sống hoang dã của những loài động vật châu Phi nổi tiếng thế giới như hươu cao cổ, tê giác, hà mã, ngựa vằn, bò rừng, sơn dương, sư tử, tê giác, bầy linh dương...
Trong khi chúng tôi cố gắng “căng da mắt” để... săn lùng thú thì Molefe bất ngờ thắng gấp: Nhìn kìa, những đàn ngựa vằn bên tay trái! 5 phút cho cả đoàn chụp ảnh, Molefe lại tiếp tục lên đường. Chỉ một đoạn ngắn, anh lại hào hứng: Tê giác, hà mã châu Phi trên đồi phía bên phải các bạn đấy! Cả đoàn reo lên đầy phấn khích. Molefe lập tức quay ngoắt lại nhắc nhở: Các bạn phải kìm hãm cảm xúc của mình, phải giữ yên lặng vì đây là nơi sinh sống của thú hoang dã, đừng làm chúng sợ! Dù đã no mắt với hà mã, tê giác trong các thảo cầm viên nhưng cảm giác chiêm ngưỡng thú hoang dã thật thú vị biết bao!
Đến núi Bàn, nhớ Hạ Long
Được ví như viên ngọc xanh giữa lục địa đen, Cape Town mỗi năm thu hút hơn 5 triệu du khách quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng. Cape Town tự hào với núi Bàn - biểu tượng của Nam Phi, như bức tượng khổng lồ sừng sững giữa đất trời. Đẹp đẽ, kiêu hãnh là thế, chẳng trách nó được chọn làm hình ảnh đặc trưng cho lá cờ và phù hiệu khác của thành phố.
Đây là tảng đá đen khổng lồ, mặt phẳng như cái bàn; cao trên 1.086 m, rộng hơn 3 km, là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ của châu Phi; 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, vương quốc của 1.470 loài hoa nhỏ nhất trên trái đất. Khi mây che phủ trông giống như chiếc khăn trắng muốt trải lên mặt bàn. Để chinh phục núi Bàn, chúng tôi phải xoay 360o trong cáp treo hiện đại nhất thế giới. Cũng ở vị trí này, cách đây 3 năm, tôi đã cùng đoàn Việt Nam kêu gọi các du khách đi cùng cáp treo bình chọn cho vịnh Hạ Long cùng với núi Bàn là “Di sản Thiên nhiên thế giới” năm 2011. Lần trở lại này, lòng tôi không ít xốn xang khi được biết cùng với Hạ Long, núi Bàn cũng đã “thắng cử” trong cuộc bình chọn đó.
Sinh nhật tại Hảo Vọng
Chúng tôi đặt chân đến mũi Hảo Vọng - nơi giao thoa giữa 2 dòng hải lưu trái ngược nhau: dòng nước lạnh từ Đại Tây Dương đổ xuống và dòng nước ấm từ Ấn Độ Dương tràn qua. Đây là nơi đầu sóng ngọn gió khiến việc đi qua mũi Hảo Vọng cực kỳ khó khăn cho thủy thủ khi thường xuyên xảy ra các vụ đắm tàu. Chính vì thế, ngọn hải đăng Agulhas được xây từ năm 1840 sừng sững trên đỉnh cao nhất của Cape Point để dẫn đường cho các con tàu. Từ năm 1968, nó đã chấm dứt nhiệm vụ của mình và trở thành di sản quốc gia, một bảo tàng cho khách tham quan.
Lưu lại hình ảnh trước tấm bảng gỗ khắc dòng chữ “Mũi Hảo Vọng, điểm cực Tây Nam của lục địa Phi châu. Vĩ độ 34o 21’25’’ Nam và kinh độ 18o 28’ 26’’ Đông” không chỉ là ước mơ của tôi mà của bao du khách trên khắp hành tinh. Đây là 1 trong 2 nơi nổi tiếng thế giới: mũi thứ hai là Cape Horn ở Patagonia, Nam Mỹ, điểm giao tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Sống cùng truyền thuyết con tàu ma
Tại sao mũi Hảo Vọng lại nổi tiếng đến thế? Những huyền thoại cùng truyền thuyết xung quanh địa danh này cũng hấp dẫn du khách không kém. Năm 1486, nhà hàng hải nổi tiếng Bồ Đào Nha Batorluomei Bird Diast vâng lệnh vua Juan II thống lĩnh một đoàn thuyền xuất phát từ Lisbon đi dọc bờ biển phía Tây châu Phi với ý định khám phá một con đường mới thông với đất vàng Ấn Độ.
Khi đoàn thuyền đến vùng giáp Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và mặt Nam của đại lục châu Phi thì gió bão gào thét điên cuồng. Đoàn thuyền lắc lư chao đảo tưởng chừng như bị nhấn chìm xuống đại dương. Lúc này, một đợt sóng khác đẩy đoàn thuyền đến mũi đất vô danh, nhờ vậy mới tránh được tử thần. Đoàn thủy thủ hoàn hồn trấn tĩnh, chúc mừng nhau và đặt cho mũi đất này là mũi Bão Tố. Tuy thoát chết nhưng họ vẫn còn sợ hãi. Men theo đường cũ trở về Bồ Đào Nha, họ kể lại sự nguy hiểm của mũi Bão Tố cho quốc vương nghe. Vua Bồ Đào Nha quyết định đổi tên mũi Bão Tố thành mũi Hảo Vọng với hy vọng sẽ đem đến nhiều may mắn cho tàu thuyền qua lại.
Mũi Hảo Vọng còn là quê hương của truyền thuyết con tàu “Người Hà Lan bay”. Vào thế kỷ XVII, một vị thuyền trưởng tài ba người Hà Lan Van der Decken cùng thủy thủ đoàn đang đưa con tàu trở về quê hương sau chuyến viễn dương thuận lợi. Đang mải suy nghĩ về đề nghị xây một trạm dừng chân tại mũi Hảo Vọng với Công ty Đông Ấn - đơn vị chủ quản của con tàu - ông không để ý mây đen đã kéo đến đầy trời và con tàu đang lao thẳng về phía một cơn bão hung tợn. Toàn bộ thủy thủ đoàn cùng con thuyền đã bị cơn bão nuốt chửng, không để lại bất cứ một dấu vết gì trên biển. Trước khi bị những cơn sóng khổng lồ xé tan tàu ra từng mảnh và vùi xuống đại dương, nhận ra cái chết đang đến rất gần, thuyền trưởng Van der Decken đã hét lên điên dại với lời nguyền sẽ đi quanh vùng biển này cho tới ngày tận thế!
Truyền thuyết hấp dẫn này đã được các nhà làm phim khai thác nhiều lần và gần đây nhất là trong loạt phim Cướp biển Caribe với những bộ xương di động đang cần mẫn làm việc, hình ảnh con tàu ma với người thuyền trưởng mang khuôn mặt của kẻ tuẫn nạn... lại càng làm cho mũi Hảo Vọng thêm cuốn hút khách lữ hành. Chính vì thế, mỗi năm hơn 5 triệu lượt du khách đã đến mũi Hảo Vọng. Hiện nay, đây vẫn là một tuyến đường biển nhộn nhịp vì chỉ những tàu cỡ vừa mới qua được kênh đào Suez, các tàu lớn vẫn phải vòng qua đây.
Thật thú vị khi được biết mũi Hảo Vọng lần thứ ba liên tiếp đứng đầu danh sách bình chọn điểm đến tuyệt diệu nhất thế giới của một trang tin điện tử tầm cỡ nhất trong lĩnh vực du lịch thế giới. Vì thế, mỗi ngày có hàng ngàn du khách tìm đến để ghi tên mình vào vách đá, chụp ảnh kỷ niệm, hít thở không khí trong lành mặn mùi gió biển và phóng tầm mắt ra xa dõi theo những con tàu viễn dương đang vượt qua ranh giới giữa 2 đại dương.
Chúng tôi cũng thế, không thể không đến đây trong hành trình khám phá Nam Phi. Tôi chợt nghe văng vẳng bên tai lời hát về điểm đến hấp dẫn này:
Giờ tôi đang đi về đâu
Trên con tàu lạc lối
Nuốt chửng tiếng thét gào
Mất hút nơi biển nát
Mũi Bão Tố
Vang vọng nỗi đau
Con tàu ma vẩn vơ nơi xa
Không có các vì sao đưa đường dẫn lối
Và kho báu này trở thành vô nghĩa
Phải chăng đây sẽ là định mệnh của ta?...
XUÂN HÒA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét