(Dân trí) - Ở ngoại ô thành phố Sucre, Bolivia, công nhân của một nhà máy xi măng trong quá trình mở rộng việc khai thác mỏ đá đã phát hiện một bức tường đá lớn 300 feet dựng đứng với dấu vết của hàng ngàn dấu chân khủng long.
Trên
phiến đá đồ sộ với chiều dài khoảng 1200m và cao đến 800m, khoảng 5000
dấu chân khủng long với 462 vết chân đơn được cho là xuất hiện trong nửa
cuối của kỷ Creta hay còn gọi là kỷ Phấn trắng (trong niên đại địa
chất, kỷ Creta xuất hiện từ khoảng 145,5-149,5 triệu năm trước).
Theo
các nhà nghiên cứu, trước đây, vị trí này từng là bờ của một hồ nước,
nơi thu hút số lượng rất lớn các loài khủng long ăn thực vật và ăn thịt
tụ họp. Trong thời tiết ấm áp và có độ ẩm cao, khủng long di chuyển trên
các bờ biển nhẵn mịn, sau đó để lại các dấu chân và trở nên cứng lại
vào thời kì hạn hán kế tiếp.
Vết tích hàng ngàn dấu chân khủng long in trên bức tường đá lớn
Theo chu kì lại tiếp tục xuất hiện thời tiết ẩm ướt của tự nhiên, tạo điều kiện làm gắn chặt các vết tích đó dưới lớp bùn và trầm tích. Chu kì ẩm ướt-hạn hán liên tục lặp đi lặp lại như thế, nối tiếp nhau và trong 7 lần diễn biến như vậy tạo ra những dấu vết cứng chặt và hằn rõ hơn. Những va chạm và biến động kiến tạo vào các giai đoạn sau đẩy mặt phẳng thành những góc cạnh cho ra đời một bức tường đá độc đáo, kỳ vĩ như ngày nay.
Dấu
vết khủng long được một người thợ mỏ phát hiện lần đầu tiên ở Cal Orcko
vào năm 1985 nhưng tận đến những năm 1994-1998, nhà khảo cổ học Thụy Sĩ
Christian Meyer qua quá trình khám phá và nghiên cứu mới xác định, ghi
nhận được tầm quan trọng cho phát hiện mới mẻ này.
Theo
ông Christian Meyer, việc phát hiện này là một đóng góp to lớn cho khoa
học và toàn nhân loại, khám phá ra những cứ liệu chưa từng được khai
quật, đồng thời “chứng minh xác đáng cho sự đa dạng của loài khủng long,
rõ ràng hơn bất kì địa điểm khác trên thế giới”.
Nghiên cứu về những vết tích còn sót lại này cũng cung cấp thêm những bằng chứng và dữ liệu về các hành vi xã hội của khủng long. Ví dụ như, người ta quan sát thấy hai hàng vết chân lớn và ở giữa là những dấu chân nhỏ, minh chứng rằng những con khủng long con đã được chăm sóc, phát triển và bảo vệ bởi bố mẹ chúng. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, vết tích kỳ lạ và ngoạn mục nhất là một vệt chân kéo dài 347 mét thuộc về một khủng long con Tyrannosarus Rex với biệt danh hài hước là “Johnny Walker”.
Để
bảo vệ và bảo tồn địa danh này, vườn quốc gia Cretaceous được mở cửa
hoạt động năm 2006 để lưu giữ các di vật về dấu vết khủng long còn sót
lại tại một số nơi.
Vũ Tươi
Theo Amusing Planet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét