Đây được coi là "nơi an nghỉ" cho những chiếc tàu hỏa bị bỏ hoang, giờ trở nên cũ kỹ, gỉ sét...
Ngắm nhìn những chiếc tàu hỏa cũ kỹ, gỉ sét bị bỏ hoang nhưng vẫn tiếp tục tồn tại với thời gian bất chấp điều kiện khắc nghiệt…
1. Nghĩa trang tàu hỏa ở Bỉ
Được
xây dựng ở Bỉ, nơi đây ban đầu được coi là thiên đường của những đầu
tàu xe lửa. Công ty đường sắt quốc gia đã tập hợp, tích lũy hàng trăm
đầu tàu với kế hoạch xây dựng một viện bảo tàng riêng cho chúng.
Thế
nhưng, đấy lại không phải là kế hoạch của chính quyền thành phố, họ đã
lựa chọn xây dựng một bãi đậu xe thay vì một viện bảo tàng và các đầu
máy đã bị bỏ hoang từ lúc đấy.
Hệ
thống nội thất của những chiếc xe lửa này từng được đánh giá là vô cùng
sang trọng và thoải mái đối với khách hàng thì giờ đây đã trở thành
đống phế liệu đầy bụi bẩn. Không ai có thể nhận ra đây đã từng là thiên
đường như tên gọi của chúng.
2. Nghĩa địa tàu hỏa ở Uyuni, Bolivia
Cách
thị trấn Uyuni ở Bolivia khoảng 3km là nơi tập hợp của rất nhiều đầu
máy xe lửa khổng lồ đã han gỉ. Đây từng là ga xe lửa lớn nhất Bolivia
nhưng giờ đây đã trở thành một khu phế liệu.
Được
xây dựng vào cuối thế kỷ XIX bởi các kỹ sư Anh sống ở Uyuni, những
người lãnh đạo tin rằng, họ sẽ tạo ra được một hệ thống giao thông mạnh
mẽ giúp phát triển quốc gia. Sự thật là những chuyến tàu đã giúp ích rất
nhiều cho việc vận chuyển khoáng sản trong và ngoài nước.
Tuy
nhiên, người dân bản địa ở đây lại xem tàu hỏa là một sự xâm nhập và
thường xuyên phá hoại chúng. Sau đó, khi các khoáng chất đã hết và nền
công nghiệp khai thác khoáng sản sụp đổ vào năm 1940, đoàn tàu trở nên
vô dụng và bị bỏ mặc cho thời gian tàn phá.
3. Ga Winslow Junction, New Jersey, Hoa Kỳ
Nhìn
vào những bức ảnh này, ít ai có thể tin rằng, đây từng là một trong các
mối nối đường sắt tấp nập nhất trên bờ biển phía Đông nước Mỹ.
Bên
cạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật khiến con người sử dụng các
phương tiện khác nhiều hơn thì những vụ tai nạn tàu thảm khốc ở nơi này
là một trong những nguyên nhân biến Winslow Junction thành nghĩa địa tàu
hỏa.
Vào
khoảng 11h30, ngày 02/7/1922, do sự bất cẩn của nhân viên điều chỉnh
đường ray, đoàn tàu mang số hiệu No33 Owl đã bị trật bánh, gây ra cái
chết của các kỹ sư, lính cứu hỏa, 5 nhân viên và hơn 84 hành khách khác.
Vụ tai nạn đã buộc nơi này phải đóng cửa đến tận bây giờ.
4. Ga Yanov, Pripyat, Ukraine
Phần
lớn các ga tàu trở thành nghĩa địa đều vì các lý do như hỏng hóc, tai
nạn hay hết giá trị sử dụng, nhưng ga Yanov lại là ga xe lửa duy nhất bị
bỏ hoang vì một thảm họa hạt nhân - thảm họa Chernobyl năm 1986.
Các
toa xe gỉ sét, mảnh vỡ kim loại là những gì còn sót lại của ga Yanov -
nơi đã từng vô cùng nhộn nhịp và tấp nập khi chào đón hành khách từ Liên
Xô cũ về làm việc tại nhà máy điện hạt nhân. Và cũng chính nơi này,
ngay trước khi bị bỏ rơi, đã cứu giúp hàng ngàn người sơ tán sau vụ nổ
kinh hoàng.
Ngày
nay, do lo sợ những hậu quả của vụ nổ phóng xạ, không ai có thể tiếp
cận nơi đây trừ khi có giấy phép đặc biệt. Tuy nhiên, những gì họ tìm
thấy chỉ là những đầu máy gỉ sét và sắp sụp đổ.
5. Ga Bang Sue, Bangkok, Thái Lan
Vào thời điểm đầu và giữa thế kỷ XX, nhà ga Bang Sue, Thái Lan là nhà ga đông đúc và nhộn nhịp nhất quốc gia này.
Năm
1909, các nhà sản xuất xe lửa Henschel, Đức là những người đầu tiên
cung cấp đường sắt nhà nước Hoàng gia Siam và tiếp tục để gửi xe lửa đến
Thái Lan cho đến tận thập niên 1980.
Mặc
dù mạng lưới đường sắt này hàng năm vẫn chuyên chở tới 50 triệu lượt
khách, nhưng điều này vẫn không giúp nó thoát khỏi số phận là một trong
những ngành khó sinh lời.
Cũng
vì thế mà dưới tác động của thời tiết, hệ thống đường sắt và các toa
tàu ở đây càng ngày càng trở nên cũ kỹ, hỏng hóc, đến mức bị bỏ hoang và
dần trở thành nghĩa địa.
6. Bảo tàng đường sắt, Cincinnati, Hoa Kỳ
Mặc
dù đã bị gỉ sét nhiều năm và không còn được sử dụng nhưng những đầu tàu
tại Bảo tàng Đường sắt Greater Cincinnati vẫn đang được các du khách
chú ý.
Được
thành lập vào năm 1975, đây là bảo tàng có bộ sưu tập xe lửa rất lớn,
được thu gom từ 7 tuyến đường sắt lớn nhất cả nước để tụ tập về đây.
Tuy
nhiên, để làm được điều này, những người quản lý đầu tiên đã tốn rất
nhiều công sức. Khi xe lửa bị hỏng hóc và bỏ lại, chúng gây hại rất lớn
đến môi trường.
Nhiên
liệu, dầu bôi trơn có thể bị thẩm thấu vào đất; bụi than sẽ phân tán
vào không khí gây hại cho sức khỏe của khách tham quan. Vì vậy, để có
thể lưu giữ và bảo vệ một số lượng lớn đầu tàu này, họ đã phải bỏ ra rất
nhiều chi phí để làm sạch và bảo dưỡng chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét