Bạn tôi sống ở London, khi biết
tôi chuẩn bị đi Edinburgh đã bảo, “em sẽ làm gì những ba ngày ở đó?”
Nhưng người ta quả tình không ngoa khi nói rằng Edinburgh là một trong
những thành phố đáng ghé thăm nhất châu Âu.
Mùi vị đầu tiên của Edinburgh
Hai mẹ con bà Mariam trên chuyến tàu đi Edinburgh. Ảnh: Tám Ích
Tôi đã trải qua một hành trình hơn bốn
tiếng trên tàu từ London tới Edinburgh. Đi bộ lướt qua mấy khoang hạng
nhất, lên phía đầu tàu, những khách mua vé giờ chót như chúng tôi phải
kéo theo đám vali len lỏi tìm cho mình một chiếc ghế chưa đính thẻ đặt
chỗ. Có quá nhiều chỗ đặt trước tới khi chạy nửa quãng đường vẫn chưa có
ai yên vị, và cũng có không ít người chọn cách quàng túi qua người rồi
ngồi bệt xuống sàn tàu. Với chiếc vali quá khổ, tôi chật vật đi qua hàng
trăm cái chân hoặc đầu gối đang chìa ra, cuối cùng hai bà già người
Giordani tranh giúp tôi chiếc ghế bên cạnh.
Hai mẹ con bà Mariam tầm 70 và 50 tuổi, đang trên đường sang Edinburgh thăm cháu/con gái mình. Trước khi biết họ là người Giordani, tôi cứ đinh ninh họ hẳn là những bà già Ba Lan, những người theo lời kể của ông ngoại tôi, to béo, da nhăn nheo, có nụ cười phúc hậu và ân cần. Họ mặc chiếc áo nỉ bán nhiều ở các cửa hàng giảm giá, để trên bàn một chiếc túi du lịch đen thật to, rồi lôi từ đó ra đủ thứ bánh trái nhiệt tình mời, cứ như thể tôi sắp đói lả đi đấy.
Tàu tới ga, tôi hỏi, hai bà về nhà bằng gì. “Bằng xe buýt”, rồi bà gập người sau cái xe đẩy chất ba chiếc vali to đùng nặng nề lên dốc. Hẳn trong đó là quần áo và quà bánh cho đám cháu, mà cũng không chắc chúng đã thích. Mùi vị đầu tiên của Edinburgh là vậy, cay cay.
Thành phố của ngày và thành phố của đêm
Khách sạn tôi chọn nằm ngay trung tâm khu Old Town, trên con đường Grassmarket, nơi tập trung nhiều quán pub, đặc biệt có The White Hart Inn, quán cổ nhất ở Edinburgh (có từ đầu thế kỷ 16, quãng thời gian Old Town bắt đầu thành hình và trở nên sầm uất). Nói đến Edinburgh, người ta nhắc tới Old Town và New Town, hai quận đều là di sản thế giới với khoảng 4.500 toà nhà được công nhận (mức tập trung cao nhất thế giới).
Lằn ranh giữa Old Town và New Town là đại lộ mua sắm Princess Street. Đứng ở đây nhìn về Old Town là khung cảnh hùng vĩ của những toà nhà mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung cổ nằm chen nhau trên triền núi đá. Cảnh tượng này về đêm càng tráng lệ.
Hai mẹ con bà Mariam tầm 70 và 50 tuổi, đang trên đường sang Edinburgh thăm cháu/con gái mình. Trước khi biết họ là người Giordani, tôi cứ đinh ninh họ hẳn là những bà già Ba Lan, những người theo lời kể của ông ngoại tôi, to béo, da nhăn nheo, có nụ cười phúc hậu và ân cần. Họ mặc chiếc áo nỉ bán nhiều ở các cửa hàng giảm giá, để trên bàn một chiếc túi du lịch đen thật to, rồi lôi từ đó ra đủ thứ bánh trái nhiệt tình mời, cứ như thể tôi sắp đói lả đi đấy.
Tàu tới ga, tôi hỏi, hai bà về nhà bằng gì. “Bằng xe buýt”, rồi bà gập người sau cái xe đẩy chất ba chiếc vali to đùng nặng nề lên dốc. Hẳn trong đó là quần áo và quà bánh cho đám cháu, mà cũng không chắc chúng đã thích. Mùi vị đầu tiên của Edinburgh là vậy, cay cay.
Thành phố của ngày và thành phố của đêm
Khách sạn tôi chọn nằm ngay trung tâm khu Old Town, trên con đường Grassmarket, nơi tập trung nhiều quán pub, đặc biệt có The White Hart Inn, quán cổ nhất ở Edinburgh (có từ đầu thế kỷ 16, quãng thời gian Old Town bắt đầu thành hình và trở nên sầm uất). Nói đến Edinburgh, người ta nhắc tới Old Town và New Town, hai quận đều là di sản thế giới với khoảng 4.500 toà nhà được công nhận (mức tập trung cao nhất thế giới).
Lằn ranh giữa Old Town và New Town là đại lộ mua sắm Princess Street. Đứng ở đây nhìn về Old Town là khung cảnh hùng vĩ của những toà nhà mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung cổ nằm chen nhau trên triền núi đá. Cảnh tượng này về đêm càng tráng lệ.
Khung cảnh Old Town trong ánh đèn. Ảnh: TL
Khi người đạp xe lôi đưa tôi đi một vòng
thành phố vào buổi tối đầu tiên tới Edinburgh, tôi đã thốt lên sững sờ
trước khung cảnh này: những khách sạn, ngân hàng Scotland, Lâu đài
Edinburgh... được trang hoàng bằng vô vàn nét vẽ ánh sáng hoàn hảo, vừa
rực rỡ vừa bí ẩn. Tôi khoác chiếc khăn đặc chất Scotland, leo lên một
con đường dốc đủ để phải hơi nhấn bàn chân mỗi bước đi, và khi ngỡ đã
tới đỉnh đồi, lại thấy một cầu thang nhỏ và tối dẫn lên trên. Tò mò leo
lên, bước tới bậc cuối cùng, trước mắt tôi mở ra một đại lộ rộng thênh
thang với những nhà thờ cao vút, cao tới mức tôi gần như phải nằm xuống
đất mới chụp được hết đỉnh của nó.
Ở Old Town có vài địa điểm du khách không thể bỏ qua. Tất nhiên, với mỗi người thì điểm- nhất-định-phải-đến này lại khác nhau chút đỉnh. Nhưng chẳng nên hoang mang làm gì, những tập catalogue để đầy các khách sạn khiến người ta dễ dàng biết được mình cần làm gì trong những ngày ở Edinburgh. Còn tôi, có hai thứ tôi không thể quên. Đó là tiếng kèn túi mà những người đàn ông “mặc váy” đứng thổi mải miết đâu đó trong thành phố; và khu vườn Hoàng gia. Trên thế giới có hai phong cách vườn tiêu biểu nhất là vườn Nhật và vườn Anh. Nếu như vườn Nhật có sự tinh tế của tâm Thiền, thì vườn Anh lại là minh chứng hoàn hảo cho sự tinh tế của lòng kiêu hãnh.
Ở Old Town có vài địa điểm du khách không thể bỏ qua. Tất nhiên, với mỗi người thì điểm- nhất-định-phải-đến này lại khác nhau chút đỉnh. Nhưng chẳng nên hoang mang làm gì, những tập catalogue để đầy các khách sạn khiến người ta dễ dàng biết được mình cần làm gì trong những ngày ở Edinburgh. Còn tôi, có hai thứ tôi không thể quên. Đó là tiếng kèn túi mà những người đàn ông “mặc váy” đứng thổi mải miết đâu đó trong thành phố; và khu vườn Hoàng gia. Trên thế giới có hai phong cách vườn tiêu biểu nhất là vườn Nhật và vườn Anh. Nếu như vườn Nhật có sự tinh tế của tâm Thiền, thì vườn Anh lại là minh chứng hoàn hảo cho sự tinh tế của lòng kiêu hãnh.
Con phố Grassmarket chỉ thật sự yên tĩnh khi gần sáng. Ảnh Ảnh: TL
Cái tên New Town khiến người ta nghĩ đến
sự tương phản như ngày và đêm. Đúng là ở đây, bạn có thể bắt gặp hầu
hết các nhãn hàng xa xỉ toàn cầu, nhưng hãy nhớ rằng khu vực này cũng đã
bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 18, bởi vậy mà các kiến trúc toà nhà và
tượng đài ở đây rất đáng để chiêm ngưỡng. Người Edinburgh nhanh trí mở
tour Edinburgh chạng vạng (chẳng biết có phải ăn theo mối tình Ma cà
rồng và thiếu nữ ngây thơ hay không), đưa du khách đi bộ quanh khu New
Town vào các buổi chiều tà. Có lẽ ráng chiều khoác lên một vẻ bí ẩn nào
đó cho New Town rực sáng.
Như đã nói, tôi ở trong khu Old Town, nơi mà cứ 7 giờ tối, đám du khách tứ phương lại tụ tập chật ních ở các quán pub, uống bia, hò hét, vài nhóm mặc đồng phục quậy tưng. Họ uống và hát hò có khi tới 1 – 2 giờ sáng. Để rồi hôm sau, khi mở cửa lúc 10 giờ sáng, ùa vào tôi là thứ không khí lành lạnh tinh khôi của một sớm tinh mơ, gió thổi vi vút trên con đường vắng tanh của thành phố ngủ muộn.
Như đã nói, tôi ở trong khu Old Town, nơi mà cứ 7 giờ tối, đám du khách tứ phương lại tụ tập chật ních ở các quán pub, uống bia, hò hét, vài nhóm mặc đồng phục quậy tưng. Họ uống và hát hò có khi tới 1 – 2 giờ sáng. Để rồi hôm sau, khi mở cửa lúc 10 giờ sáng, ùa vào tôi là thứ không khí lành lạnh tinh khôi của một sớm tinh mơ, gió thổi vi vút trên con đường vắng tanh của thành phố ngủ muộn.
Nên tôi gọi New Town là thành phố của ngày và Old Town là thành phố của đêm.
Khu vườn Hoàng gia trong khuôn viên lâu đài Hollyrood.
Chi phí
– Đi tàu từ London tới Edinburgh giá 60 – 100 bảng. Bạn có thể đi máy bay, ôtô, hoặc đường thuỷ.
– Khách sạn ở đây có giá trung bình 60 – 80 bảng/phòng, các hostel giá 10 – 20 bảng/người. Hãy đặt phòng online càng sớm càng tốt để đảm bảo có phòng với giá hợp lý.
– Các bữa ăn trung bình 7 – 11 bảng, buffet 8 – 12 bảng, khá nhiều nhà hàng Trung Quốc, Pháp, Ý... Tôi còn thấy trong khu New Town có cả nhà hàng Saigon Saigon bán toàn đồ... Trung Quốc ngoại trừ chả giò Việt Nam.
– Bạn nên mua vé tour xe buýt hai tầng có giá từ 12 – 15 bảng, đi lại thoải mái trong ngày, lên xe luôn có hướng dẫn viên nói chuyện dọc đường.
– Khu Old Town khá nhỏ nên bạn có thể đi taxi mà không tốn kém quá nhiều.
Làm gì ở Edinburgh?
– Tranh thủ từng phút để tham quan bất cứ nơi nào bạn muốn, tất cả đều xứng đáng.
– Ngồi xe buýt hai tầng.
– Leo lên các đỉnh đồi và nhìn ra biển.
– Uống bia hoặc whisky ở Pub.
– Ăn Haggis (món truyền thống Scotland chế biến từ... dạ dày cừu).
– Nghe Stand Comedy (nếu bạn giỏi tiếng Anh) và âm nhạc truyền thống trong các pub.
– Mua chăn và khăn lông cừu.
Nên tới Edinburgh lúc nào?
– Edinburgh được gọi là “thành phố lễ hội”, vì vậy nếu bạn không ngại đông đúc, hãy tới đây vào mùa lễ hội khoảng tháng 8 – 9, hoặc dịp năm mới.
– Để có một cảm giác không dễ có, hãy chọn hành trình vào mùa thu (bắt đầu từ tháng 10) hoặc khi tuyết phủ trắng các ngọn tháp.
Bạn tôi sống ở London, khi biết
tôi chuẩn bị đi Edinburgh đã bảo, “em sẽ làm gì những ba ngày ở đó?”
Nhưng người ta quả tình không ngoa khi nói rằng Edinburgh là một trong
những thành phố đáng ghé thăm nhất châu Âu.
Mùi vị đầu tiên của Edinburgh
Hai mẹ con bà Mariam trên chuyến tàu đi Edinburgh. Ảnh: Tám Ích
Tôi đã trải qua một hành trình hơn bốn
tiếng trên tàu từ London tới Edinburgh. Đi bộ lướt qua mấy khoang hạng
nhất, lên phía đầu tàu, những khách mua vé giờ chót như chúng tôi phải
kéo theo đám vali len lỏi tìm cho mình một chiếc ghế chưa đính thẻ đặt
chỗ. Có quá nhiều chỗ đặt trước tới khi chạy nửa quãng đường vẫn chưa có
ai yên vị, và cũng có không ít người chọn cách quàng túi qua người rồi
ngồi bệt xuống sàn tàu. Với chiếc vali quá khổ, tôi chật vật đi qua hàng
trăm cái chân hoặc đầu gối đang chìa ra, cuối cùng hai bà già người
Giordani tranh giúp tôi chiếc ghế bên cạnh.
Hai mẹ con bà Mariam tầm 70 và 50 tuổi, đang trên đường sang Edinburgh thăm cháu/con gái mình. Trước khi biết họ là người Giordani, tôi cứ đinh ninh họ hẳn là những bà già Ba Lan, những người theo lời kể của ông ngoại tôi, to béo, da nhăn nheo, có nụ cười phúc hậu và ân cần. Họ mặc chiếc áo nỉ bán nhiều ở các cửa hàng giảm giá, để trên bàn một chiếc túi du lịch đen thật to, rồi lôi từ đó ra đủ thứ bánh trái nhiệt tình mời, cứ như thể tôi sắp đói lả đi đấy.
Tàu tới ga, tôi hỏi, hai bà về nhà bằng gì. “Bằng xe buýt”, rồi bà gập người sau cái xe đẩy chất ba chiếc vali to đùng nặng nề lên dốc. Hẳn trong đó là quần áo và quà bánh cho đám cháu, mà cũng không chắc chúng đã thích. Mùi vị đầu tiên của Edinburgh là vậy, cay cay.
Thành phố của ngày và thành phố của đêm
Khách sạn tôi chọn nằm ngay trung tâm khu Old Town, trên con đường Grassmarket, nơi tập trung nhiều quán pub, đặc biệt có The White Hart Inn, quán cổ nhất ở Edinburgh (có từ đầu thế kỷ 16, quãng thời gian Old Town bắt đầu thành hình và trở nên sầm uất). Nói đến Edinburgh, người ta nhắc tới Old Town và New Town, hai quận đều là di sản thế giới với khoảng 4.500 toà nhà được công nhận (mức tập trung cao nhất thế giới).
Lằn ranh giữa Old Town và New Town là đại lộ mua sắm Princess Street. Đứng ở đây nhìn về Old Town là khung cảnh hùng vĩ của những toà nhà mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung cổ nằm chen nhau trên triền núi đá. Cảnh tượng này về đêm càng tráng lệ.
Hai mẹ con bà Mariam tầm 70 và 50 tuổi, đang trên đường sang Edinburgh thăm cháu/con gái mình. Trước khi biết họ là người Giordani, tôi cứ đinh ninh họ hẳn là những bà già Ba Lan, những người theo lời kể của ông ngoại tôi, to béo, da nhăn nheo, có nụ cười phúc hậu và ân cần. Họ mặc chiếc áo nỉ bán nhiều ở các cửa hàng giảm giá, để trên bàn một chiếc túi du lịch đen thật to, rồi lôi từ đó ra đủ thứ bánh trái nhiệt tình mời, cứ như thể tôi sắp đói lả đi đấy.
Tàu tới ga, tôi hỏi, hai bà về nhà bằng gì. “Bằng xe buýt”, rồi bà gập người sau cái xe đẩy chất ba chiếc vali to đùng nặng nề lên dốc. Hẳn trong đó là quần áo và quà bánh cho đám cháu, mà cũng không chắc chúng đã thích. Mùi vị đầu tiên của Edinburgh là vậy, cay cay.
Thành phố của ngày và thành phố của đêm
Khách sạn tôi chọn nằm ngay trung tâm khu Old Town, trên con đường Grassmarket, nơi tập trung nhiều quán pub, đặc biệt có The White Hart Inn, quán cổ nhất ở Edinburgh (có từ đầu thế kỷ 16, quãng thời gian Old Town bắt đầu thành hình và trở nên sầm uất). Nói đến Edinburgh, người ta nhắc tới Old Town và New Town, hai quận đều là di sản thế giới với khoảng 4.500 toà nhà được công nhận (mức tập trung cao nhất thế giới).
Lằn ranh giữa Old Town và New Town là đại lộ mua sắm Princess Street. Đứng ở đây nhìn về Old Town là khung cảnh hùng vĩ của những toà nhà mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung cổ nằm chen nhau trên triền núi đá. Cảnh tượng này về đêm càng tráng lệ.
Khung cảnh Old Town trong ánh đèn. Ảnh: TL
Khi người đạp xe lôi đưa tôi đi một vòng
thành phố vào buổi tối đầu tiên tới Edinburgh, tôi đã thốt lên sững sờ
trước khung cảnh này: những khách sạn, ngân hàng Scotland, Lâu đài
Edinburgh... được trang hoàng bằng vô vàn nét vẽ ánh sáng hoàn hảo, vừa
rực rỡ vừa bí ẩn. Tôi khoác chiếc khăn đặc chất Scotland, leo lên một
con đường dốc đủ để phải hơi nhấn bàn chân mỗi bước đi, và khi ngỡ đã
tới đỉnh đồi, lại thấy một cầu thang nhỏ và tối dẫn lên trên. Tò mò leo
lên, bước tới bậc cuối cùng, trước mắt tôi mở ra một đại lộ rộng thênh
thang với những nhà thờ cao vút, cao tới mức tôi gần như phải nằm xuống
đất mới chụp được hết đỉnh của nó.
Ở Old Town có vài địa điểm du khách không thể bỏ qua. Tất nhiên, với mỗi người thì điểm- nhất-định-phải-đến này lại khác nhau chút đỉnh. Nhưng chẳng nên hoang mang làm gì, những tập catalogue để đầy các khách sạn khiến người ta dễ dàng biết được mình cần làm gì trong những ngày ở Edinburgh. Còn tôi, có hai thứ tôi không thể quên. Đó là tiếng kèn túi mà những người đàn ông “mặc váy” đứng thổi mải miết đâu đó trong thành phố; và khu vườn Hoàng gia. Trên thế giới có hai phong cách vườn tiêu biểu nhất là vườn Nhật và vườn Anh. Nếu như vườn Nhật có sự tinh tế của tâm Thiền, thì vườn Anh lại là minh chứng hoàn hảo cho sự tinh tế của lòng kiêu hãnh.
Ở Old Town có vài địa điểm du khách không thể bỏ qua. Tất nhiên, với mỗi người thì điểm- nhất-định-phải-đến này lại khác nhau chút đỉnh. Nhưng chẳng nên hoang mang làm gì, những tập catalogue để đầy các khách sạn khiến người ta dễ dàng biết được mình cần làm gì trong những ngày ở Edinburgh. Còn tôi, có hai thứ tôi không thể quên. Đó là tiếng kèn túi mà những người đàn ông “mặc váy” đứng thổi mải miết đâu đó trong thành phố; và khu vườn Hoàng gia. Trên thế giới có hai phong cách vườn tiêu biểu nhất là vườn Nhật và vườn Anh. Nếu như vườn Nhật có sự tinh tế của tâm Thiền, thì vườn Anh lại là minh chứng hoàn hảo cho sự tinh tế của lòng kiêu hãnh.
Con phố Grassmarket chỉ thật sự yên tĩnh khi gần sáng. Ảnh Ảnh: TL
Cái tên New Town khiến người ta nghĩ đến
sự tương phản như ngày và đêm. Đúng là ở đây, bạn có thể bắt gặp hầu
hết các nhãn hàng xa xỉ toàn cầu, nhưng hãy nhớ rằng khu vực này cũng đã
bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 18, bởi vậy mà các kiến trúc toà nhà và
tượng đài ở đây rất đáng để chiêm ngưỡng. Người Edinburgh nhanh trí mở
tour Edinburgh chạng vạng (chẳng biết có phải ăn theo mối tình Ma cà
rồng và thiếu nữ ngây thơ hay không), đưa du khách đi bộ quanh khu New
Town vào các buổi chiều tà. Có lẽ ráng chiều khoác lên một vẻ bí ẩn nào
đó cho New Town rực sáng.
Như đã nói, tôi ở trong khu Old Town, nơi mà cứ 7 giờ tối, đám du khách tứ phương lại tụ tập chật ních ở các quán pub, uống bia, hò hét, vài nhóm mặc đồng phục quậy tưng. Họ uống và hát hò có khi tới 1 – 2 giờ sáng. Để rồi hôm sau, khi mở cửa lúc 10 giờ sáng, ùa vào tôi là thứ không khí lành lạnh tinh khôi của một sớm tinh mơ, gió thổi vi vút trên con đường vắng tanh của thành phố ngủ muộn.
Như đã nói, tôi ở trong khu Old Town, nơi mà cứ 7 giờ tối, đám du khách tứ phương lại tụ tập chật ních ở các quán pub, uống bia, hò hét, vài nhóm mặc đồng phục quậy tưng. Họ uống và hát hò có khi tới 1 – 2 giờ sáng. Để rồi hôm sau, khi mở cửa lúc 10 giờ sáng, ùa vào tôi là thứ không khí lành lạnh tinh khôi của một sớm tinh mơ, gió thổi vi vút trên con đường vắng tanh của thành phố ngủ muộn.
Nên tôi gọi New Town là thành phố của ngày và Old Town là thành phố của đêm.
Khu vườn Hoàng gia trong khuôn viên lâu đài Hollyrood.
Chi phí
– Đi tàu từ London tới Edinburgh giá 60 – 100 bảng. Bạn có thể đi máy bay, ôtô, hoặc đường thuỷ.
– Khách sạn ở đây có giá trung bình 60 – 80 bảng/phòng, các hostel giá 10 – 20 bảng/người. Hãy đặt phòng online càng sớm càng tốt để đảm bảo có phòng với giá hợp lý.
– Các bữa ăn trung bình 7 – 11 bảng, buffet 8 – 12 bảng, khá nhiều nhà hàng Trung Quốc, Pháp, Ý... Tôi còn thấy trong khu New Town có cả nhà hàng Saigon Saigon bán toàn đồ... Trung Quốc ngoại trừ chả giò Việt Nam.
– Bạn nên mua vé tour xe buýt hai tầng có giá từ 12 – 15 bảng, đi lại thoải mái trong ngày, lên xe luôn có hướng dẫn viên nói chuyện dọc đường.
– Khu Old Town khá nhỏ nên bạn có thể đi taxi mà không tốn kém quá nhiều.
Làm gì ở Edinburgh?
– Tranh thủ từng phút để tham quan bất cứ nơi nào bạn muốn, tất cả đều xứng đáng.
– Ngồi xe buýt hai tầng.
– Leo lên các đỉnh đồi và nhìn ra biển.
– Uống bia hoặc whisky ở Pub.
– Ăn Haggis (món truyền thống Scotland chế biến từ... dạ dày cừu).
– Nghe Stand Comedy (nếu bạn giỏi tiếng Anh) và âm nhạc truyền thống trong các pub.
– Mua chăn và khăn lông cừu.
Nên tới Edinburgh lúc nào?
– Edinburgh được gọi là “thành phố lễ hội”, vì vậy nếu bạn không ngại đông đúc, hãy tới đây vào mùa lễ hội khoảng tháng 8 – 9, hoặc dịp năm mới.
– Để có một cảm giác không dễ có, hãy chọn hành trình vào mùa thu (bắt đầu từ tháng 10) hoặc khi tuyết phủ trắng các ngọn tháp.
Theo:bài và ảnh: Tám Ích / tuoitre.vn
Xzone
Đi tìm biểu tượng quyền lực xứ Scotland
Đi tìm biểu tượng quyền lực xứ Scotland
Tòa lâu đài xây dựng trên núi đá là điểm nhấn và biểu tượng quyền lực của Scotland.
Lâu đài Edinburgh là một trong
những điểm nhấn nổi bật nhất của Scotland. Tòa lâu đài được xây dựng
trên đỉnh núi đá này là cung điện hoàng gia kể từ thế kỷ 12 và đóng một
vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử Scotland.
William là vị vua đầu tiên của
Scotland dành được quyền sở hữu tòa lâu đài từ tay người Anh nhưng 500
năm sau, lâu đài Edinburg một lần nữa trở lại dưới sự quản lý của đất
nước sương mù. Tòa lâu đài phần nào đã bị hư hại, chỉ có một phần nhỏ
còn nguyên vẹn là nhà nguyện thánh Margaret.
Sau sự thống nhất của Scotland với Anh
quốc vào thế kỷ 17, lâu đài Edinburgh được tôn vinh thành một biểu
tượng quyền lực tối cao.
Ngày nay, lâu đài thuộc quyền sở hữu
của nhà nước Scotland và trở thành một điểm du lịch thu hút đông đảo du
khách. Khách tham quan có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tòa nhà,
sảnh lớn và vườn tược trên núi cao, thư giãn trong các quán cà phê và
nhà hàng theo phong cách cổ điển.
Một trong những hình ảnh biểu tượng
của lâu đài Edinburgh là “Khẩu thần công một giờ”, chỉ nổ súng vào một
giờ hàng ngày trừ chủ nhật và giáng sinh.
Khẩu thần công "Một giờ"
Xzone
Edinburgh - Hẻm nhỏ quê người
Có bao giờ bạn lại… tương tư những con hẻm nhỏ xứ người? Tôi nghĩ rằng có đấy, nếu bạn “lạc” đến đây, thành phố Edinburgh của Scotland với những con hẻm nhỏ chẳng giống nơi nào.
Tôi đoán mình đã bị tương tư, bởi hai lần có dịp đến London vì công việc, tôi đều phải nán lại ít ngày chỉ vì muốn tới thăm Edinburgh, và lần thứ hai cũng chỉ để… quay lại Edinburgh.
Có lẽ bởi địa hình cao nguyên và đồi núi dung dưỡng thành phố này nên đã tạo ra những con đường quanh co, những ngõ hẻm tuy dốc lên dốc xuống nhưng lại duyên dáng và lạ lẫm đến bất ngờ.
Những ngõ hẻm tuy dốc lên dốc xuống nhưng lại duyên dáng và lạ lẫm bất ngờ |
Những con đường nhỏ, những bậc thang ngẫu hứng ở đây khiến tôi liên tưởng đến một thành phố có nhiều nốt nhạc. Và tâm hồn tôi có lẽ vì thế mà lang thang tắm mình trong một bản nhạc cổ điển chưa từng được đặt tên chăng?
Hy vọng bạn sẽ cảm nhận giống như vậy khi đứng trước những bậc thang rêu xanh ngân lên âm điệu u hoài, dắt ta lên một con dốc mà ở cuối đường hẳn là chốn đông vui.
Những bậc thang nối liền Royal Mile và Cockburn Street nhìn từ đường Cockburn Street có tên là hẻm Warriston Close có những mảng rêu xanh như từ miền hoang sơ nào bỏ lại.
Ở đây, một cô gái tóc vàng lặng lẽ bước lên các bậc thang ngàn năm tuổi. Ánh nắng đầu Thu làm mái tóc cô bắt sáng như đốm lửa nổi bật trong một khuông nhạc của những cung trầm.
Những con hẻm đá xám được trang trí bằng xe đạp và hoa tươi đủ sắc màu |
Rồi cũng một con dốc lát đá xám khác, bề ngang chắc chưa đầy hai mét, tên là Anchor Close, như nhát cắt rất ngọt chia đôi mấy tòa nhà cổ im lìm cũng nối liền Royal Mile và Cockburn Street lại đem đến cảm giác như thiên đường đã bị lãng quên.
Những ngõ hẻm đậm dấu thi ca
Edinburgh là thành phố của văn chương, thi ca và âm nhạc. Rất nhiều những áng văn thơ kinh điển của nhân loại đã sinh ra ở chốn này: trước đây là nhà văn, nhà thơ Walter Scott, rồi Conan Doyle với truyện trinh thám Sherlock Holmes, Robert Burns, Ian Rankin, Irvine Welsh và mới đây là nhà văn nữ đình đám J.K. Rowling với Harry Potter…
Những con đường ở Edinburgh nương theo những con đường cổ từ nghìn năm mà người dân đã đi thành nếp |
Tôi may mắn được ở trong con hẻm có tên là Advocate Close gần con đường hội hè The Royal Mile của thành phố di sản này. Có một tấm bảng đồng nhỏ xinh gắn ở đầu hẻm được rất nhiều người tới chụp hình.
Mai, cô sinh viên Việt Nam đang theo học ngành Ngôn ngữ Anh giải thích cho tôi rằng tấm bảng liệt kê danh sách những người nổi tiếng, có thể cho là danh nhân, đã sống ở ngõ Advocate.
Con hẻm có tên là Advocate Close |
Ở hẻm này từng có ngài James Stewart, giữ chức Lord Advocate (tương đương viện trưởng viện công tố), cái tên ngõ này cũng xuất phát từ đó.
Người thứ hai là Andrew Crosbie – một luật sư người Scotland, cũng là nhân vật nổi bật của Phong trào Khai sáng (văn hóa) của Scotland thế kỷ XVIII. Một công dân ưu tú của ngõ Advocate trước đó là họa sĩ của đức vua William III và nữ hoàng Mary, ông tên là John Scougal.
Và dòng cuối cùng cho biết: bên phía Tây là dinh thự của đức Giám mục Bothwell. Thầm cảm ơn Mai vì cô đã giải đáp thông suốt cái bảng rất “đau đầu” với một người có trình độ tiếng Anh như tôi.
Không chỉ con hẻm Advocate Close, trong thành phố của văn chương này còn nhiều con hẻm ghi danh những nghệ sĩ, luật sư, nhà quý tộc, nhà văn, nhà thơ… hay những câu nói nổi tiếng, những vần thơ bằng chữ Scotland để lưu dấu người xưa.
Bảo tàng các nhà văn, thư viện, các cửa hàng bán sách lâu đời, tháp tưởng niệm Walter Scott, lễ hội hóa trang, tiếng kèn túi truyền thống của người Scotland… đã kéo du khách tới đây.
Từng con phố uốn lượn hồn nhiên
Ở thành phố lễ hội này, cũng có những con hẻm có vẻ thành thị hơn, cũng màu đá xám muôn đời nhưng được trang trí thêm những chậu hoa duyên dáng đủ màu, những chiếc xe đạp nhẫn nại đợi chủ nhân và cứ đi một lát lại có một chiếc ghế băng sơn đỏ rất duyên dường như được một người có đôi mắt tinh tế nào sắp sẵn.
Một nhân vật lịch sử người Scotland |
Rồi lâu lâu, ở mỗi ngõ hẻm yên ắng thinh không (nếu không phải những ngày hội hè) lại được bày ra một bức tượng đồng. Một nhân vật lịch sử của người Scotland, một con vật dễ thương, một tĩnh vật… đủ lớn để người ta phải ngắm và tưởng tượng, nhưng lại đủ nhỏ để cư dân ở đó không cảm thấy bị làm phiền.
Ví dụ như trên đại lộ vui vẻ Royal Mile có những bức tượng đồng của danh nhân nhưng trong một hẻm nhỏ không tên không xa đại lộ là những tượng con vật đáng yêu, hay tĩnh vật tạc bằng đồng đã lên nước xanh xưa.
Con đường hội hè Royal Mile |
Tôi cứ thế lặng lẽ đi trên con đường Royal Mile cổ kính dẫn từ lâu đài Edinburgh rẽ qua bao nhiêu ngõ hẻm để lên đồi Calton, để lắng nghe những phố xá mà không ồn ào phố xá.
Bạn vẫn có thể hưởng thụ sự tĩnh lặng một mình ở những góc phố với mấy chú chim chuyền cành lích chích ở một bụi cây, lắng nghe góc khuất nào đó trong hẻm nhỏ vọng lại tiếng bước chân lộc cộc mà chỉ tò mò chút nữa thôi là bạn sẽ cố lượn qua góc bờ tường kia ngó xem người ấy trông thế nào.
Nhưng tất nhiên tôi hứa sẽ không làm như vậy, để người ta đi lên những đỉnh dốc của họ, nơi gần hơn bầu trời cao xanh trong veo, còn lại tôi với sự lắng yên của xứ người.
Ô cửa sổ kiểu đặc trưng của Edinburgh |
Có thể bạn thấy, ờ thì cũng thường thôi, châu Âu khi nào chẳng cổ kính, cổ điển, chẳng phải là lục địa già sinh ra thi ca nhạc họa. Nhưng với tôi, những con đường nhỏ, hẻm nhỏ ở Scotland thực sự rất Scotland, bởi chúng cong cong mềm mại nương theo những con đường cổ từ nghìn năm mà người dân ở đây đã đi thành nếp.
Và sau này, người ta đã không quy hoạch lại theo kiểu phá bỏ những bước chân xưa để tạo thành một thành phố gọn gàng như London với những ô bàn cờ hay góc cạnh như mọi đô thị khác.
Lịch sử và văn hóa cổ xưa của Edinburgh trên từng góc phố |
Đường nương theo địa hình đồi núi nguyên thủy và uốn lượn một cách hồn nhiên như từ lúc sinh ra đã vậy.
Kết hợp với sự rắn rỏi của đá ong xám lát đường, xây nhà… loại vật liệu đặc trưng phủ kín của cao nguyên này khiến những con hẻm vừa có nét cứng rắn của đá nhưng vừa có sự mềm mại rất cổ điển của hơi thở văn hóa xứ phù thủy, như những nhân vật trong Harry Potter bước ra từ ngòi bút của J.K. Rowling.
Góc tĩnh lặng của thành phố |
Các bước đi của bạn, của tôi vì thế chẳng theo một công thức nào cả. Tôi dám “cá” rằng đó là điều bạn sẽ mãi mang theo khi rời xa chốn này.
Sức sống của Edinburgh
Trên chuyến tàu từ thành phố Newcastle ở miền Bắc nước Anh đến Edinburgh (thủ phủ xứ Scotland), chúng tôi hơi lo lắng vì thời tiết không được như ý. Trời u ám, mưa lất phất. Cung đường chạy sát bờ biển nhìn ra đại dương chỉ thấy một màu xám xịt, gió lùa lạnh tê tái.
Vậy mà may sao khi tàu vào đến thủ phủ của Scotland trời đã hửng nắng. Ga Waverley nằm trong thung lũng, nơi phân chia phố Cổ và thành phố Mới của Edinburgh. Từ đây nhìn lên phố Cổ hay phố Mới đều thấy những bức tranh tuyệt đẹp về kiến trúc lẫn màu sắc.
Lâu đài Edinburgh, kiệt tác quân sự và nghệ thuật
Sau khi liếc qua phố Mới mang phong cách kiến trúc Georgian với những tòa nhà năm, sáu tầng bằng đá có các khung cửa sổ cao thanh thoát, chúng tôi quyết định sẽ thuê khách sạn ở phố Cổ.
Sau khi liếc qua phố Mới mang phong cách kiến trúc Georgian với những tòa nhà năm, sáu tầng bằng đá có các khung cửa sổ cao thanh thoát, chúng tôi quyết định sẽ thuê khách sạn ở phố Cổ.
Phố Cổ được quy hoạch theo hình xương cá, tỏa ra từ con đường chính Royal Mile là những phố nhỏ chỉ rộng chừng một mét. Những con đường nhỏ xíu, sâu hun hút này vậy mà lại nối các tòa nhà đồ sộ tuổi đời bảy tám thế kỷ, đến cuối đường mới gặp những ngôi nhà nhỏ thoai thoải trên sườn đồi.
Phố Cổ Edinburgh được UNESCO công nhận là thành phố trung cổ có quy mô lớn nhất và nguyên vẹn nhất châu Âu. Nằm trên lưng chừng dãy núi nhìn ra biển Bắc, Edinburgh có vẻ đẹp đa dạng mà ít thành phố Anh quốc nào theo kịp.
Nơi đây, chỉ cần đi bộ hoặc theo xe bus là du khách có thể nhìn thấy các kiến trúc từ cổ kính đến hiện đại, từ biển đến núi, từ đường phố náo nhiệt đến đồng quê yên ả.
Bỏ ra 16 bảng Anh một người, chúng tôi mua vé vào thăm lâu đài Edinburgh, trái tim của phố Cổ. Đây là quần thể pháo đài, tháp canh, cung điện… tọa lạc trên ngọn núi thấp nằm ở trung tâm thủ phủ.
Ngọn núi đá lửa này có cấu tạo rất hiểm yếu: vách núi dựng đứng, phần ngọn lõm xuống tạo thành thung lũng khiến toàn bộ kiến trúc xây dựng trên đỉnh núi được bảo vệ bởi bức tường đá tự nhiên.
Chế ngự được ngọn núi này thì chắc chắn chế ngự được cả Edinburgh. Vì thế mà từ thế kỷ XII, các bậc quân vương đã ra sức xây những công trình vô cùng kiên cố trên núi.
Đường lên lâu đài vòng vèo. Men theo lối đi lát đá, chúng tôi lần lượt chiêm ngưỡng hết các tòa nhà xám xịt nhưng uy nghi. Đường vào trong lâu đài quanh co lên xuống mở ra nhiều không gian khác nhau.
Vị trí cao nhất, khoáng đạt nhất là các tháp canh, xuống thấp hơn một chút là đại sảnh và những gian phòng lộng lẫy, nơi ở của hoàng gia ngày xưa. Xuống thấp hơn chút nữa thì gặp bảo tàng và phòng của các tướng lĩnh. Dưới cùng là nơi ở của binh lính.
Cách đấy không xa có cả nghĩa trang dành cho… chó của hoàng gia và các vị tướng. Còn một tầng hầm được dùng làm nơi giam giữ tù nhân thì du khách không được vào.
Theo chân hướng dẫn viên đi hết một vòng thì cũng đã mấy tiếng trôi qua, xem xong màn bắn đại bác vào lúc 1 giờ trưa, cả đoàn kéo nhau xuống núi.
Món ngon dân nghèo và con đường Hoàng Gia
Sau một hồi lần tìm qua những hẻm hóc nhỏ xíu, chúng tôi cũng đến được nhà hàng mà anh bạn địa phương giới thiệu. Cả nhóm cố công tới đây chỉ vì muốn nếm thử món haggis truyền thống của xứ này.
Nếu ai từng nghĩ rằng đa số người châu Âu đều không ăn nội tạng động vật thì nhầm to. Haggis đúng nghĩa là “cỗ lòng”. Món này bao gồm tim, gan, phổi, mỡ thận của cừu đem băm nhỏ trộn đều với gia vị và bột yến mạch rồi nhồi trong bao tử cừu đem luộc suốt ba giờ đồng hồ.
Haggis ăn kèm với củ cải luộc và khoai tây nghiền rất ngon. Bao tử cừu giòn giòn, nội tạng cừu vừa béo vừa bùi ngấm gia vị nhắm với whisky rất “đã”. Đây vốn là món ăn của dân nghèo ngày xưa, bây giờ thì thành đặc sản mà các tờ thông tin về Edinburgh đều ra sức quảng bá.
Du khách có thể ăn món của dân nghèo, nhưng đi tham quan thì nhất định phải đi qua con đường Hoàng Gia (Royal Miles). Đường bắt đầu từ cổng chính lâu đài Edinburgh, đi qua nhiều tòa nhà to lớn với nhiều câu chuyện lịch sử gay cấn, nhiều nhà thờ Gothic mái cao vút uy nghi.
Royal Miles chỉ dài chừng ba cây số mà chúng tôi đi cả buổi chiều mới hết. Không chỉ các kiến trúc tên tuổi mới có sức thu hút, cả những hẻm nhỏ lắt léo cũng đầy cám dỗ!
Đi giữa hai bức tường đá lạnh lẽo, cứ một chút lại thấy từ khung cửa kính hắt ra ánh đèn vàng ấm áp, bên trong là không gian ấm cúng của quán rượu hoặc phòng tranh với bài trí rất độc đáo. Đường Hoàng Gia kết thúc ở lâu đài Nữ Hoàng ngay chân núi Holyrood.
Tọa lạc bên cạnh lâu đài xinh đẹp, Tòa nhà Nghị viện phong cách hiện đại như một nét vẽ khiến bức tranh “quý tộc” Edinburgh trở nên thật hoàn hảo.
Những câu chuyện ở phố Mới
Không vương giả như phố Cổ nhưng thành phố Mới của Edinburgh cũng được UNESCO công nhận di sản văn hóa. Đô thị xây từ thế kỷ XVIII này đến giờ vẫn là ngôi sao sáng trong lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc. Ngoài phố xá rộng rãi, nhà cửa sáng sủa, chúng tôi còn thích phố Mới bởi nhiều tượng đài tuyệt đẹp và nhiều câu chuyện hư hư thực thực nhưng đầy lôi cuốn.
Đặc sản nổi tiếng của thành phố này là “chuyện ma”. Một thành trì đông đúc người sinh sống từ quá lâu và trải qua nhiều biến cố tất nhiên sẽ chứng kiến nhiều bi kịch.
Dựa vào nhiều bí ẩn chết chóc của cha ông, con cháu thành Edinburgh bán khá chạy tour đi xem ma vào buổi tối với giá phải chăng 10 bảng Anh. Tiếc tiền, chúng tôi đi thăm nghĩa trang để được “rùng rợn miễn phí”.
Nghĩa trang của Edinburgh quả cũng có nhiều nét khác lạ so với những nghĩa trang chúng tôi từng thấy. Nhiều ngôi mộở đây được bao bọc bằng lồng sắt kiên cố để chống lại nạn… ăn cắp xác!
Chẳng là vào thế kỷ XVIII, thành phố này giữ vị trí trung tâm nghiên cứu y học lớn của toàn châu Âu. Nhu cầu nghiên cứu xác người rất lớn mà chuyện hiến xác thì chưa có. Vậy là xảy ra tệ nạn đạo tặc trộm xác ở nghĩa trang đem bán cho trung tâm nghiên cứu.
Thời đó, nhà nào có người mới chết đều phải làm lồng sắt bảo vệ mộ phần, nhà nào nghèo thì cử trẻ em ra canh mộ ngày đêm, đến khi nào xác bị phân hủy mới thôi. Vì lý do đó mà suốt thời gian dài Edinburgh từng nổi tiếng về phát triển y học lẫn tỷ lệ người bị mắc bệnh thần kinh!
Trước khi tạm biệt Edinburgh, chúng tôi đi dạo trên Prince Street, đại lộ đẹp nhất phố Mới. Đường này dẫn đến đồi Carton, điểm lý tưởng để ngắm toàn thành phố. Đồi Carton rất thơ mộng với cây cối, hoa lá được chăm sóc tỉ mỉ.
Trên đồi có đài tưởng niệm Nelson, người hùng của nước Anh. Bên cạnh đó là hàng cột theo phong cách đền thờ Parthenon Hy Lạp. Nghe đâu đây là một dự án dang dở do thiếu kinh phí của thành phố.
Edinburgh ngày xưa hay ngày nay thì cũng đều có những chuyện giật gân để kể cho du khách. Ừ thì khách du lịch đâu phải ai cũng chỉ thích ngắm nhìn vẻ đẹp, nhiều người còn muốn tìm kiếm những câu chuyện muôn màu đằng sau cái đẹp mê hồn ấy!
Người địa phương truyền bí quyết khám phá Edinburgh
Trèo lên đỉnh đồi ngắm thành phố hay trải nghiệm một chuyến săn ma là những điều thú vị mà những người hiểu rõ Edinburgh nhất muốn du khách trải nghiệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét