PN - Tiếng lộc cộc của những chú ngựa thồ làm tôi
thức giấc. Bên ngoài, mọi người đang nô nức đi dự chợ phiên cuối tuần
trong làn sương sớm. Tôi đang ở thị trấn Maubises (Đông Timor), một vùng
đất trên rẻo cao, đầy sắc màu văn hóa.
Maubises nằm quanh co trong thung lũng,
dưới chân ngọn Ramelau cao 2.963m. Thị trấn cũng là điểm trung chuyển
của những người thích du lịch mạo hiểm leo núi Ramelau hay đi trekking
(một kiểu "du lịch ba lô") vào rừng.
Hầu hết du khách đều chọn khách sạn Pousadas qua đêm như là sự trải nghiệm quá khứ vàng son của người Bồ Đào Nha, bởi Pousadas được thiết kế lại từ một pháo đài. Khách sạn nơi tôi đang ở (Café Maubises) là một biệt thự xinh xắn còn sót lại khi người Bồ Đào Nha đến đây. Nó nằm cạnh rừng thông và bạt ngàn những cây cà phê. Buổi sáng, hương thơm của lứa hoa cà phê đầu tiên nồng nàn căn phòng. Ông chủ khách sạn cũng không nâng cấp hay sửa sang, chỉ cố gắng gìn giữ những gì còn lại của quá khứ.
Chợ ở Maubises vẫn họp hàng ngày, nhưng sẽ đặc biệt hơn với những màn
vũ hội của người Tetum từ các bản làng xa kéo đến đây vào ngày cuối
tuần. Những chú ngựa thồ như hối hả hơn cho kịp phiên chợ sáng. Tất cả
những gì ngon và tươi nhất, mang đậm thương hiệu “cây nhà lá vườn” đều
được dành cho phiên chợ cuối tuần.
Tạo nên sắc màu cho các nẻo phố là những người Tetum bán khăn choàng. Các loại khăn đều dệt bằng tay với màu vàng và đỏ đặc trưng. Khăn choàng là phụ kiện truyền thống, không thể thiếu trong lễ cưới, đám tang hay các lễ hội lớn khác của phụ nữ Tetum.
Mặt trời đã lên cao, sức nóng của phiên chợ giảm dần, nhưng ngày vui chưa kết thúc. Từng nhóm người Tetum quay tròn và thổi bùng những vũ điệu cổ truyền tại quảng trường trung tâm.
Tôi theo anh Marco - một người Tetum - băng qua những cánh đồng cà phê bạt ngàn để đến ngôi làng người Tetum sinh sống. Tiếng suối róc rách hòa trong tiếng chim véo von, tạo nên khung cảnh thơ mộng trên đường đi.
Những người Tetum thường sống trên những ngôi nhà rông hình tròn và tập trung thành làng. Bên trong nhà rông chủ yếu dành để ngủ. Hai bếp lửa đơn sơ đặt giữa nhà. Những bộ xương thú rừng quý hiếm được trang trí quanh nhà như để khoe chiến công hiển hách chủ nhân.
Chiều tà buông bóng, khói bếp nhà ai đó đã lên. Dọc theo đường đi, những bông đào rừng đang bung cánh. Dường như ở Maubises, mùa xuân không bao giờ kết thúc.
Hầu hết du khách đều chọn khách sạn Pousadas qua đêm như là sự trải nghiệm quá khứ vàng son của người Bồ Đào Nha, bởi Pousadas được thiết kế lại từ một pháo đài. Khách sạn nơi tôi đang ở (Café Maubises) là một biệt thự xinh xắn còn sót lại khi người Bồ Đào Nha đến đây. Nó nằm cạnh rừng thông và bạt ngàn những cây cà phê. Buổi sáng, hương thơm của lứa hoa cà phê đầu tiên nồng nàn căn phòng. Ông chủ khách sạn cũng không nâng cấp hay sửa sang, chỉ cố gắng gìn giữ những gì còn lại của quá khứ.
Nhà thờ Maubises qua ô cửa theo kiến trúc của người Bồ Đào Nha
Tạo nên sắc màu cho các nẻo phố là những người Tetum bán khăn choàng. Các loại khăn đều dệt bằng tay với màu vàng và đỏ đặc trưng. Khăn choàng là phụ kiện truyền thống, không thể thiếu trong lễ cưới, đám tang hay các lễ hội lớn khác của phụ nữ Tetum.
Mặt trời đã lên cao, sức nóng của phiên chợ giảm dần, nhưng ngày vui chưa kết thúc. Từng nhóm người Tetum quay tròn và thổi bùng những vũ điệu cổ truyền tại quảng trường trung tâm.
Tôi theo anh Marco - một người Tetum - băng qua những cánh đồng cà phê bạt ngàn để đến ngôi làng người Tetum sinh sống. Tiếng suối róc rách hòa trong tiếng chim véo von, tạo nên khung cảnh thơ mộng trên đường đi.
Những người Tetum thường sống trên những ngôi nhà rông hình tròn và tập trung thành làng. Bên trong nhà rông chủ yếu dành để ngủ. Hai bếp lửa đơn sơ đặt giữa nhà. Những bộ xương thú rừng quý hiếm được trang trí quanh nhà như để khoe chiến công hiển hách chủ nhân.
Chiều tà buông bóng, khói bếp nhà ai đó đã lên. Dọc theo đường đi, những bông đào rừng đang bung cánh. Dường như ở Maubises, mùa xuân không bao giờ kết thúc.
NGUYỄN CHÍ LINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét