Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Hồ ‘tử thần’ Kivu ở lục địa đen

Hồ Kivu, nằm dọc giữa biên giới hai nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda, là một trong năm hồ lớn nhất của Lục địa đen.

Hồ “tử thần“ Kivu
Hồ “tử thần“ Kivu
Sở dĩ người ta gọi nó là Hồ Tử Thần bởi lượng khí độc nằm sâu dưới đáy nước lên tới hàng tỉ tấn. Theo tính toán của các nhà khoa học, lòng hồ hiện chứa khoảng 65 km3 khí Metan và 256 km3 khí CO2 khiến nó trở thành quả bom hẹn giờ khổng lồ. Nếu lượng khí này thoát ra, nó sẽ cướp đi sinh mạng của ít nhất 2 triệu người sống xung quanh hồ Kivu.
Kivu nằm trong một thung lũng khổng lồ trải dài từ châu Á tới châu Phi. Với chiều dài tới 6.400 km và chiều rộng tối đa 64 km, thung lũng này đang bị kéo về hai phía bởi hoạt động địa chất. Vì thế mà hoạt động của núi lửa trong khu vực này cũng tăng. Một túi dung nham khổng lồ ngay bên dưới hồ Kivu khiến hàng tỷ tấn khí CO2 và metan tích tụ trong nước. Theo tính toán của giới khoa học, lượng khí metan trong hồ vào khoảng 65 km3, còn khí lượng khí CO2 lên tới 256 km3. Thỉnh thoảng khí độc phun lên mặt nước khiến một số người dân sống gần đó ngạt thở. Mặc dù vậy, hồ Kivu là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.

Được mệnh danh là “quả bom nổ chậm” khủng khiếp nhất lục địa đen. Điều đáng nói là những cư dân sống ở gần hồ Kivu  về cơ bản không tin rằng họ đang ăn, ngủ, nghỉ, chơi đùa ngay bên cạnh "quả bom nổ chậm".

Hàng ngày, họ vẫn rủ nhau đến tắm ở những dòng suối nước nóng đầy bọt khí chảy vào hồ Kivu mà không hề hay biết những bọt khí đó là CO2, đang góp phần biến hồ Kivu trở thành "sát thủ" đáng sợ.
Do nằm trong một vết gãy lớn thuộc Đông Phi nên Hồ Kivu thỉnh thoảng lại sôi lên sùng sục, có khi sôi liên tục mấy tuần lễ. Nước sôi tới nhiệt độ có thể luộc chín cá, người dân địa phương chỉ cần vớt cá lên là ăn được luôn. Nguyên nhân khiến nước sôi là do cách hồ không xa là một núi lửa đang hoạt động, dung nham nóng chảy vào hồ khiến nước hồ tăng nhiệt độ.

Hơn thế, ẩn dưới đáy hồ là một kho nhiên liệu hơn 250 km3 khí cacbon đioxit cùng với 65 km3 khí gas metan đủ để cung cấp điện cho vài quốc gia lân cận.

. (theo TTVN )

Không có nhận xét nào: