(VOV) - Đó là ý nghĩa lễ hội pháo thăng thiên (Bun Bangfai) ở Thái Lan...
Hàng năm, thời gian ấn định tùy theo thời tiết, hàng vạn người Thái
Lan, già trẻ gái trai, cùng nhau tham gia lễ hội pháo thăng thiên (Bun
Bangfai) tại miền Đông Bắc nước này để ăn mừng thời khắc bắt đầu của mùa
mưa.
Từ Bangkok, chúng tôi đi xe về phía Đông Bắc Thái Lan, đến tỉnh
Yasothon, một trong những cố đô cũ của Thái Lan. Đường tốt nên chỉ sau 6
giờ đồng hồ, chúng tôi đã vượt qua hơn 500 km và có mặt tại Amphoer
Phanom Fai, thuộc Yasothon.
Năm nay, theo tính toán của các vị cao niên, lễ hội pháo thăng thiên
được tổ chức trong 2 ngày 23/6 và 24/6 tại làng Amphoer Phanom Fai, cách
trung tâm Yasothon chừng 30 km.
Cũng như Việt Nam, Thái Lan là một nước có nền văn minh lúa nước từ
lâu đời.Vì thế cầu mưa đối với họ rất quan trọng. Theo truyền thuyết của
người dân Thái Lan, Thần Mưa Vassacan là một vị thần rất thích lửa. Khi
cầu mưa, người ta bắn những quả pháo lên trời, dâng lửa đến Thần Mưa,
đổi lại Thần Mưa sẽ ban tặng cho họ những cơn mưa để người dân cấy cày,
trồng trọt…
Ngoài ra lễ hội Bun Bang Fai còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn
thực. Cũng như nhiều nơi trên thế giới, người Thái rất chú trọng đến các
hình thức lễ hội có liên quan đến tín ngưỡng phồn thực.
Anh
Somsak Burapapipath,
hướng dẫn viên du lịch người Thái và anh Sitha Rassachack một Việt kiều
đi cùng đoàn cho chúng tôi biết : “Lễ hội này diễn ra đã từ rất lâu,
nhiều người cao niên tại đây cũng không biết là từ bao giờ. Lễ hội diễn
ra vào thời điễm bắt đầu mùa mưa. Tùy theo thời tiết, lễ hội được tổ
chức có thể là vào tháng 5, tháng 6 và thậm chí tháng 8 nếu mùa mưa đến
muộn…”
Trước lễ bắn pháo 1 ngày, diễn ra một lễ rước pháo hết sức hoành
tráng tại Amphoer Phanom Fai. Các làng làm pháo cử các đội múa- hát cùng
với những xe rước pháo được sơn son thếp vàng, trạm trổ cầu kỳ, diễu
hành quanh thị trấn trước khi pháo được chuyển đến bãi phóng.
|
Đám rước lớn
|
|
Thuyền rước pháo
|
|
Ban nhạc
|
Trong ngày này không khí hết sức tưng bừng, náo nhiệt. Cư dân quanh vùng
đổ về để tham dự lễ hội. Tuy nhiên lễ hội không phổ biến lắm đối với
khách du lịch. Bởi vậy, người dân địa phương rất ngạc nhiên khi được
biết có đoàn Việt Nam của chúng tôi, là đoàn khách Việt đầu tiên có mặt
tại Amphoer Phanom Fai tham dự lễ hội Bun Bangfai.
Thật khâm phục cách làm du lịch của người Thái Lan. Hàng ngàn, hàng
vạn người đổ về tham dự lễ hội, mà hoàn toàn không có cảnh chen lấn,
không thấy ai kêu mất cắp. Mọi người đều nhường nhau, không vội vã, xô
bồ. Hầu như không thấy bóng cảnh sát, có chăng chỉ là vài CSGT đứng ra
điều hành để giao thông không bị ùn tắc. Lễ hội mang bản sắc riêng,
không có sự pha tạp.
Do hướng dẫn viên Somsak báo cho Ban tổ chức về sự có mặt của đoàn
khách Việt Nam, khi màn múa kết thúc, cờ của khối ASEAN được đưa ra, lá
cờ Việt Nam được đưa ngay lên đầu và những câu tiếng Việt “Việt Nam, Xin
chào!” liên tục được nhắc lại. Cũng bởi vậy, hôm sau, tại buổi bắn
pháo, BTC cũng chào đón chúng tôi rất nhiệt tình. Chúng tôi được đến gần
giàn phóng để xem cho rõ hơn. Ban tổ chức thật hiếu khách, nhanh nhạy
và chuyên nghiệp.
|
Chào đón đoàn khách Việt Nam
|
Ngày hôm sau, nườm nượp người đổ về khu bắn pháo. Từ cách xa hàng cây số
đã có thể nghe tiếng rít và nhìn rõ đường đi của các loại pháo đang
được bắn lên không trung. Các ngả đường chen kín chân người. Từ bãi xe,
chúng tôi đi bộ gần 1km mới đền được nơi tập kết pháo và giàn phóng. Tại
đây, hàng ngàn quả pháo đang được gắn ngòi nổ để chuẩn bị thi.
Trước đây, pháo được làm bằng các ống tre, trong nhồi thuốc súng và
đất sét, thân buộc thừng chặt, phía dưới là 1 cây tre dài như đuôi pháo
để điều hướng. Ngòi nổ được châm bằng lửa thủ công. Nhưng loại này không
an toàn, bay không cao. Nay pháo được thay bằng các ống nhựa. Ngòi nổ
được kích điện, mặc dù vẫn dùng các kỹ thuật cũ nhưng tính an toàn được
nâng cao, pháo bay cao hơn.
Có rất nhiều loại pháo thi, kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ nhất cũng
phải dài 1 m, đường kính 10 cm. Loại này nặng chừng 10 kg, phóng cao
chừng 300m. Pháo này gọi là pháo “mười ngàn”.
Loại dài 2 m đến 3m, đường kính đến 20 cm trở lên gọi là pháo trung.
Loại này nặng chừng 100 kg, phóng cao hơn 500 m. Pháo này gọi là pháo
“trăm ngàn”.
Loại dài trên 3 m đến 5m, đường kính đến 25-30 cm trở lên cũng gọi
là pháo trung. Loại này nặng chừng 150 kg, phóng cao hơn 1000 m. Pháo
này gọi là pháo “một triệu”.
Loại dài trên 5 m đến 9m, đường kính đến từ 30 cm trở lên gọi là
pháo đại. Loại này nặng chừng 600 kg, phóng cao hơn 2000 m. Pháo này gọi
là pháo “mười triệu”. Đây là pháo to nhất, chỉ đốt 3 quả lúc 10 h
sáng,12h trưa và 18 giờ khi lễ hội kết thúc.
Pháo sẽ được các làng đặt làm hoặc tự làm. Riêng pháo đại sẽ do 1 nhà
máy trong vùng sản xuất và được mua lại. Quả pháo đầu tiên sẽ do tỉnh
trưởng mua.
Giàn phóng pháo lớn gồm 5 giàn sắt cao chừng 20 m, nằm trên 1 quả đồi
nhỏ. Xa chút nữa là 1 giàn phóng các loại pháo nhỏ. Mỗi khi phóng xong 1
quả pháo, loa phóng thanh sẽ đọc tên Làng hoặc tên người sở hữu quả
pháo được phóng lên tiếp theo để Ban Giám khảo chấm điểm.
|
Giàn phóng pháo
|
|
Khu bắn pháo nhỏ
|
|
Một pháo khác được đeo hoa chúc phúc
|
|
Tác giả bên pháo "mười triệu"
|
|
Đưa pháo ra bệ phóng
|
|
Những quả pháo được bắn lên trời
|
Trước màn phóng pháo đại là một màn trình diễn pháo nổ và pháo hoa, báo hiệu cho mọi người biết để tập trung theo dõi.
Trong ngày bắn pháo, đã có 2500 pháo được bắn lên trời. Lễ hội dành 1
giải thưởng trị giá 150,000 baht (tương đương 5,000 USD) cho quả pháo
có thời gian bay trong không trung lâu nhất.
Trong trường hợp pháo bay vào nhà dân, làm hỏng nhà, làng và tỉnh sẽ
đền bù toàn bộ nhà mới cho thân chủ, người có nhà mới đó được coi là rất
may mắn.
Anh Huỳnh Ngọc Sâm, Trưởng đoàn khách du lịch Việt Nam cho biết: “Khi ở
Việt Nam, thấy chúng tôi nói đi du lịch Thái Lan 10 ngày, rất nhiều
người hỏi Thái Lan có gì để mà xem trong 10 ngày ? Đối với phần đông du
khách Việt Nam, Thái Lan là Bangkok- thiên đường mua sắm, là Pattaya
-nơi có bờ biển với những quán bar, sex show… Bản thân tôi, khi chưa đi
xem lễ hội này, tôi cũng có suy nghĩ như vậy. Nhưng sau khi được tham dự
lễ hội, suy nghĩ của tôi khác đi nhiều. Du lịch Thái Lan còn là những
giá trị văn hóa được bảo tồn và tôn tạo một cách tốt nhất như có thể”./.
Vũ Tuấn Hưng/CTV VOVonline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét