Những người đàn ông bộ tộc Akha còn có quyền lấy 3 - 5 vợ mới nếu như "vợ cả" không đáp ứng được nhu cầu của mình.
Mỗi dân tộc trên Trái đất đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán riêng biệt. Nhưng đối với các bộ tộc thiểu số, cụm từ “thiểu số” có lẽ đã nói lên sự mai một về nét văn hóa đặc trưng ở mỗi vùng.
Hôm
nay chúng ta sẽ ghé thăm tộc người Akha tại Burma (Myanmar) - một trong
những bộ tộc hiếm hoi duy trì nhiều nét văn hóa đặc trưng đến ngày nay,
để tìm hiểu về cuộc sống, phong tục tập quán cùng hạn chế của bộ tộc vô
cùng hiếu khách và thân thiện này.
Akha
là một tộc người bản địa, sống tại những ngôi làng nhỏ tại các vùng núi
cao thuộc Bắc Thailand, Myanmar, Lào và Trung Quốc. Thủa ban đầu, người
Akha sống tại Trung Quốc từ khoảng 2.000 năm về trước, nhưng sau đó di
dời về phía Đông Nam Á vào những đầu thế kỷ XX.
Cũng
có tin người Akha thực chất là một nhánh của tộc người O-man, Trung
Quốc, tách ra từ 1.500 năm trước. Cuộc nội chiến tại Myanmar và Lào từ
cuối thế kỷ XIX đã khiến dòng người nhập cư Akha gia tăng và đến nay có
khoảng 80.000 người sống tại các tỉnh miền bắc Thái Lan - nơi được coi
là vùng các dân tộc miền núi lớn nhất. Trên là khung cảnh làng quê
thường ngày của tộc người Akha.
Người
Akha có những kỹ năng tuyệt vời trong việc trồng lúa nước và làm ruộng
bậc thang. Những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng nhất của người Akha tại
Vân Nam, Trung Quốc đã được các học giả nghiên cứu từ hơn 700 năm trước.
Họ cùng nhau chăn nuôi, chủ yếu là lợn và các loài gia cầm.
Bức
ảnh trên ghi lại hình ảnh những người phụ nữ Akha đi làm rẫy. Chó cũng
được nuôi để canh giữ nhà, gia súc và săn bắn. Tuy nhiên, thịt chó cũng
là một đặc sản của nơi đây.
Phụ
nữ Akha đặc biệt khéo léo trong việc kéo sợi bông và may quần áo (thậm
chí họ có thể làm khi đang đi bộ). Những sản phẩm thường được pha trộn
giữa các kỹ thuật may, thêu, tết, bện, kết hợp với các loại thổ cẩm,
lông vũ và cả bạc trắng. Sản phẩm làm ra sẽ được đem bán, mang lại nguồn
thu nhập cho gia đình. Trên là hình ảnh người phụ nữ đang làm chiếc mũ
thổ cẩm đặc trưng của tộc người mình.
Người
Akha dựng vợ, gả chồng từ rất sớm, bắt đầu từ 12 - 14 tuổi và trung
bình một gia đình có khoảng hơn 10 người. Họ duy trì chế độ phụ hệ, đàn
ông được quyền lấy từ 3 - 5 vợ, nhưng thường chỉ lấy đến 4. Văn hóa
người Akha cũng rất thoáng trong việc quan hệ tình dục trước hôn nhân,
thậm chí, họ có hẳn một ngôi nhà chuyên sử dụng để giới trẻ gặp mặt và
"tìm hiểu" nhau.
Theo các người lớn tuổi trong
làng, văn hóa này có từ rất lâu đời. Hành động gặp gỡ, tìm hiểu, quan hệ
nhau trước hôn nhân sẽ giúp cho cả hai bên có được sự lựa chọn phù hợp
nhất cho mình. Hơn thế, vì là duy trì chế độ phụ hệ nên những chàng trai
Akha sẽ lấy nhiều vợ để "nặn" ra cho được đứa con trai duy trì nòi
giống. Việc "thử nghiệm" trước khi cưới sẽ giúp cho người nam giới biết
liệu rằng "đối tác" của mình có đủ điều kiện đáp ứng, khả năng sinh cho
mình đứa con như ý hay không. Nếu không sinh được con trai, người vợ cũ
sẽ bị phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, nhìn chồng mình đi lấy người vợ mới
vì họ chưa làm tròn thiên chức người phụ nữ.
Trên
là hình ảnh hai mẹ con người dân tộc Akha. Cô bé sẽ đứng trước 2 chọn
lựa: trở thành phụ nữ truyền thống như mẹ của mình - kết hôn sớm, sinh
con, làm nội trợ, hoặc trở thành thanh niên lớp trẻ thế hệ mới nhưng sớm
sa ngã, nghiện ngập.
Về
văn hóa tâm linh, người Akha luôn thể hiện sự tôn trọng đối với con
người, đồng thời luôn trân trọng và hòa hợp với thiên nhiên. Từ thủa xa
xưa, họ đã tuân theo một hệ thống điều răn, được gọi là “Akhazangr”- tạm
dịch “truyền thống được cha ông truyền lại”.
Những
lời răn này không đến từ một vị thánh cụ thể mà được đúc kết từ trí tuệ
của hơn 60 thế hệ người Akha - những người được cho là uyên bác và
thông thái nhất. Lời răn dạy đó thường đề cập đến việc đảm bảo hệ thống
nông nghiệp bền vững nhằm tự cung - tự cấp. Không chỉ vậy, cư dân của
tộc người Akha cũng được dặn rằng, phải luôn nở nụ cười rạng ngời trên
môi bởi chỉ có như vậy, niềm vui, hạnh phúc mới đến với họ.
Một
trong số những lời răn đó có vẻ rất cấp tiến. Đó là bảo vệ và gìn giữ
các khu rừng gần làng, bởi đây không những là nơi vui chơi giải trí, nơi
cung cấp dược thảo, gỗ, trái cây và rau rừng, mà còn là nơi ngăn cản
hơi lạnh sương mù từ thung lũng lân cận, đồng thời giữ một lượng nước ổn
định khi mùa khô tới.
Sự tôn thờ này đã được
ông tổ của những dòng họ truyền lại cho dòng dõi của mình, có khi lên
đến 50 đời. Điều này đủ để thấy được bản sắc văn hóa của người Akha vẫn
đang còn duy trì khá mạnh mẽ đến ngày nay.
Tuy
nhiên, người Akha hiện nay phải đối mặt với một tệ nạn, đó là ma túy.
Phải nói thêm rằng, ngày nay, có đến hàng trăm ngôi làng người Akha nằm
trong vùng Golden Triangle (Tam giác vàng - một khu vừng rừng núi hiểm
trở tại biên giới ba nước Thái Lan - Myanmar - Lào).
Bên
cạnh việc trồng các loại cây nông nghiệp, phần lớn các hộ dân trồng hoa
anh túc - còn gọi là cây thuốc phiện. Ngoài ra, sự gia tăng của ngành
du lịch khiến các “du khách ma túy” từ phương Tây có điều kiện xâm nhập
vào. Tỉ lệ người nghiện trong cộng đồng người Akha tăng cao đang tàn phá
cuộc sống của rất nhiều gia đình. Trên là hình ảnh người phụ nữ mắc
bệnh về cổ họng, đó là hệ quả của việc hút thuốc phiện quá nhiều.
Hình ảnh trên ghi lại cảnh một người đàn ông thuộc bộ tộc Akha đang ngậm tẩu thuốc phiện.
Ngoài
ra, những bộ tộc thiểu số được tiếp xúc với xã hội hiện đại đem lại
nhiều cái lợi, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ về sự tồn tại của chính họ.
Rất nhiều thanh niên thuộc lớp trẻ ngày nay đã rời bỏ làng, đến với chốn
đô thị phồn hoa, thịnh vượng. Nhưng đô thị không phải là nơi chào đón
những người có trình độ học vấn thấp và họ lại không thể nói trôi chảy
ngôn ngữ phổ thông.
Những
thanh niên trai trẻ này thường bị phân biệt đối xử và không có nhiều cơ
hội để tồn tại bởi đó mà họ thường sa vào các tệ nạn như ma túy, mại
dâm, dần trở thành tội phạm. Trước thực trạng này, các tổ chức nhân đạo
và giáo dục đang cố gắng thực hiện các công tác tư tưởng, nâng cao giáo
dục của người dân bản địa, nhằm hướng đến một tương lai tươi sáng hơn
đối với bộ tộc giàu truyền thống này.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Fotopedia, Akha Ama, Wikipedia...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét