Tình trạng biến đổi khí hậu đang "nuốt chửng" các hòn đảo tại Thái Bình Dương và nạn nhân sắp tới chính là quốc đảo Kiribati xinh đẹp.
Những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng
hơn bao giờ hết. Trái đất nóng lên, những tảng băng vĩnh cửu tan dần ở
hai cực khiến mực nước biển tăng dần. Một trong những quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất chính là quốc đảo Kiribati.
Kiribati
là một quốc đảo có khí hậu nhiệt đới, nằm tại vùng trung tâm Thái Bình
Dương, trên đường Xích đạo và giáp với Đường chuyển ngày quốc tế về phía
Đông.
Hiện
nay, với việc chỉ nằm trên mực nước biển 10cm, quốc đảo xinh đẹp
Kiribati đang phải đối diện với nguy cơ bị nhấn chìm vĩnh viễn trong vài
thập kỷ tới đây. Điều này sẽ khiến cuộc sống của hơn 105.000 người dân
nơi đây bị xáo trộn và buộc phải di cư.
Quốc đảo gồm 32 rạn san hô vòng và một đảo san hô cao với tổng cộng diện tích khoảng hơn 3,5triệu km2. Hình ảnh trên là một đảo san hô vòng của Kiribati.
Theo
ước tính, mực nước biển tại Thái Bình Dương mỗi năm tăng khoảng 2mm,
nhưng tỷ lệ này chưa thực chính xác, con số cụ thể có lẽ còn cao hơn
thế.
Một căn nhà bị bỏ hoang, ngập trong nước biển khi thủy triều dâng cao ở Tawara - thủ đô quốc đảo Kiribati.
Hiện,
mực nước biển mới chỉ tăng nhẹ nhưng Kiribati đã gặp nhiều khó khăn do
sự thay đổi đáng kể lượng mưa, thủy triều và bão. Nước mặn đã xâm nhập
và ảnh hưởng tới nguồn nước ngọt trên một số đảo. Bên cạnh đó, hạn hán
gia tăng khiến lượng nước ngọt có được từ mưa trở nên vô cùng hạn chế.
Người phụ nữ đang tìm động vật có vỏ (trai, sò…) bên cạnh cây ngập mặn duy nhất.
Nguồn điện dân đảo sử dụng thường là pin năng lượng Mặt trời.
Điều
này gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng - nguồn lương thực chính để có
thể nuôi sống người dân. Đây có thể coi là một vấn đề sinh tử đối với
Kiribati, khi người dân có lúc buộc phải ăn khoai môn cầm cự vì đất mặn
khiến không một loài cây nào sống nổi.
Hình ảnh người vợ đang đứng ở trên "bờ" giúp chồng bắt cá.
Trước
viễn cảnh nền văn hóa hơn 4.000 năm sẽ bị xóa sổ trong tương lai không
xa, ủy ban khí hậu của Liên Hợp Quốc cùng chính quyền địa phương đã đề
ra một vài những giải pháp để cải thiện hiện tượng này.
Bức tường xây dựng để bảo vệ Tawara nay đã gần như bị nhấn chìm.
Đó
là xây đê ngăn biển và thực hiện tái định cư cho người dân. Tuy nhiên,
những biện pháp này chưa thực sự khả thi và để thực hiện được nó cũng
không hề đơn giản.
Chính phủ Kiribati cũng tính
đến một phương án di dời cả đất nước đến một nơi khác bằng việc xúc
tiến mua 2.400 hecta đất trên hòn đảo chính của đảo quốc Fiji (một đảo
quốc thuộc châu Đại Dương) là Viti Levu.
Vùng
đất được rao bán với giá 9,6 triệu USD ( tương đương 192 tỷ VND) - vẫn
nằm trong khả năng chi trả của quốc đảo xinh đẹp. Đây hứa hẹn là một
vùng đất bảo đảm cho tương lai.
Rễ cây ngập nước biển - hệ quả của hiện tượng thủy triều dâng.
Nhưng
dù sao, không ai mong muốn phải di dời quê hương của mình và đến vùng
đất khá chật chội như vậy. Hơn thế nữa, nền kinh tế Kiribati chủ yếu dựa
vào nguồn thu từ du lịch, liệu di chuyển sang khu mới, chính phủ sẽ còn
trụ vững và phát triển hơn được không.
Quả
thực, với rất nhiều phong cảnh đẹp mê hồn cùng truyền thống văn hóa hơn
4.000 năm, người dân Kiribati đòi hỏi nhiều hơn là phương án chỉ di dời
cả đất nước đến một nơi khác.
Cùng ngắm nhìn
lại những hình ảnh của quốc đảo xinh đẹp này trước khi nó biến mất khỏi
bản đồ thế giới qua chùm ảnh và video dưới đây.
Khung cảnh này sẽ sớm biến mất?
Tòa tháp trước kia từng là trung tâm của hòn đảo.
Hình ảnh những cậu bé ngập trong bùn san hô liệu sẽ còn nữa khi nước biển ngày càng dâng cao, như muốn "nuốt chửng" cả quốc đảo.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Guardian, Telegraph, Wikipedia...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét