Đã từng phát triển huy hoàng nhưng những cuộc chiến tranh liên miên dần khiến Ani lụi tàn...
Nằm ở giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, thành phố Ani từng một thời là một đô thị phát triển huy hoàng, với hơn 200 nghìn cư dân Armenian sinh sống.
Bằng chứng là vào thời đó, mặc dù thành phố này không nằm trên tuyến đường thương mại truyền thống nhưng các thương nhân từ khắp nơi vẫn luôn kéo về đây trong chuyến hành trình của mình. Vậy tại sao thành phố này lại trở nên hoang tàn như bây giờ?
Ani là "nạn nhân" của những cuộc chiến tranh giành quyền lực.
Câu trả lời chính là một chuỗi những cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong nhiều thế kỷ mà Ani là nạn nhân.
Một số tài liệu ghi lại cho thấy, được xây dựng vào thế kỷ thứ V, thành phố Ani đã phải chứng kiến rất nhiều các cuộc đấu giữa người Armenia, Kurd, Gruzia, Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ...
Có những thời điểm, thành phố này gần như bị xóa sổ.
Và mỗi lần chuyển giao thế lực như vậy, thành phố này gần như bị xóa sổ. Cuối cùng, đến giữa thế kỷ thứ VIII, người dân rời bỏ Ani, những cuộc chiến tranh liên miên dần biến nó đúng với tên gọi - thành phố chết.
Ani cũng từng được nhắc đến trong biên niên sử của triều đại Kamsarakan Armenia vào thế kỷ V với tư cách là một trong 7 lãnh địa lớn nhất của người Parthia và có nguồn gốc thuộc về người Persian cổ.
Ani còn được biết đến với tên gọi “Thành phố của 1.001 giáo hội”.
Trải qua một thời gian dài bị nhiều triều đại khác nhau cai quản, đến thế kỷ thứ IX, triều đại Bagratuni tiếp quản Ani. Đây không chỉ là khoảng thời gian yên bình nhất trong lịch sử của Ani mà còn đánh dấu cho sự phát triển của thành phố này cũng như cái tên “Thành phố của 1.001 giáo hội”.
Năm 992, các giám mục đứng đầu Giáo Hội Armenia đã sử dụng chính danh tiếng của họ để mang lại sự thịnh vượng cho thành phố. Dân số của Ani tăng gấp đôi chỉ trong vòng một thế kỷ, bắt đầu kỷ nguyên hồi sinh huy hoàng của thành phố này.
Cũng chính vì điều này, Ani một lần nữa lại trở thành mục tiêu của các quốc gia hùng mạnh khác. Đến năm 1045, nó đã trở thành thuộc địa của Rome và đến năm 1064 thuộc về người Thổ.
Điều này dẫn đến một sự giao tranh khác. Đó là sự tranh chấp giữa “1.001 giáo hội” của người Thiên Chúa giáo và người Armenia với những người theo đạo Hồi mới du nhập vào nơi đây.
Những bức bích họa cổ trong một nhà thờ ở thành phố Ani.
Cùng với bao nỗ lực, cố gắng của những người cai quản nơi đây, sự giàu có, thịnh vượng đã quay trở lại với Ani. Nhưng một lần nữa, Ani lại bị phá hủy bởi các cuộc chiến tranh, lần này nguyên do là từ người Mông Cổ (1236). Chính từ đây, thành phố bắt đầu tàn lụi và chính thức biến mất vào năm 1750.
Quang cảnh hoang tàn của thành phố Ani.
Một thời gian sau, Ani được tái phát hiện bởi các nhà khảo cổ học. Tuy nhiên, phải đến sau Chiến tranh Thế giới I, công tác khai quật mới chính thức hình thành.
Cho đến tận năm 1921, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia mới thôi tranh giành lãnh thổ Ani. Cũng chính trong năm 1921, các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi một thông điệp cho phép "xóa sổ toàn bộ Ani khỏi mặt đất".
Mặc dù điều này đã không xảy ra hoàn toàn nhưng cũng gây nên tổn hại nghiêm trọng. Quỹ Di sản Toàn cầu đã cảnh báo Ani đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn do thiếu sự bảo tồn trong nhiều thế kỷ qua.
Ani là "nạn nhân" của những cuộc chiến tranh giành quyền lực.
Một số tài liệu ghi lại cho thấy, được xây dựng vào thế kỷ thứ V, thành phố Ani đã phải chứng kiến rất nhiều các cuộc đấu giữa người Armenia, Kurd, Gruzia, Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ...
Có những thời điểm, thành phố này gần như bị xóa sổ.
Ani còn được biết đến với tên gọi “Thành phố của 1.001 giáo hội”.
Điều này dẫn đến một sự giao tranh khác. Đó là sự tranh chấp giữa “1.001 giáo hội” của người Thiên Chúa giáo và người Armenia với những người theo đạo Hồi mới du nhập vào nơi đây.
Những bức bích họa cổ trong một nhà thờ ở thành phố Ani.
Quang cảnh hoang tàn của thành phố Ani.
Cho đến tận năm 1921, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia mới thôi tranh giành lãnh thổ Ani. Cũng chính trong năm 1921, các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi một thông điệp cho phép "xóa sổ toàn bộ Ani khỏi mặt đất".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét