(iHay) Hiện đang có xu hướng khách du lịch trên toàn thế giới không đổ xô đi tham quan các danh lam, thắng cảnh nổi tiếng mà chuyển sang thăm những nơi nghèo nàn, đặc biệt là khu ổ chuột để trải nghiệm... cuộc sống bần hàn.
Sáu
năm trước, ông Krishna Pujari (Ấn Độ) và một người bạn từ nước Anh là
Chris Ray đã thành lập công ty chuyên tổ chức những tour du lịch thực tế
đến Dharavi, thuộc thành phố Mumbai (Ấn Độ) - nơi được mệnh danh khu ổ
chuột lớn châu Á, theo tin tức từ BBC ngày 24.9.
Mặc
dù Dharavi là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhỏ và các công ty tái
chế, sản xuất ra nhiều hàng hóa trị giá 1 tỉ USD mỗi năm, nhưng hiện
khoảng 1 triệu cư dân tại đây phải sống trong điều kiện nghèo nàn lạc
hậu, mất vệ sinh, theo BBC.
Dharavi được mệnh danh khu ổ chuột lớn nhất châu Á - Ảnh: AFP |
Đa
số người dân sống ở Dharavi di cư từ những vùng quê nghèo khác đến đây
để tìm kiếm cơ hội làm việc tại Mumbai. Hầu hết cư dân tại khu ổ chuột
lớn nhất châu Á này là những lao động phổ thông, tài xế taxi, người nhặt
rác.
“Bạn
nghĩ khu chuột chỉ là một nơi dơ bẩn, tồi tàn. Vâng bạn chỉ có thể thấy
vậy? Nhưng có nhiều thứ để học hỏi trong cái nghèo nàn này”, BBC dẫn
lời ông Pujari. Ông Pujari muốn giúp khách du lịch có một cái nhìn tích
cực hơn về khu ổ chuột thông qua những tour du lịch thực tế.
Công
ty du lịch của ông Pujari là một doanh nghiệp xã hội với 80% doanh thu
dành cho tổ chức từ thiện. “Doanh thu chính của công ty nhờ vào khu ổ
chuột Dharavi, vì thế chúng tôi đem số tiền thu được trả lại cho nơi
này”, ông Pujari cho BBC biết.
Dharavi được mệnh danh là khu ổ chuột lớn nhất châu Á - Ảnh: AFP |
Nhiều
du khách cũng không cảm thấy du lịch khu ổ chuột là một ví dụ của việc
lợi dụng cái nghèo. Florence Martina, một du khách người Pháp cho biết
cô không cảm thấy tội lỗi hay ân hận khi đến tham quan khu ổ chuột
Dharavi.
“Những
người ở đây đang phải đấu tranh chống lại cái nghèo mỗi ngày. Tôi thấy
họ không hề bi quan mà rất năng động, luôn tìm kiếm cơ hội việc làm,
kinh doanh, mua bán”, theo cô Martina.
Nhưng theo BBC, người dân tại Dharavi lại cho rằng họ chẳng được lợi gì từ những tour du lịch khu ổ chuột.
“Những
tour du lịch kiểu này chẳng giúp ích gì cho tôi. Chúng tôi thấy những
người nước ngoài xuất hiện một vài lần mỗi tuần. Đôi lúc họ đến hỏi thăm
chúng tôi, một số du khách biếu tiền, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có
được gì từ những tour du lịch kiểu này”, ông Prasad, một người sống ở
Dharavi, than vãn với phóng viên BBC.
Ông
Hemanth Gopinath, một người dân ở Mumbai và nhiều người khác chỉ
trích các tour du lịch khu ổ chuột khiến cho thế giới bên ngoài có cái
nhìn thiển cận, tiêu cực về Ấn Độ.
Tiến
sĩ Malte Steinbrink, thuộc Đại học Osnabruck (Đức) cho biết: “Chúng tôi
đang chứng kiến một xu hướng tăng vọt trong ngành du lịch khu ổ chuột
trên toàn thế giới, chứ không riêng gì Ấn Độ”.
Theo
tiến sĩ Steinbrink, về mặt lịch sử, du lịch khu ổ chuột xuất phát ở
London cách đây 150 năm trước, khi nhiều người thuộc tầng lớp thượng lưu
tò mò về cuộc sống của những người hạ lưu nghèo khó ở khu vực East End
của London.
Tiến
sĩ Steinbrink cho BBC biết thêm, xu hướng du lịch tới khu ổ chuột trở
thành một hiện tượng cho đến ngày nay, vốn bắt đầu từ thập niên 1990 ở
Nam Phi, sau khi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc và Nelson Mandela được trả tự do.
“Khách
du lịch đến Nam Phi và muốn xem những thị trấn, địa điểm bị ảnh hưởng
nặng nề nhất của nạn phân biệt chủng tộc. Loại hình du lịch này chỉ phù
hợp với những người quan tâm đến chính trị”, tiến sĩ Steinbrink nói.
Một khu ổ chuột ở Nam Phi thu hút nhiều khách du lịch - Ảnh: AFP |
Theo BBC, hằng năm có khoảng 400.000 khách du lịch đến thăm các khu ổ chuột ở nhiều nơi trên thế giới.
“Nếu chúng tôi đặt câu hỏi vì sao ngày càng nhiều người đi du lịch khu ổ chuột,
câu trả lời chắc chắn là bởi vì ngày càng có nhiều khu chuột và ngày
càng nhiều người phải sống trong đó”, BBC dẫn lời tiến sĩ Steinbrink.
Tổ
chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc dự đoán năm 2012 sẽ có khoảng 1
triệu khách tham quan các khu ổ chuột, đồng nghĩa với việc ngành du
lịch khu ổ chuột thế giới đang khởi sắc.
Phúc Duy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét