Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Khám phá những sa mạc "giả tạo" trên Trái đất


Đó là những sa mạc vốn không phải là sa mạc có 1-0-2…

Chúng ta đều biết rằng, sa mạc chiếm gần như 1/3 diện tích bề mặt Trái đất. Mặc dù số lượng sa mạc ấy chỉ tập trung vào 41 quốc gia nhưng ở phần còn lại của thế giới, vẫn có những vùng đất mà người ta gọi chúng là “giả sa mạc”. 

Chúng là những vùng đất từng một thời trù phú, mưa rất nhiều, màu mỡ nhưng chỉ trong phút chốc lại mang dáng dấp một sa mạc nóng bức, khô cằn…

1. Sa mạc Maine

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

“Giả sa mạc” này là một mảnh đất chắp vá nằm cạnh khu rừng thông ở thị trấn Freeport, Maine, Mỹ. Nơi đây, cát không phải là cát sa mạc mà thực ra là cát phù sa của một sông băng cổ xưa. Do sự canh tác và chăn nuôi quá mức khiến cho đất ở đây xói mòn, cát dưới lòng đất bị lộ thiên.

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Năm 1925, một thương nhân tên Henry đã mua lại mảnh đất này với giá 300$ (khoảng 6 triệu VNĐ giá hiện thời) từ gia đình Tuttle - dòng họ đã canh tác mảnh đất này từ năm 1797. Rất nhanh chóng, nơi đây trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khá đông khách du lịch cho tới nay.

2. Sa mạc Osoyoos

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Ít người biết rằng sa mạc ở Canada thực ra có rất nhiều sa mạc là giả. Một trong số đó chính là Osoyoos, một khu vực khô đầy cây bụi ở góc cực Nam của thung lũng Okanagan tuyệt đẹp. Nơi đây có khí hậu bán khô cằn, nóng và khô trong những ngày mùa hạ và rất ôn hòa, ấm áp trong mùa đông.

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Trung tâm giả sa mạc này là một nơi tuyệt vời để tham quan, khám phá hệ sinh thái sa mạc, đặc biệt với 100 loài cây quý hiếm và hơn 300 loài thực vật chỉ tìm thấy tại đây trong toàn bộ lãnh thổ Canada.

3. Sa mạc Carcross

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Lại một giả sa mạc khác ở Canada, Carcross tọa lạc bên ngoài thành phố Carcross, Yukon. Đây được xem là sa mạc nhỏ nhất thế giới, với diện tích vỏn vẹn chỉ có 2,6km vuông.

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Nói đây không phải là sa mạc thông thường là bởi nó thực ra là một vùng cát lớn hình thành cuối Kỷ Băng hà, khi các hồ băng xuất hiện. Theo thời gian, những hồ băng này bốc hơi và để lộ ra lớp cát dưới đáy hồ như ta thấy ngày nay. 

Trên các đụn cát kỳ lạ này, người ta còn thấy có sự tồn tại của một số loài thực vật vốn không bao giờ mọc ở sa mạc thường như cây cói Baikal, đậu Yukon… Vào mùa đông, nơi đây bị đóng băng và trở thành địa điểm trượt tuyết rất thú vị cho người dân địa phương.
 
4. Sa mạc Bledow

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Vùng đất này nằm giữa Bledow và ngôi làng Klucze ở Ba Lan, rộng 32 km vuông, là minh chứng hùng hồn cho quá trình sa mạc hóa do “công sức” con người. 

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Về bản chất, vào thời kỳ Trung cổ, toàn bộ nơi đây là một khu vực rừng cây rậm rạp, rộng lớn. Khi đó, chính lượng thực vật khổng lồ này đã ngăn chặn sự phát triển của lớp cát phía dưới - vốn được gió mang từ các bờ biển Trung Âu tới. 

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Cho tới thế kỷ thứ 12, khi nhân dân vùng này quyết định phá đi khu rừng để xây dựng xưởng làm bạc, toàn bộ sự thật được phơi bày, có một lượng cát rất lớn nằm giấu mình dưới cánh rừng và đây là lúc chúng lộ thiên, biến cả vùng đất trù phú thành một giả sa mạc như hôm nay.
 
5. Cao nguyên Iceland

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Bao trùm hầu hết lãnh thổ lục địa của Iceland, nhưng cao nguyên này được xếp vào danh sách một trong những khu vực không thể sinh sống, có thể coi như một sa mạc.

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Nơi đây, mưa và băng tuyết nhanh chóng bị kết tủa không thể thâm nhập vào lòng đất, làm cho thực vật không thể phát triển được. Kết quả là khu vực này khoác lên mình một bề mặt xám xịt, trơ trọi với đất, dấu tích dung nham và tro núi lửa.
 
6. Sa mạc Rangipo

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Đây là một trong những vùng đất cằn cỗi bậc nhất của New Zealand. Ngược dòng lịch sử, nguyên nhân khiến Rangipo trở thành một giả sa mạc của thế giới đó là một loạt các vụ phun trào núi lửa khoảng 20.000 năm trước đây. 

Chúng làm đất xấu, triệt tiêu mọi hạt giống cây trồng trong lòng đất. Chính vì thế, dù lượng mưa ở đây rất lớn nhưng chẳng có một thảm thực vật nào mọc được ở Rangipo cả.

kham-pha-nhung-sa-mac-gia-tao-tren-trai-dat

Thậm chí, vùng thượng nguồn ở đây có nhiều sông suối, dẫn tới tình trạng nước khoét sâu vào thung lũng, làm đất bọt lên và tro bở rời ra, tạo những hình răng cưa rất độc đáo. Về mùa đông, khí hậu nơi đây rất khắc nghiệt với sương giá và tuyết dày đặc.
 

Không có nhận xét nào: