Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi"


Chắc hẳn bạn sẽ choáng ngợp trước vẻ hoang sơ và hùng vĩ của vùng núi đá "nổi cục" nơi đây...

White Pocket là một vùng núi được cấu thành từ lớp sa thạch cô lập và khó tiếp cận, nằm trong vùng sa mạc "chó ăn đá, gà ăn sỏi" rộng lớn của khu Tưởng niệm Quốc gia Vermillion Cliffs, gần biên giới hai bang Arizona và Utah (Mỹ). Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên đặc biệt với khung cảnh như ở trên các hành tinh khác.

(Click vào hình để ngắm nhìn White Pocket 360 độ).

Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 1
Toàn bộ khu vực này được bao phủ bởi những lớp đá sỏi chồng chất lên nhau. Dải đá sa thạch màu trắng đục nằm ngay trên vùng giao cách giữa phần đất đá nhiều màu như trắng, đỏ, vàng, cam, hồng… Những cấu trúc đá này biến chuyển đa dạng khi trồi lên, thụt xuống khiến cả khu vực như được bao phủ bằng lớp đường bột.
Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 2

Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 3
Địa hình đó tạo nên cho vùng đất này những vết lồi, lõm với hình dáng kì lạ hay thậm chí cả những hồ nước mưa nhỏ tự nhiên. Tại một vài điểm, những lớp đá này lại hoàn toàn xoắn lại với nhau giống như một chiếc bánh đá cẩm thạch khổng lồ.
Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 4
Chúng uốn lượn, đứt gãy hay nối tiếp nhau, khiến nhiều nhà địa chất học phải kinh ngạc bởi sự đa dạng về hình dáng và cấu trúc.
Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 5
Hầu hết những cấu trúc đá tại đây đều được hình thành từ các thế hệ cồn cát lắng đọng, chồng chất từ hàng triệu năm về trước trong kỷ Jura. Các nhà địa chất cho rằng, mỗi lần một lớp đụn cát được thổi xếp đè lên lớp đã có sẵn, đất đá bên dưới lại được nén lại và làm cứng bằng khoáng chất nước ngầm.

(Click vào hình để có cái nhìn 360 độ về những lớp đụn cát giàu phù sa).
Những lớp cắt ngang này thường có nhiều màu sắc khác nhau. Đó chính là nhờ vào chất khoáng trong mạch nước ngầm đa dạng và thay đổi theo từng thế hệ. Chính bởi thế hệ đụn cát cuối cùng bao phủ toàn khu vực này rất giàu phù sa nên nơi này mới mang màu trắng đục cùng với tên gọi “White Pocket”.
Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 6

Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 7
Để giải thích về lý do hình thành thế hệ cát bao phủ cuối cùng trên, nhà địa chất học Marc Deshowitz đã nghiên cứu White Pocket trong một thời gian dài và tìm ra, nguyên nhân chính là động đất.
Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 8
Ông tin rằng, cảnh quan này là kết quả của khối lượng cát khổng lồ trượt xuống từ một cồn cát cao gần đấy dưới tác động của trận động đất. Khi mà lượng cát này đổ sụp xuống đây, nó xé toạc lớp cát phía dưới rồi tự hòa lẫn vào phần nền sẵn có.

Lực ép tức thời từ khối cát gây ra sự điều chỉnh áp lực trong tầng cát phía dưới. Kết quả là tạo nên những "cấu trúc vặn vẹo" hay điểm “thoát chất lỏng” như núi lửa cát. Tất cả tạo cho nơi này một đặc điểm địa chất học lạ lùng nhất trên thế giới.


(Click vào hình để ngắm White Pocket 360 độ).

Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 9
Những lớp đá mỏng và mặt cắt ngang nằm dưới tầng cát phía trên đều được bảo quản một cách tuyệt vời. Điều này chỉ ra rằng, lớp cát ở đây được chôn vùi dưới tầng trầm tích khá dày.

Nói cách khác, những tầng lớp cát này có lẽ đã nằm dưới mặt nước biển trong một khoảng thời gian dài. Áp lực nước được tạo ra trong quãng thời gian đó cũng chính là nhân tố giữ cho "cấu trúc vặn vẹo" này gắn liền và giữ nguyên trạng thái này đến giờ.
Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 10
Khám phá ra vùng đất vào cuối thập niên 1800, những chàng cao bồi và chủ trang trại đã đặt tên cho nó là “White Pocket”, có nghĩa “chiếc túi màu trắng”. Sở dĩ họ đặt tên như vậy bởi thấy rằng, địa hình nơi đây trồi lên, thụt xuống đã tạo ra các vùng trũng tích nước mưa như những “chiếc túi” với màu sắc đặc trưng - trắng.

Ngày nay, nhiều đàn gia súc vẫn đi lang thang một cách tự do trong vùng hoang dã của dãy núi Pariah gần đây và chính những “cái túi “ này là nguồn nước quý báu cho chúng.
Thiên nhiên kỳ thú ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi" 11
Chỉ một năm trước, White Pocket vẫn là một địa điểm không nổi tiếng và chỉ được biết đến bởi những chủ trang trại địa phương hay một số ít những nhiếp ảnh gia ưa mạo hiểm.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi kề từ khi tờ tạp chí National Geographic của Mỹ đăng tải một bài nói về Khu Tưởng niệm Quốc gia Vermillion Cliffs với những bức ảnh tuyệt đẹp của White Pocket. Ngày nay, White Pocket là một địa điểm thu hút rất nhiều người đam mê du lịch và ưa khám phá.

Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh tuyệt đẹp của White Pocket qua video dưới đây:
 
Bích Đào - Theo MASK

Không có nhận xét nào: