Vùng đất này từng là cột mốc trên con đường tơ lụa với những bức tượng Phật khổng lồ...
"Bamiyan" trong tiếng Afghanistan có nghĩa là “Nơi tỏa sáng” và quả thật, thời xa xưa, thị trấn nhỏ ở Afghanistan này từng là cột mốc cho những thương nhân trên con đường tơ lụa huyền thoại.
Chúng ta cùng vén màn sương mù bao phủ những dãy núi để đến thăm vùng đất Bamiyan xa xôi, bí ẩn.
Mặc dù vài nơi trong Bamiyan đang hướng tới hiện đại hóa, nhưng đa phần vẫn chìm trong một không gian cổ kính, đầy màu sắc tôn giáo. Không có điện và đường ống nước ở đây, chỉ có ánh sáng từ Mặt trời, lửa và nước từ suối nguồn thiên nhiên.
Dãy núi Hindu Kush được mệnh danh là “xương sống của Afghanistan”, trải dài 800km, dọc theo lãnh thổ, tới tận miền Bắc Pakistan, giáp với dãy Himalaya huyền thoại là một trong những cảnh quan kỳ vĩ của Bamiyan.
Đỉnh cao nhất của dãy, cao tới 7.708m và cùng với đó là các kiểu văn hóa đa dạng trải dài từ Đông sang Tây.
Thời xa xưa, các nô lệ Ấn Độ đã bị vận chuyển tới Trung Á thông qua những dãy núi lớn ở Bamiyan. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt khiến họ khó có thể bảo toàn mạng sống.
Trong những tháng xuân, người dân thu hoạch hoa màu, lúa mì nhưng họ cũng thường xuyên mất trắng cả mùa vụ do thời tiết xấu.
Pho tượng lớn nhất cao tới 53m và là bức tượng lớn nhất thế giới vào thời điểm nó ra đời, khoảng năm 507 đến 551.
Ngược dòng lịch sử, Afghanistan là trung tâm Phật giáo phát triển rực rỡ vào đầu công nguyên nhờ công đức hoằng pháp của Đại đế Asoka (A Dục vương) ở thế kỷ thứ III TCN.
Các vị cao tăng Phật giáo thường tháp tùng các đoàn buôn để truyền đạo ở các vùng đất mới bằng con đường tơ lụa.
Ngay cả một số bậc Tổ sư, sử luận nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo cũng xuất hiện từ nơi này.
Theo thời gian, chùa chiền bị phá hủy, chiếm lấy, tượng pháp bị mất dần. Hai tượng Phật được chạm vào vách núi nên may mắn còn tồn tại hơn 1.500 năm.
Tuy nhiên, những bức tượng này đã bị những phần tử Hồi giáo cực đoan Taliban phá hủy, chỉ còn lại những tàn tích đổ nát.
Một dự án phục hồi những bức tượng Phật khổng lồ đã được UNESCO thông qua và hy vọng không lâu nữa, chúng ta sẽ một lần nữa được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật hùng vĩ ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét