Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Nhộn nhịp khung cảnh tết Ba Tư độc đáo


Cùng dạo một vòng các quốc gia Trung Á để tận hưởng bầu không khí tết sôi động.
Khác với các quốc gia châu Âu và một số nước châu Á thường ăn tết vào dịp tháng 1, tháng 2, người dân Iran và nhiều quốc gia Trung Á, Balkan, lãnh thổ của đế chế Ba Tư năm nào, ăn mừng ngày đầu năm vào tháng 3. Ngày tết này có tên Nowruz và vừa diễn ra tuần qua, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. 

Màn biểu diễn ca nhạc sôi động trong tết Nowruz.

Nowruz là lễ hội có nguồn gốc từ Iran, được tổ chức ban đầu với ý nghĩa tôn giáo. Trong tiếng Ba Tư, “now” nghĩa là “mới” và “ruz” là “ngày”, Nowruz có nghĩa là “ngày mới”. Sở dĩ nó thường được tổ chức vào tháng 3 vì đây là thời điểm có lễ gieo hạt các loại đậu, lúa mỳ, lúa mạch…

 

 

Cũng giống như những ngày tết dương lịch, âm lịch, người dân các quốc gia theo lịch Ba Tư quét tước nhà cửa, đi mua sắm quần áo mới và thức ăn ngon cho bữa tiệc gia đình. 

 

Một phần quan trọng không thể thiếu của Nowruz là màn bắn pháo hoa và lễ nhảy qua lửa. Thanh niên trai tráng trong làng sẽ phải thể hiện lòng can đảm của mình bằng cách nhảy qua đống lửa to đang cháy dữ dội. Đống tro sau đó sẽ được gom lại, chôn dưới cánh đống, đánh dấu sự kết thúc của “tro tàn” – tượng trưng của vận rủi. 

 

 

Sau lễ nhảy qua lửa, các gia đình bày bàn lễ truyền thống với bảy món ăn đều bắt đầu bằng chữ “s” trong tiếng Iran gọi là bàn Haft Sin. Cả gia đình tụ tập quanh bàn lễ, cùng nhau cầu nguyện và chúc mừng khi lễ giao thừa bắt đầu. 

 

 

Ngoài những lễ hội có tính tương đồng trên toàn những lãnh thổ thuộc Ba Tư xưa, mỗi quốc gia cũng có cách tổ chức lễ ăn mừng khác nhau. 

 

 

Ở Kyrgyzstan, người dân mỗi làng đều tham gia vào trò chơi Kok-Boru, một bộ môn cưỡi ngựa truyền thống phổ biến ở Trung Á. Người tham gia cưỡi ngựa và tìm cách tranh cướp “bóng”, chỉ khác là quả “bóng” ở đây được thay bằng…phần thân không đầu của một con dê!

 

 

Một nghi lễ không kém phần độc đáo khác của người Kyrgyz là lễ Kyz Kumay, nghĩa là “hôn cô gái” khi những chàng trai cưỡi ngựa tìm cách đuổi theo và hôn bằng được cô nàng chạy phía trước, trong tiếng hò reo của dân làng. 

 

Ở Kabul Afghanistan, người dân tụ tập ở ngôi đền Sakhi trên đỉnh đồi, chờ đón dịp năm mới. 

 

Họ cũng leo lên hàng rào tìm cách chạm vào hay hôn lá cờ thần thánh trước đền Hazrat-e Ali. Hành động này được cho là mang lại may mắn. 

 

Ở Tashkent, Uzbekistan, người dân và du khách được mãn nhãn khi chiêm ngưỡng những vũ công xinh đẹp trong những chiếc váy lụa đính đá, uyển chuyển trong vũ khúc mê ly. 

 

Hình ảnh tương tự cũng diễn ra tại thị trấn Marneuli, Georgia. 

 

 

 

 

 
Supertramp (Xzone/TTTĐ)

Không có nhận xét nào: