Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Dẻo thơm bánh Mochi Nhật Bản


Không chỉ đẹp mắt, những chiếc bánh mochi từ gạo nếp của Nhật Bản còn nổi tiếng khắp thế giới với hương vị đặc trưng, thơm, mềm và ngọt dịu.
 bánh Mochi Nhật Bản 
bánh Mochi Nhật Bản
Người Nhật gọi loại bánh gạo này là daifuku mochi. Nó xuất hiện lần đầu từ xa xưa, thường được người Nhật Bản dùng vào các dịp lễ, Tết hay đơn giản là ngày họp mặt gia đình. Đặc biệt vào dịp năm mới, mochi được ví như may mắn, thịnh vượng.
Một phát hiện rất thú vị về mochi, ban đầu, bánh có hình vuông hoặc chữ nhật và không có nhân bên trong. Cho đến ngày nay, vào dịp Tết, các gia đình Nhật Bản vẫn làm mochi chữ nhật để dâng cúng lên tổ tiên. Ngoài ra, mochi còn được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến một số món ăn truyền thống của Nhật Bản, như canh Zoni.
Hầu hết đều có nhân bánh đậu đỏ, đậu trắng hoặc đôi khi là dâu tây hay một số loại hoa quả khác kết hợp với dậu đỏ. Vỏ bên ngoài mềm, dai dai là nét đặc trưng của mochi, trong khi đó lớp bột gạo trắng muốt bên ngoài giúp chúng trở nên mịn màng và ngon mắt hơn rất nhiều.
Đôi khi, người Nhật sử dụng màu thực phẩm để tạo nên màu sắc cho vỏ bánh mochi. Thông thường, các màu sắc dịu nhẹ như xanh, hồng và nâu. Đồng thời, màu vỏ bánh thể hiện loại nhân bánh bên trong như trà xanh, đậu, ca cao.
Ngày hôm nay, chúng mình cùng thử sáng tạo với bánh mochi Nhật Bản. Thay vì nhân đậu đỏ truyền thống, các ấy tự chế với chanh, hồng và vải, trong khi đó trộn bột nếp cùng bột trà xanh và phủ một lớp vừng bên ngoài. Kết quả bất ngờ lắm nhé!
Tớ bật mí cho các ấy bí quyết để làm vỏ bánh moichi thật dẻo nhé. Chúng mình trộn một tô bột gạo nếp, ½ muỗng cà phê đường và 2/3 tô nước, sau đó nhào hỗn hợp cho đến khi đạt độ mịn cần thiết. Công đoạn tiếp theo, các ấy để hỗn hợp bột trên vào lò vi sóng trong khoảng 1 tới 2 phút, hoặc có thể thay thế bằng phương pháp hấp.
Thời gian để bột trong lò vi sóng phụ thuộc vào nhiệt độ nữa nhé. Vì vậy, các ấy nên kiểm tra độ dẻo của bột thường xuyên sau mỗi 30 giây. Bột mochi hoàn hảo phải đảm bảo độ mịn, dai và mềm, chứ không quá nát.
Khi nặn bánh, các ấy nhớ phủ một lớp bột nếp khô lên lòng bàn tay để tránh bột bánh dính vào nhé. Các ấy cũng không nên làm vỏ bánh quá sớm khi nhân bánh chưa sẵn sàng, vì khi vỏ khô sễ khó kết dính với nhau.
Sở dĩ người Nhật Bản sử dụng đậu đỏ để làm nhân cho bánh mochi phổ biến hơn cả là vì đậu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Màu xanh của mochi được tạo nên từ bột trà xanh. Trong quá nhào nhào bột, chúng mình cho thêm một muỗng bột trà xanh vào gạo. Như vậy, bánh không chỉ có màu xanh dịu mát, mà còn thoảng hương trà rất thơm. Nếu muốn màu hồng nhẹ nhàng cho vỏ bánh mochi, chúng mình nhỏ một giọt màu thực phẩm đỏ vào hỗn hợp bột.

Theo: Xaluan.com

Không có nhận xét nào: