Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Thành phố tọa lạc giữa hàng chục núi lửa

Aucland, thành phố lớn nhất và đông dân nhất ở New Zealand, ra đời trên một khu vực gồm khoảng 50 núi lửa. Chúng phun trào 90 lần trong 90.000 năm qua.
lk
Wellington, ngọn núi lửa có độ cao 135 m, nằm cách trung tâm thành phố Aucland khoảng 10 km về phía đông nam. Không ai có thể biết trước thời điểm mà một núi lửa sắp phun trào ở Aucland. Một khối magma khổng lồ, với độ sâu lên tới vài trăm km, đang tồn tại bên dưới thành phố. Đây cũng là khu vực núi lửa basalt duy nhất trên thế giới vẫn hoạt động. Dân số ở Aucland vào khoảng 1,4 triệu - tương đương chừng 1/3 dân số New Zealand.
va
Cứ vài trăm hoặc vài nghìn năm, một khối magma lại vọt lên từ một vị trí yếu bên dưới Aucland và tạo ra một chóp núi, hố khổng lồ hoặc phá. Trong lần gần đây nhất (từ 600 năm trước), khối magma tạo ra hòn đảo Rangitoto (trong ảnh) có chiều rộng tới 6 km, phá hủy một khu dân cư ở đảo Motutapu gần đó.Rangitoto là thắng cảnh tự nhiên mang tính biểu tượng của Aucland, với hình dạng chóp nón khá đối xứng.
ba
Eden, với độ cao 196 m, là núi lửa cao nhất ở Aucland. Giống như Eden, tất cả núi lửa ở Aucland đều nhỏ so với phần lớn núi lửa trên thế giới. Chẳng hạn, tổng thể tích dung nham mà 50 núi lửa ở đây phun trào trong lịch sử chỉ tương đương lượng dung nham mà núi lửa St Helens ở Mỹ phun trào vào năm 1980.
ag
Mọi núi lửa ở Aucland đều nằm trong khu vực có bán kính 20 km từ trung tâm thành phố. Nhiều ngọn núi lửa giống như quả đồi nhỏ. Nước xuất hiện trong một số núi lửa và biến chúng thành hồ.
ga
One Tree Hill là núi lửa lớn nhất tại Aucland. Nó cũng là một trong những núi lửa có tầm quan trọng nhất về văn hóa đối với thành phố. Một cây thông, một đài tưởng niệm và một ngôi mộ nằm ở trên đỉnh đồi. Người yên nghỉ dưới mộ là John Logan Campbell, người sáng lập thành phố.
ừ
Những núi lửa từng phun trào ở Aucland không bao giờ hoạt động lần thứ hai. Điều đó có nghĩa là, nếu một vụ phun trào xảy ra, nó sẽ xuất hiện ở một vị trí hoàn toàn mới. Vì thế dự đoán núi lửa nào sắp phun trào là nhiệm vụ bất khả thi đối với các nhà khoa học. Ngoài ra, dung nham basalt vọt lên rất nhanh nên các nhà khoa học cũng không thể cảnh báo sớm để người dân sơ tán kịp thời. Với tất cả những lý do đó, nếu núi lửa nào đó phun trào ở Aucland, hậu quả sẽ cực kỳ thảm khốc.
fdPhóng to
Pupuke, một hồ nước ngọt ở bờ phía bắc của Aucland, nằm trong một miệng núi lửa.
Ảnh: GNS Science

Không có nhận xét nào: