Đây là những nơi lưu giữ vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ nhất của tự nhiên.
Sự vận động và phát triển của tự nhiên, sinh vật đã mang lại những kỳ quan thiên nhiên, những nét đẹp kỳ lạ và nguyên sơ nhất. Thời gian đã vô tình giúp ích cho những công trình nghệ thuật lộng lẫy và hoành tráng này trở nên vô giá. Đó chính là: Vịnh Cá mập (Australia); công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ)… Những tượng đài thiên nhiên hùng vĩ của thế giới, niềm hãnh diện của mỗi quốc gia sở hữu.
Vịnh Cá mập (Australia)
Nằm ở phía Tây Nam của Australia, Vịnh Cá mập được nhà thám hiểm châu Âu, Dirk Hartog, khám phá từ năm 1616. Đến năm 1699, nó được nhà thám hiểm William Dampier đặt tên là “Shark Bay” – Vịnh Cá mập.
Vịnh Cá mập
Diện tích hơn 10.000 km vuông, bờ biển dài 1.500 km và dân số chưa tới 1.000 người, Vịnh Cá mập nổi tiếng với thảm thực vật khổng lồ với diện tích hơn 4000 km vuông, lớn nhất, phong phú nhất trên thế giới. Bờ cỏ biển trên vịnh Cá mập rộng mênh mông, cũng thuộc dạng lớn và đa dạng nhất thế giới.
Những bờ cỏ rộng mênh mông
Hamelin Pool
Nằm ở phía Nam của vịnh, là nơi có lớp đá trầm tích từ vi sinh vật sống hơn 3000 năm tuổi. Đây là nơi điển hình về sự đa dạng, phong phú nhất của các hình thức đá trầm tích trên thế giới.
Những lớp đá trầm tích hàng ngàn năm tuổi
Birridas
Đây là điểm đặc biệt ở vịnh Cá mập, những lớp đất sét thạch cao cứng được gọi là Birridas. Birridas rất đa dạng về kích thước, có hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính khoảng 100 m, lún vào bất thường hoặc lún kéo dài giữa các cồn cát với chiều dài vài km.
Barridas “Hiện tượng thiên nhiên bậc nhất” tại Vịnh Cá mập
Barridas chính là một trong những “Hiện tượng thiên nhiên bậc nhất”, góp phần quan trọng đưa Vịnh Cá mập trở thành di sản thiên nhiên thế giới năm 1991.
Công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ)
Được thành lập ngày 01/03/1872, nằm ở các bang phía Tây: Wyoming, Montana, Idaho của nước Mỹ, với diện tích: 8.980 km vuông. Đây là vườn quốc gia đầu tiên của nước Mỹ và cũng là đầu tiên của thế giới.
Công viên quốc gia hệt như hoa hướng dương
Hệt như một bông hoa hướng dương vàng rực, người Mỹ tin rằng đây chính là nơi hội tụ những gì tinh túy nhất của các vườn quốc gia nước Mỹ.
Hồ Yellowstone trong buổi sáng mùa xuân
Với 10.000 mạch nước nóng (chiếm hơn 50% số lượng toàn thế giới) và khoảng 300 mạch nước phun trào từ mặt đất (tiêu biểu là mạch nước phun Old Faithful), rặng núi Grand Canyon, nhiều loài thú hoang dã: gấu Bắc cực, chó sói, nai sừng tấm, bò rừng…
Mạch nước Old Faithful phun trào nước nóng cứ 91 phút/lần
Rãnh núi Granhd Canyon màu vàng, đây là nguồn gốc tên công viên
Động vật đa dạng tại vườn quốc gia
Công viên quốc gia “Hòn đá vàng” chính là niềm tự hào về thiên nhiên của mỗi người dân nước Mỹ.
Hồ Mono (Mỹ)
Nơi khởi nguồn sự sống của hành tinh, với 760.000 năm tuổi, Hồ Mono là hồ “già” nhất Bắc Mỹ. Hồ có độ sâu trung bình khoảng 17m, diện tích 178 km vuông và là điểm du lịch cực kỳ lý thú của nước Mỹ.
Hồ Nomo từ trên cao
Hồ Mono mang vẻ đẹp hoang sơ với những tháp nhũ đá Tufa đủ hình thù kì quái, khung cảnh ở đây tựa như một thế giới của những câu chuyện viễn tưởng.
Cảnh đẹp lãng mạn và đậm nét đặc biệt khi về đêm
Nét hoang sơ, kỳ thú như phim viễn tưởng
Ngoài ra, hồ Mono là khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng và là nơi dừng chân của các loài chim di cư.
Đây cũng là nơi trú ngụ của các loài chim di cư
Vẻ đẹp muôn màu, quyến rũ và cũng rất kỳ vĩ của thiên nhiên đã lôi cuốn con người tìm đến những vùng đất mới lạ. Không chỉ sở hữu những hiện tượng địa chất tự nhiên kỳ lạ, mà ở đó còn có cả những truyền thuyết, những câu chuyện lý thú và cực kỳ độc đáo.
Cao Hồ (Nam Mỹ)
Hồ núi lửa cao nhất thế giới với độ cao 19.265 feet (5.871 km) tọa lạc trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Đó chính là Cao Hồ, hay còn có tên là hồ Simba, nằm phần lớn trên lãnh thổ Chile.
Toàn cảnh Cao Hồ ở Nam Mỹ
Hồ Simba được cho là giống với các hồ trên Sao Hỏa
Đây là một nơi đặc biệt, được cho là có thể có sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Các chuyên gia địa lý và nghiên cứu vũ trụ cho rằng: Cao hồ có đặc điểm tương tự với những hồ đã tồn tại trên Sao Hỏa cách đây 3,5 triệu năm.
Cao Hồ có nước màu đỏ đặc trưng của tảo
Màu đỏ là màu đặc trưng ở hồ Simba, vì tảo ở đây phát triển để chống lại các bức xạ tia cực tím cao.
Hồ Pilbara (Australia)
Nằm ở phía Tây Australia, Pilbara là một trong những hồ nước nông nhất thế giới.
Một góc hồ nước Pilbara
Điều đặc biệt, những quần thể vi khuẩn ở đây đã kết hợp tạo thành các lớp đá trầm tích và cùng với nước nó tạo ra những cấu trúc đá đặc sắc, với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau.
Một quần thể đá hình nón tại Pilbara giống như những quả trứng và chúng cao khoảng nửa inch (1,2 cm)
Những khối đá tại Pilbara được cho là hình thành khoảng hơn 3 tỉ năm về trước, và nó chính là đại diện cho sự tồn tại sự sống cổ xưa nhất trên trái đất.
Sông Rio Tinto (Tây Ban Nha)
Dòng sông có lẽ là kỳ lạ nhất thế giới, với chiều dài hơn 62 dặm (100km) trải dài từ vùng Tây Nam của Tây Ban Nha và đổ ra Đại Tây Dương.
Một khúc sông Rio Tinto
Dòng sông chảy theo những bậc thang trên nền những kim loại nặng như: sắt… và có cả axit trong dòng nước.
Nước ở dòng sông Rio Tinto có màu vàng rực
Tuy nhiên, điều độc đáo và kích thích giới nghiên cứu chính là sự đa dạng đến khó tin về các quần thể vi sinh vật tảo và nấm tại dòng sông Rio Tinto này.
Các quần thể vi sinh vật tồn tại ngay dưới những lớp kết tủa màu vàng của oxit sắt
Sự đa dạng đến bất ngờ của tự nhiên đã làm quyến rũ và thu phục được những đòi hỏi khắt khe nhất của con người.
Lần này chúng ta cùng chiêm ngưỡng những nét đẹp mới lạ và cũng không kém phần hoành tráng với sự đặc thù địa lý và đa dạng của sinh vật thiên nhiên.
Quần đảo Svalbard (Nauy)
Nằm ở phần xa nhất của cực Bắc đất nước Nauy, điểm giữa của châu Âu với Bắc cực. Svalbard được chính thức công nhận là lãnh thổ của Nauy từ năm 1925.
Một góc quần đảo Svalbard
Quần đảo với ba đảo lớn có người ở gồm: Spitspergen, Hopen và Bjornoza, trong đó Spitspergen là đảo lớn nhất.
Quần đảo Svalbard nằm giữa bờ biển phía Bắc Nauy và Bắc cực nên ở đây mặt trời không lặn từ tháng 3 tới giữa tháng 10 hàng năm. Trong khoảng thời gian đó thời tiết rất lạnh mặc dù ánh nắng luôn luôn hiện hữu.
Đảo Spitspergen là đảo lớn nhất trong quần đảo Svalbard
Spitspergen vào mùa hè
Thành phố đông đúc nhất trên đảo là Longyearbye (thuộc đảo Spitspergen), đây được bầu chọn là một trong 10 thành phố màu sắc nhất thế giới. Tại Longyearbyen có đạo luật cấm đột tử rất kỳ lạ
Những ngôi nhà sặc sỡ vào mùa Hè lẫn mùa Đông. Khi màn đêm buông xuống thành phố Longyearbyen trở nên đẹp lung linh, huyền ảo.
Tuy nhiên, vì không được hiệp định Schengen công nhận nên công dân đến vùng đảo Svalbard sẽ không cần phải trình xuất giấy tờ tùy thân hay visa.
Đây là nơi hội tụ đặc trưng của núi lửa, suối nước nóng và các tảng băng vĩnh cửu, Svalbard được xem là nơi hội tụ tổng thể đặc hữu của tự nhiên: nước, đá và các dạng sống nguyên thủy.
Băng tuyết hình mặt người khóc bí ẩn rất nổi tiếng tại đảo Nordaustlandet của Svalbard thu hút sự hiếu kỳ của đông đảo du khách khi tham quan tại đây.
Quần đảo Svalbard có rất nhiều loài động vật hàn đới, ở đây có tới 3000 loài gấu trắng Bắc cực và nhiều loài thú khác sinh sống.
Dãy núi Flinders (Australia)
Khu vực dãy núi Flinders còn tồn tại một phần của dãy đá lật của núi Flinders được cho là dấu hiệu gợn sóng của một đáy biển cổ đại. Đây là khu vực tìm thấy được các sa thạch, hóa thạch đầu tiên của sinh vật cổ đa bào từ hơn 600 triệu năm về trước.
Đá lật được coi là dấu hiệu địa lý tồn tại do gợn sóng của đáy biển cổ đại.
Phạm vi dãy núi và thung lũng Flinders là một trong những nơi hoang sơ và vắng vẻ nhất của Australia.
Nét hoang sơ vắng vẻ tại Flinders
Đến đây du khách có thể tham quan và ngắm cảnh bằng cách đi bộ hoặc xe đạp, đến thăm đài thiên văn lừng danh Wilpeana Pound – đài thiên văn thiên nhiên khổng lồ trên dãy Flinders. Đây cũng là khu vực cực kỳ thuận lợi để quan sát toàn cảnh thung lũng Flinders.
Du khách khá lạ lẫm với nét hoang sơ tại dãy Flinders
Đảo Ellesmere (Canada)
Nằm ở Bắc cực là vùng đất xa nhất của Canada, nơi đây có những tảng băng khổng lồ của thế giới. Ellesmera là vùng đảo duy nhất còn chứa đựng hệ sinh thái Bắc cực trên hành tinh.
Băng tuyết bao quanh đảo Ellesmere
Trước đây đảo Ellesmere đã được bao bọc bởi những lớp băng rất dày, tuy nhiên càng gần đây các tảng băng đã có dấu hiệu tan chảy và tách rời khỏi các đảo tại đây. Đó cũng là tác động của sự nóng lên của trái đất.
Những tảng băng bị tan chảy từ Ellesmere
Điều đặc biệt tại đây tồn tại các dạng địa chất rất gần với sao Mộc. Các vịnh nhỏ có các dòng chảy với lượng lưu huỳnh rất lớn và hỗ trợ sự phát triển các vi khuẩn dưới dòng.
Dòng chảy trong vịnh tại đảo Ellesmere với hàm lượng lưu huỳnh rất lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét