Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Những điều gây sốc khi đến Brunei

Brunei vốn được biết đến là đất nước Hồi giáo giàu có nhờ dầu mỏ, thế nhưng nhiều du khách vẫn sốc về sự thịnh vượng của vương quốc này.
Vàng có ở khắp nơi
Chóp của các Thánh đường ở Brunei đều được dát vàng 24k. Ảnh Telegraph
Chóp của các Thánh đường ở Brunei đều được dát vàng 24k. Ảnh Telegraph
Ở ngay khách sạn 4 - 5 sao hay các Thánh đường Hồi giáo, bảo tàng, cung điện bạn đều có thể nhìn thấy vàng được sử dụng để trang trí. Thánh đường Jame Assr Hassanil Bolikah Mosque có 29 đỉnh chóp đều được dát vàng. Ước tính khoảng 5 tấn vàng được sử dụng để làm thánh đường này. Đền thờ Hồi giáo Omar Ali Saifuddin là biểu tượng cho sự giàu có và sung túc của vương quốc Brunei. Điều đó được thể hiện ngay trên mái vòm và những nóc tháp được mạ vàng rực rỡ.
Hoàng cung Istana Nurul Iman có mái vòm làm bằng vàng thiết kế theo kiểu Hồi giáo Malaysia. Sàn cung điện được lát bằng đá cẩm thạch nhập từ 38 nước trên thế giới. Cung điện này được xây dựng vào năm 1984 với chi phí khoảng 400 triệu mỹ kim.


Chỉ 1 USD Brunei là được cấp nhà
Những ngôi nhà ở Brunei rất đẹp do Nhà nước cấp cho người dân. Ảnh
Những ngôi nhà ở Brunei rất đẹp do Nhà nước cấp cho người dân. Ảnh photobucket
Người dân Brunei được cấp nhà miễn phí nhà ở. Họ chỉ cần đóng cho nhà nước 1 USD để đăng kí nhận nhà. Sau 3-5 năm người dân sẽ được nhà nước cấp nhà.
Miễn học phí, viện phí
Người dân Brunei được khám, chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Ảnh The Brunei Times
Người dân Brunei được khám, chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Ảnh The Brunei Times
Học sinh ở Brunei được đi học miễn phí, nam và nữ học ở các trường riêng. Nếu tốt nghiệp THPT mà muốn học Đại học ở nước ngoài, Nhà nước sẽ cấp bổng du học với điều kiện thời gian du học nước ngoài bao nhiêu năm thì sau khi trở về người đó phải làm việc cho nhà nước bấy nhiêu năm. Ví dụ nếu đi học ở Anh 4 năm thì về nước người đó phải làm việc cho nhà nước ít nhất 4 năm.
Chữa bệnh ở Brunei cũng hoàn toàn miễn phí. Nếu bệnh nhân bị bệnh nặng mà bệnh viện không có khả năng chữa sẽ được chuyển sang Singapore điều trị. Viện phí ở Singapore sẽ do nhà nước Brunei chi trả.
Taxi, xe bus rất hiếm
Taxi ở Brunei rất ít, muốn đi là phải gọi điện đặt trước. Ảnh The Brunei Times
Taxi ở Brunei rất ít, muốn đi là phải gọi điện đặt trước. Ảnh The Brunei Times
Một khó khăn cho du khách khi đến Brunei là rất ít taxi vì người dân ở đất nước Hồi giáo này đều sở hữu ô tô riêng nên dịch vụ taxi không phát triển. Muốn đi taxi thăm thành phố bạn phải nhờ lễ tân gọi điện đặt trước một tiếng và hẹn thời gian đón về. Nếu không hẹn trước, rất có thể bạn sẽ không có phương tiện để quay trở lại khách sạn.
Xe bus ở Brunei có nhưng rất ít, chỉ dùng làm phương tiện di chuyển cho người nước khác đến Brunei làm việc.


Đi chợ đêm mua đồ ăn nhanh
Ảnh Cebu smile
Chợ đêm Gadong luôn tấp nập, người dân đến đây chủ yếu mua đồ ăn nhanh. Ảnh Cebu smile
Người dân ở Thủ đô Bandar Seri Begawan có thói quen ra chợ đêm Gadong mua đồ ăn nhanh. Các loại thức ăn đều được đóng sẵn thành từng suất như cá nướng, gà nướng, chè, cơm đóng hộp, thịt xiên nướng… Buổi tối thay vì nấu ăn, nhiều gia đình lái xe đến chợ đêm mua các hộp thức ăn chế biến sẵn.  Chợ đêm họp từ 7h tối rất tấp nập và đây là chợ đêm duy nhất ở thủ đô có 150.000 người sinh sống này.
Sống trên sông nhưng đi làm bằng ô tô
Ngồi nhà trên làng nổi
Mặc dù xây dựng trên sông nhưng những ngôi nhà được làm rất đẹp và hiện đại. Ảnh ruzhiwashere
Làng nổi trên sông mang tên Kampong Aye có 290.000 người sinh sống. Điều đặc biệt ở ngôi làng này là dù sống trên sông nhưng thiết bị trong các ngôi nhà rất hiện đại, hệ thống điều hòa mát lắp đặt khắp nơi. Người dân sống trên làng nổi nhưng đi làm ở trong thành phố. Thường họ di chuyển từ nhà lên bờ bằng 5 phút đi thuyền, sau đó lấy ô tô để sẵn trên bờ để đi làm. Xưa kia người dân Brunei sống chủ yếu bằng đánh bắt cá ở trên sông, từ khi phát hiện ra dầu mỏ, người dân làng này bỏ nghề.


Không có nhận xét nào: