(iHay) Dưới cái nắng hầm hập như đổ lửa, chiếc xe thể thao đa dụng hùng dũng lăn bánh qua con đường cát sỏi nhấp nhô, rồi dừng lại bên cánh đồng bông tươi tốt.
Từ trên xe, Ronen Pelleg,
một nông dân gần 60 tuổi, bước xuống trong bộ đồ màu xanh không còn mới
cùng đôi giày lấm lem đất. Bằng khả năng giao tiếp tiếng Anh trôi chảy,
Pelleg chậm rãi giới thiệu các khu nông trại do kibbutz của ông phát
triển.
Thành phố Tel Aviv yên ả - Ảnh: N.M.T |
1 Được định hình hồi thập niên 1910, kibbutz là khu định cư của người Do Thái.
Hiểu đơn giản, đây là một cộng đồng kiểu “hợp tác xã” được phát triển
theo mô hình Do Thái. Hiện nay, theo công bố của chính phủ Israel, nước
này có khoảng 270 kibbutz, với khoảng 127.000 người đang định cư. Nằm
trong số đó, kibbutz mà ông Pelleg sinh sống có tên Yad Mordekhay, nơi
gắn liền với một sự kiện lịch sử quan trọng thuở Israel vừa lập quốc.
Cách đây 65 năm, tại Yad
Mordekhay, 120 người Do Thái chỉ với súng cá nhân, 2 súng máy cùng 2
khẩu súng cối đã kìm chân 1.000 binh sĩ Ai Cập, được hỗ trợ bởi pháo
binh, xe tăng và cả máy bay, suốt 5 ngày.
Nhờ đó, Israel có thêm thời
gian để củng cố lực lượng, góp phần quan trọng vào chiến thắng sau đó
trước liên quân Ả Rập. Sự kiên cường của những người Do Thái tại Yad
Mordekhay, đơn giản vì họ muốn giữ vững một quốc gia mà như lời bà Golda
Meir (*) nói, dân tộc này đã chờ đợi suốt 2.000 năm mới có thể tái lập.
Ông Ronen Pelleg đang giới thiệu về cánh đồng bông |
Ngược dòng quá khứ, theo
các tài liệu lịch sử, khoảng thế kỷ 13 trước Công nguyên, sau bao năm
sống kiếp ly hương ở Ai Cập, nhà tiên tri Moses đã dẫn dắt dân tộc Do
Thái cổ để trở về vùng đất Israel hiện nay. Câu chuyện gắn liền với
huyền sử “xẻ đôi biển Đỏ” mà người ta vẫn thường nhắc đến.
Tiếp đó, họ phải chịu đựng
bao biến cố trong hơn 1.000 năm, để rồi một lần nữa phải ly hương do bị
các đế chế khác trục xuất. Kể từ đây, họ lại bắt đầu lưu lạc khắp thế
giới trong suốt 2.000 năm.
Thế nhưng, khoảng thời gian
2.000 năm dài đằng đẵng không đủ sức chôn vùi ý chí dân tộc này và
phong trào phục quốc Do Thái, do Theodor Herzl (1860 - 1904) sáng lập,
đã hình thành trở lại vào cuối thế kỷ 19.
Tuy nhiên, người Do Thái
phải chờ thêm nửa thế kỷ, đến năm 1948 mới tái lập quốc gia Israel với
diện tích ngày nay chỉ hơn 20.000 km2. Khó khăn chưa dừng
lại, cũng vào năm 1948, họ lại phải đối mặt với cuộc tấn công của liên
quân Ả Rập. Chiến tranh còn tràn qua đất nước này vài lần nữa.
2 Quay
lại với thực tại, bãi chiến trường xưa, ở Yad Mordekhay, cách nơi
Pelleg đứng nói chuyện với chúng tôi chỉ vài trăm mét, nhưng người ta
không còn cảm nhận được dấu vết gì của cuộc chiến ngày trước.
Thay vào đó, Yad Mordekhay
đang là một khu định cư trù phú của khoảng 700 người dân. Họ bất chấp
đất đai cằn cỗi, ngày đêm chăm bón cho hơn hàng chục héc ta cây ăn trái,
rau củ. Đó là chưa kể đến đàn bò sữa hơn 1.000 con, trang trại mật ong,
nuôi gà lấy thịt…
Ngay chỗ Pelleg đứng, một
cánh đồng bông bát ngát vẫn phát triển xanh tốt giữa mặt đất đang nứt ra
vì nắng nóng. Để làm được điều đó, nếu trong quá khứ người Israel từng “xẻ đôi biển Đỏ” thì nay họ đang “xẻ đôi cát sỏi” để cây xanh phát triển.
|
Tại Yad Mordekhay, một
trung tâm xử lý, tái chế nước hiện đại được xây dựng, do một công ty
Israel là Aqwise cung cấp công nghệ, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho cả
khu định cư này. Kibbutz Yad Mordekhay còn lắp đặt một hệ thống ống dẫn
để đưa nước đến cho từng gốc cây.
Phải nói rằng, Israel đã
phát triển một mạng lưới xử lý, cung cấp nước hoàn hảo khi đâu đâu trên
đất nước này người ta cũng dễ dàng nhìn thấy các ống dẫn nước đưa đến
từng gốc cây, theo một lưu lượng phù hợp để đảm bảo xanh tốt. Thậm chí,
những bụi cỏ trên các xa lộ dài hàng chục km cũng được tưới tiêu giống
như thế.
Đó chính là cách mà người
Israel đang tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho nông nghiệp dù chẳng nhận
được sự ưu đãi nào từ thiên nhiên. Nhờ vậy, dù chỉ 2% trong tổng số 3,3
triệu lao động (tổng dân số xấp xỉ 8 triệu người) tham gia nông nghiệp
nhưng tạo ra giá trị hằng năm vượt mốc 4 tỉ USD. Trong đó, 270 kibbutz
đóng góp khoảng 1,7 tỉ USD cho nông nghiệp.
Bất ngờ hơn, không chỉ giới
hạn trong trồng trọt chăn nuôi, các khu định cư còn tạo ra sản lượng
công nghiệp hằng năm lên đến 8 tỉ USD. Tại các kibbutz, bên cạnh những
trang trại còn có nhiều công ty nổi tiếng khắp thế giới. Điển hình như
Công ty Netafim, ở khu định cư Hatzerim, đang hoạt động trên 150 nước,
doanh thu hằng năm không dưới 300 triệu USD.
3 Những
điều đó nằm trong một chuỗi liên tục các bất ngờ khiến những ai lần đầu
đặt chân đến Israel đều phải ngạc nhiên. Dẫu biết rằng, những xung đột
quân sự hầu hết chỉ diễn ra ở khu Bờ Tây hay Dải Gaza chứ hiếm khi ảnh
hưởng đến Tel Aviv.
Đào núi xây khu dân cư |
Thế nhưng, người ta vẫn
không khỏi ngạc nhiên khi hiếm gặp một cảnh sát nào, chứ đừng nói đến
binh sĩ, trên suốt tuyến đường dài hàng chục km từ sân bay Ben Gurion về
đến trung tâm Tel Aviv nằm êm ả bên bờ Địa Trung Hải. Ngày ngày, ngay
bến tàu sát bờ biển ở trung tâm Tel Aviv, quán xá hoạt động xôm tụ thâu
đêm suốt sáng.
|
Chẳng có dấu hiệu nào về những lớp an ninh ở Tel
Aviv, thành phố lớn nhất của đất nước Israel đang tồn tại giữa bao quốc
gia thù địch. Thậm chí, tại Jerusalem, một nơi mà nhiều bên đang tranh
giành, người viết cũng chỉ bắt gặp vài cảnh sát trong suốt buổi chiều
dạo phố.
Ngay cả tại nơi xử lý nước
chính của Mekorot, công ty cấp nước quốc gia Israel, không có bất cứ một
nhân viên an ninh nào hiện diện.
Thắc mắc này khiến tôi phải
buột miệng hỏi vị lãnh đạo của Mekorot rằng: “Một nơi quan trọng thế
này nhưng tôi không thấy nhân viên an ninh nào?”. Đáp lại, tôi chỉ được
nhận một nụ cười khó hiểu.
Sự khó hiểu đến thán phục
còn trỗi lên khi người ta tận mắt chứng kiến người Do Thái xẻ núi, đào
đá để xây dựng những khu định cư trù phú, những xa lộ hơn 10 làn xe kéo
dài cả trăm km ở Israel.
Thế nhưng, dường như đất
nước này vẫn còn hừng hực khí thế phát triển khi tại Tel Aviv lẫn
Jerusalem, các công trình vẫn đang ngày đêm hoạt động để hình thành nên
những tòa nhà cao chót vót. Tất cả ghi lại trong lịch sử thế giới về một
kỳ tích mới mà người Do Thái đang tạo ra bên bờ Địa Trung Hải.
Phượt ký của Ngô Minh Trí
(*) Golda Meir (1898 - 1978) làm Thủ tướng Israel từ năm 1969 - 1974
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét